Bao giờ mới hết dự án bỏ hoang?

Thứ năm, 06/06/2019 09:45 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hiện nay có không ít dự án, khu đất đang bị bỏ hoang trên cả nước. Thực trạng này không chỉ gây ra bức xúc trong dư luận mà còn trực tiếp gây nên những thiệt hại lớn đến sự phát triển về kinh tế, xã hội.

Còn nhiều dự án bỏ hoang

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội, toàn thành phố có 161 dự án có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai. Các địa phương có nhiều dự án chậm triển khai gồm huyện Hoài Đức (51 dự án), huyện Mê Linh (50 dự án), quận Nam Từ Liêm (48 dự án), quận Hoàng Mai (25 dự án), Bắc Từ Liêm (23 dự án)… Trong đó, có 76 dự án chậm triển khai từ 5 đến hơn 10 năm. Cũng theo Sở TN&MT TP. Hồ Chí Minh thống kê, hiện trên địa bàn thành phố có tổng cộng 180 dự án không thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2015 – 2018 của các quận, huyện, hiện chưa triển khai để hoang hóa nhiều năm với tổng diện tích lên đến 812,9 ha. Tương tự như vậy, tại Đà Nẵng, hiện có khoảng gần 15.000 lô đất tái định cư chưa bố trí, số lô đất trống (chưa xây dựng nhà ở) vẫn còn số lượng rất lớn, hơn 100ha đất nông nghiệp mất khả năng sản xuất.

Cần xử lý dứt điểm các dự án bị bỏ hoang.

Cần xử lý dứt điểm các dự án bị bỏ hoang.

Theo ông Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất để hoang hóa là do chúng ta lựa chọn chủ đầu tư (CĐT) thiếu năng lực cho nên khi triển khai thực hiện dự án không được như mong muốn. Bên cạnh đó, mối liên hệ giữa phê duyệt dự án với thực hiện kiểm tra tiến độ trong quy hoạch hiện nay còn thiếu chặt chẽ, có những đợt thanh tra kiểm tra nhưng thiếu sự quyết liệt trong giám sát thực hiện dự án. Ngoài các nguyên nhân trên, một nguyên nhân nữa cũng không thiếu phần quan trọng là việc chưa đồng bộ trong hệ thống thể chế quản lý hiện nay, dẫn đến hiện tượng lãng phí đất.

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Tổng Thư ký Hội môi giới Bất động sản (BĐS) Việt Nam, cho biết, nhiều dự án hiện nay đã hoàn thiện đầy đủ giấy tờ cho đến giải phóng mặt bằng (GPMB) sau đó lại không triển khai được. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế, thị trường đóng băng, nhiều chủ đầu tư án binh bất động vì càng làm sẽ không tiêu thụ được sản phẩm… Hay vấn đề về quy hoạch, đơn cử như quá trình sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, nhiều dự án tạm dừng lại để rà soát, khớp nối quy hoạch giữa 2 khu vực này cho đến nay vẫn chưa thể triển khai. Theo các chuyên gia, tình trạng đất bỏ hoang gây lãng phí như hiện nay một phần nguyên nhân lại nằm ở việc quản lý quy hoạch của các nhà chức trách.

Ông Đào Ngọc Nghiêm cho biết, những tồn tại trong đó thấy rõ rệt nhất là quản lý đất theo thẩm quyền mà thành phố giao cho các CĐT, các dự án để phát triển đô thị thì hiện nay chúng ta quản lý còn chưa chặt chẽ, việc sử dụng đất chưa đảm bảo mục tiêu xác định trong dự án. Thứ 2 là vượt quá kế hoạch khai thác sử dụng đất, tức là để đất hoang hóa và đây là hiện tượng có nhiều. Việc chậm trễ này sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế và tác động đến đời sống người dân, bởi các dự án khi được giao đất thì đều thực hiện công tác GPMB nhưng khi GPMB mà không khai thác sử dụng thì để đất đấy là lãng phí, gây ra hệ quả rất lớn.

