(CLO) Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp với Báo Đại Đoàn Kết, Báo Sài Gòn Giải Phóng, Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh tổ chức sự kiện “Trưng bày và ra mắt phim Giải phóng - Tờ báo trên tuyến lửa”.
Tờ báo đặc biệt của lịch sử báo chí cách mạnh Việt Nam
Báo Giải phóng, trực thuộc cơ quan Trung ương của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, ra đời để cổ vũ tinh thần chiến đấu của đồng bào miền Nam và cả nước, đồng thời giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ và đúng cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Tổng biên tập đầu tiên của báo Giải phóng là nhà báo Trần Phong (Kỳ Phương), nguyên Tổng biên tập báo Cứu Quốc, một cán bộ miền Nam tập kết được điều trở lại chiến trường bằng đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.
Sau đó hai nhà báo của báo Cứu Quốc là Tống Đức Thắng (Trần Tâm Trí) và Thái Duy (Trần Đình Vân) hành quân theo đường Trường Sơn vào tới vùng căn cứ Tây Ninh để tham gia làm báo Giải Phóng ngay từ thời kỳ đầu. Những năm sau, lần lượt đến với Báo Giải phóng là những nhà báo từ mọi miền đất nước. Cùng với họ, các thủ lĩnh báo Giải Phóng tiếp theo như: Nhà báo Thép Mới, Bùi Kinh Lăng, Nguyễn Huy Khánh, qua các giai đoạn khác nhau của cách mạng miền Nam đã làm nên lịch sử đặc biệt của một tờ báo vô cùng gian khổ và vinh quang trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc.
Trong cuộc đối đầu với công nghệ thông tin hiện đại của phương Tây và Sài gòn, cùng với Thông tấn xã và Đài phát thanh giải phóng, báo Quân Giải phóng, tờ báo in trong rừng mang tên Giải Phóng đã kiên cường trụ vững để cất lên tiếng nói về cuộc chiến đấu chính nghĩa chống giặc ngoại xâm của nhân dân miền Nam.
Dựa vào những tư liệu, hình ảnh, hiện vật mà Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã thu thập được, cùng với những tư liệu, ghi chép, ký ức của những người trong cuộc, bộ phim đã kể với chúng ta nhiều câu chuyện thú vị về sự khốc liệt, sự hy sinh mất mát ở chiến trường, cuộc sống gian khổ ở nơi mà mỗi nhà báo đều là chiến sỹ. Trong 12 năm cầm bút và cầm súng, những người làm báo Giải Phóng đã cho ra đời 375 số báo trong 10 năm kháng chiến và 412 số Nhật báo Giải Phóng tại Sài gòn cho đến ngày tờ báo hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình.
Đối với Bộ phim “Giải phóng - Tờ báo trên tuyến lửa”, đây là bộ phim đã hoàn thành đúng dịp chào mừng Đại hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025); Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam; Kỷ niệm 56 năm Báo Giải Phóng ra số đầu (20/12/1964 – 20/12/2020). Phim có nhiều tư liệu và sự kiện được công bố lần đầu. Gồm những mốc son lịch sử ra đời của tờ Giải Phóng và hoạt động của tờ báo trên khắp các chiến trường, qua các giai đoạn lịch sử của cách mạng miền Nam và cả nước.
Một bộ phim tư liệu đầu tiên về báo Giải phóng được thực hiện, là kết quả của sự gặp gỡ của Bảo tàng Báo chí Việt Nam và những nhà báo, nhà làm phim với tâm huyết và trách nhiệm đối với lịch sử đất nước, dân tộc, trong đó có lịch sử báo chí Việt Nam.
“Không ai, không điều gì bị quên lãng”, bằng những ký ức được tập hợp, lưu giữ và khai thác của chính những người trong cuộc, “Giải phóng - Tờ báo trên tuyến lửa” bước đầu đã kể được với công chúng hôm nay câu chuyện về một tờ báo làm nhiệm vụ đấu tranh thống nhất nước nhà và đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình hơn 40 năm qua.
Phim còn nhằm phục vụ công chúng đến tham quan Bảo tàng Báo chí Việt Nam, phục vụ các nhà nghiên cứu lịch sử và sinh viên báo chí trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu về lịch sử báo chí Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ và những năm đầu sau khi đất nước được thống nhất.
Làm nên những chiến công đầy tự hào của những người làm báo cách mạng
Báo Giải phóng ra đời từ năm 1964, trong đó có tờ báo đầu tiên ra đời ngày 20/12/1964 là ngày thành lập của Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam. Những tờ báo đầu tiên đó đến nay đã không còn nữa do những trận bom Mỹ - Ngụy tàn phá. Hiện nay ở các thư viện, các trung tâm lưu trữ có được những tờ báo từ năm 1969 cho đến năm 1977. Bảo tàng Báo chí Việt Nam hiện nay là nơi có nhiều tờ báo giải phóng nhất, có hơn 500 tờ, những tờ báo trước năm 1969 chỉ có một số bản in, một số bản cắt dán.
