Bảo hiểm y tế: Gánh nặng không phải của riêng ai

Thứ sáu, 11/09/2015 22:46 PM - 0 Trả lời

Bắt đầu từ năm nay, các em học sinh, sinh viên sẽ phải đóng phí BHYT hơn 1,5 % so với năm ngoái. Tức là bắt đầu từ năm học 2015-2016, phí BHYT của học sinh sinh viên sẽ là 4,5% so với mức lương cơ bản.

(CLO) - Bắt đầu từ năm nay, các em học sinh, sinh viên sẽ phải đóng phí bảo hiểm y tế (BHYT) hơn 1,5 % so với năm ngoái. Tức là bắt đầu từ năm học 2015-2016, phí BHYT của học sinh, sinh viên sẽ là 4,5% so với mức lương cơ bản.

Theo Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi bổ sung thì năm học 2015-2016 phí đóng bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên sẽ tăng lên 4,5% so với lương cơ sở. Học sinh, sinh viên được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% phí mua bảo hiểm, 70% còn lại phải tự chi trả nên mức đóng trong 12 tháng sẽ là 434.700 đồng.

Hơn nữa bắt đầu từ năm nay, các trường đều ra thông báo: BHYT phải đóng 15 tháng chứ không phải 12 tháng như trước. Tức là ngoài khoản tiền 434.700 đồng phải đóng cho 12 tháng, học sinh, sinh viên sẽ phải đóng thêm 3 tháng với số tiền 108.675 đồng, tổng của 15 tháng là 543.375 đồng.

[caption id="attachment_43645" align="aligncenter" width="450"]bhyt BHYT năm nay tăng 1,5 lần so với năm ngoái[/caption]

Lý giải cho việc này, đại diện của Bộ Y tế cho biết: “Trước đây, thẻ bảo hiểm của học sinh, sinh viên được cấp vào đầu năm học (tháng 9 hàng năm) và cũng hết hạn vào thời gian trên, nên để đồng bộ hóa thời gian được cấp bảo hiểm của học sinh, sinh viên”.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam sẽ triển khai thu thêm 3 tháng bảo hiểm y tế đối với nhóm học sinh, sinh viên. Thời hạn bảo hiểm ghi trên thẻ sẽ theo năm tài chính (từ ngày 1/1 đến 31/12 của năm). Đại diện Bộ Y tế cho biết thêm: “Việc tăng thêm 1,5% phí bảo hiểm là không cao khi học sinh sinh viên vẫn được bảo hiểm y tế chi trả 80% và đồng chi trả 20% chi phí khi đi khám, chữa bệnh. Nâng mức đóng bảo hiểm y tế là tiền đề cho việc tăng chất lượng khám, chữa bệnh”.

Cùng với việc tăng phí, học sinh, sinh viên sẽ nằm trong nhóm đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế. Theo đó, bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên là loại hình bắt buộc phải thu ngay từ đầu năm học.

Cô Thu Hương, giáo viên chủ nhiệm của một lớp trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) chia sẻ: “Đầu năm học cả giáo viên và phụ huynh đều rất mệt mỏi. Phụ huynh học sinh thì phải nộp nhiều khoản nên đối với việc mua BHYT rất khó khăn. Tuy nhiên đây lại là bắt buộc nên giáo viên như chúng tôi phải vận động rất nhiều. Chưa kẻ năm nay tiền BHYT lại tăng cao chưa từng có nên giữa giáo viên và phụ huynh rất khó khăn để đưa ra tiếng nói chung trong việc thu phí bảo hiểm này.”

[caption id="attachment_43646" align="aligncenter" width="640"]anh6_2 Hình thức đóng 15 tháng BHYT khiến cả người thu và người nộp phải đau đầu.[/caption]

Đóng BHYT rõ ràng là một việc làm đúng nhưng việc thu 1 lúc 15 tháng thì không phải gia đình nào cũng có điều kiện để nộp đủ. Theo như bạn Phạm Lan Phương sinh viên mới nhập trường thì việc đóng BHYT rõ ràng là một gánh nặng: “gia đình em ở quê không có ai nộp bảo hiểm cả vì chẳng mấy khi ốm đau. Tiền học phí của em đã khiến bố mẹ phiền lắm rồi, lại còn BHYT bằng cả nửa tháng tiền nhà thì quả thật em cũng không muốn đóng”.

Bác Nguyễn Văn Mạnh (quê Hà Nam, có 2 con học đại học ở Hà Nội) phản ánh: “Nhà tôi làm ruộng, chăn nuôi, một tháng chẳng kiếm được bao nhiêu. Riêng tiền học phí cho con đã là gánh nặng rồi chứ đừng nói là tiền bảo hiểm nữa. Mà người nhà quê khỏe như trâu, một năm chỉ ốm vặt có một, hai lần mà bắt đóng bảo hiểm y tế một lúc nhiều như thế thì lấy đâu ra tiền.”

Để tháo gỡ khó khăn cho các hộ gia đình có kinh tế eo hẹp vừa phải đóng mức phí tăng vừa phải đóng thêm 3 tháng bảo hiểm y tế khi con em họ bước vào năm học mới, Bảo hiểm Xã hội đã có cuộc họp với Sở Giáo dục Đào tạo thành phố bàn phương án. Theo đó, hai giải pháp mở đã được thống nhất, một là: với những học sinh, sinh viên gia đình đủ điều kiện có thể đóng cùng lúc 15 tháng; hai là: những gia đình điều kiện kinh tế khó khăn chỉ phải đóng trước 6 tháng, sau đó sẽ đóng tiếp 9 tháng còn lại.

Quỳnh My

Tin khác

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra
Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

(CLO) Công ty CP Tập đoàn Thuận An là nhà thầu quen thuộc với nhiều công trình xây dựng trên cả nước, riêng tại Hà Nội nhà thầu này góp mặt tại 5 gói thầu, với tổng giá trị 778,372,534,000 VND.

Điều tra
Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

(CLO) Mặc dù đang nợ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Công ty TNHH xây dựng và TM Lam Sơn vẫn được UBND thị xã Nghi Sơn phê duyệt trúng gói thầu trị giá gần trăm tỷ đồng.

Điều tra
Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

(CLO) Thời gian gần đây, Công ty TNHH Tuấn Ân Hà Nội đã trúng hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng ở hầu hết các Công ty Điện lực trên địa bàn TP. Hà Nội.

Điều tra
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Điều tra