Đến khi nào mới hết dự án bỏ hoang?

Trước những hệ lụy không nhỏ từ việc bỏ hoang các dự án nhiều năm trên địa bàn cả nước, giải pháp căn cơ để xử lý tình trạng này có lẽ nằm ở ngay khâu lựa chọn chủ đầu tư và quá trình quản lý chặt chẽ từ phía các cơ quan có thẩm quyền. Theo ông Trương Anh Tuấn - Giám đốc Công ty Luật Trường Sơn: Để thực hiện dự án nhanh có hiệu quả cần chọn những chủ đầu tư có năng lực… Và khi đã tham gia thì cần có quy định rõ ràng, thực hiện có tiến độ, thời gian và nếu không thực hiện được thì phải phạt, bởi nó ảnh hưởng đến hệ quả cả xã hội,  ngoài ra cần có sự sát sao hơn của cơ quan Nhà nước.

Đồng quan điểm với ông Tuấn, ông Nghiêm cho biết thêm: Giữa quy hoạch, dự án với công tác kế hoạch phải có rà soát chặt chẽ hơn nữa, hay nói cách khác là công tác kiểm tra, thanh tra và quản lý xây dựng theo quy hoạch… Đây là một việc rất khó, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các ban ngành, đặc biệt là những Sở liên quan phải thống nhất lại với nhau. Quỹ đất chưa được khai thác một cách đồng bộ theo như quy hoạch, hay những quỹ đất để hoang hóa sẽ làm giảm các nguồn thu của Nhà nước, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội.

Các dự án không được triển khai đồng nghĩa với việc hạ tầng cơ sở bị đình trệ, áp lực về nhà ở tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh dự án, mất mỹ quan đô thị và làm giảm đi hiệu quả từ các chủ trương và đặc biệt là sẽ tác động không nhỏ đến thị trường BĐS.

Đã nhiều lần Chính phủ ra chỉ thị, các thành phố quyết tâm xử lý những dự án bỏ hoang nhưng dường như rất khó để thực hiện điều đó. Bài toán nào để xử lý dứt điểm các dự án bỏ hoang đang là một câu hỏi khó và cần đến các cơ quan chức năng giải đáp.

Quỳnh Chi

Tin khác

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

(NB&CL) “Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời gian qua.

Bất động sản
Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

(CLO) Bộ Xây dựng cũng đi kiểm tra tại một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.

Bất động sản
GS6 The Miami ghi điểm tuyệt đối với “tiện ích tầng không” độc bản phía Tây Hà Nội

GS6 The Miami ghi điểm tuyệt đối với “tiện ích tầng không” độc bản phía Tây Hà Nội

(CLO) Được phát triển theo xu hướng đề cao tính cá nhân hóa và duy nhất, “tiện ích tầng không” thời thượng với tầm view khoáng đạt của GS6 The Miami (Vinhomes Smart City, Hà Nội) mang đến những trải nghiệm nâng tầm cho giới tinh hoa.

Bất động sản
Nhu cầu nhà ở tại TP HCM : cung giảm, cầu tăng

Nhu cầu nhà ở tại TP HCM : cung giảm, cầu tăng

(CLO) Với nhu cầu nhà ở ngày một tăng, nguồn cung tại chỗ và 3 tỉnh lân cận vẫn không thể đáp ứng được lực cầu của TP HCM. Điều đó cũng dẫn đến nhiều sản phẩm thị trường tỉnh đều đang nhắm đến nhu cầu khách hàng của TP HCM.

Bất động sản
3 bộ luật nào sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian tới?

3 bộ luật nào sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian tới?

(CLO) Theo ông Nguyễn Văn Đính, 3 luật có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất tới thị trường bất động sản thời gian tới là Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh Bất động sản 2023.

Bất động sản