Phát biểu tại buổi trưng bày nhà báo Trần Kim Hoa – Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam cho biết: Những cán bộ phóng viên Báo Giải phóng là biểu tượng của những nhà báo chiến trường. Bảo tàng Báo chí Việt Nam vinh dự được tổ chức sự kiện này để tri ân về những người làm nên một tờ báo có nhiều đóng góp to lớn trong chiến tranh chống Mỹ.
“Buổi trưng bày còn nhằm tôn vinh những nhà báo đặt dấu chân đầu tiên, những nhà báo chiến sỹ đi những bước chân đầu tiên của mình trên cánh rừng Tây Ninh, những khu vực biên giới Campuchia. Tờ báo ra đời trong rừng nhưng lại đến được với bạn bè năm châu. Đây còn là dịp để công chúng biết thêm về những cán bộ phóng viên của báo trước đây đã xông xáo ở khắp các chiến trường miền Nam, tên tuổi các nhà báo không chỉ vang xa trong nước mà còn ở nước ngoài. Nhưng đến nay ít thế hệ trẻ có cơ hội được biết đến”, nhà báo Trần Kim Hoa chia sẻ.
Nhà báo Trần Kim Hoa cho biết thêm: Ngoài những bài báo, Bảo tàng còn tiếp nhận các tư liệu hiện vật quý, hiện nay được các nhà báo trao cho bảo tàng quản lý và khai thác giá trị. Buổi trưng bày chuyên đề là dịp để tái hiện lại phần nào hình ảnh, những tác phẩm, những gương mặt báo chí gắn liền với tờ báo của Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam những năm 1960 – 1970.
Phát biểu tại buổi trưng bày, Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN Hồ Quang Lợi cho biết: “Buổi trưng bày có những hình ảnh, những bộ phim tài liệu đã cho chúng ta cảm xúc đặc biệt về một tờ báo rất đặc biệt của lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam. Tờ báo ra đời trong khói lửa chiến tranh, đã làm nên những chiến công tự hào của những người làm báo cách mạng. Chúng ta được gặp lại những con người bằng xương bằng thịt, những người đã làm nên tờ báo”.
Đặc biệt hôm nay có nhà báo Thái Duy (Trần Đình Vân) là một nhà báo lão thành, một tấm gương lao động mẫu mực đối với các thế hệ người làm báo ngày hôm nay. Nhà báo Kim Toàn cũng là cây bút đặc biệt, ông đã xuất bản nhiều cuốn sách có sức lan tỏa lớn, cảm động…và nhiều nhà báo xuất sắc khác.
Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN Hồ Quang Lợi khẳng định: Để làm nên tờ báo đã có nhiều nhà báo nối tiếp với các thế hệ khác nhau, trong 12 năm những nhà báo vừa cầm súng vừa cầm bút, đã làm nên 375 số báo trong chiến tranh và 412 số báo trong hòa bình. Đó là những số báo thể hiện tinh thần chiến đấu của người làm báo cách mạng Việt Nam. Thể hiện sự dấn thân, tinh thần cống hiến rất đáng tự hào. Qua những thước phim được công bố chúng ta biết thêm những nhà báo đã sống và làm việc ra sao.
Nhà báo Hồ Quang Lợi chia sẻ: “Buổi trưng bày ngày hôm nay là một hoạt động ý nghĩa để chúng ta tiến tới kỷ niệm dịp chào mừng Đại hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025); Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam; Kỷ niệm 56 năm Báo Giải Phóng ra số đầu (20/12/1964 – 20/12/2020)… hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI. Đây là một sự kiện đặc biệt của giới báo chí, ở đó chúng ta cũng sẽ nhắc lại và tôn vinh các thế hệ người làm báo, trong đó có những nhà báo làm báo Giải phóng”.
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN cũng đề nghị Bảo tàng Báo chí Việt Nam tiếp tục sưu tầm những tư liệu quý giá về báo Giải phóng để trưng bày đến công chúng và lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam cũng sẽ tiếp tục tôn vinh báo Giải phóng.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.
(CLO) Ngày 21/11, Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Quảng Bình lần thứ VI-năm 2024 tổ chức lễ tổng kết, trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.
(CLO) Ngày 20/11 tại trụ sở Thông tấn xã Pathet Lào ở thủ đô Vientiane, đoàn đại biểu TTXVN do Tổng Giám đốc Vũ Việt Trang làm trưởng đoàn và đoàn đại biểu KPL do Tổng Giám đốc Vannasin Simmavong làm trưởng đoàn đã tiến hành hội đàm.
(CLO) Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải tại Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị 16/2004 của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh công tác phát triển Đảng và đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong hệ thống báo chí, xuất bản TP tổ chức vào ngày 20/11.