Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM: Đìu hiu trong cảnh “chợ chiều”!

Thứ năm, 28/09/2017 07:00 AM - 0 Trả lời

Có một thực tế rất đáng buồn là Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM hiện đang lâm vào cảnh “thừa thãi” không gian trống, nhưng lại rất “thiếu thốn” không gian nghệ thuật. Và cũng đáng buồn khi rất ít người biết rằng đây là nơi đang trưng bày những bảo vật quốc gia để đến thưởng lãm.

Sự kiện: Mỹ thuật

(NB&CL) Có một thực tế rất đáng buồn là Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM hiện đang lâm vào cảnh “thừa thãi” không gian trống, nhưng lại rất “thiếu thốn” không gian nghệ thuật. Và cũng đáng buồn khi rất ít người biết rằng đây là nơi đang trưng bày những bảo vật quốc gia để đến thưởng lãm. Bao gồm 3 tòa nhà lớn được thừa hưởng kiến trúc độc đáo kết hợp cả phương Tây lẫn văn hóa Á Đông, với rất nhiều không gian trưng bày, triển lãm, nhưng Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM sau 30 năm xây dựng, phát triển (1987-2017) vẫn chưa phát huy được đúng chức năng đứng đầu trong khu vực phía Nam về triển lãm, trưng bày tác phẩm mỹ thuật, chưa tạo ra được những giá trị nghệ thuật hoàn mỹ đúng tầm cỡ; chưa có được sàn giao dịch nghệ thuật một cách chính đáng, mặc dù thị trường mỹ thuật vẫn đang diễn ra càng lúc càng sôi động. Bỏ phí nhiều giá trị Không phủ nhận thành tựu 30 năm xây dựng, phát triển và dấu ấn để lại trong đời sống mỹ thuật đương đại của Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM nhưng vẫn còn đó khoảng cách khá lớn về quan hệ giữa cộng đồng, công chúng với hoạt động của bảo tàng này. Nghệ sĩ muốn thuê không gian trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM phải trả một khoản tiền không hề nhỏ nhưng mỗi ngày triển lãm trôi qua hầu như chỉ làm cho người thuê và cả người thu tiền cùng đau xót vì khách chủ yếu chỉ là bạn bè, người thân của nghệ sĩ có tác phẩm triển lãm tới thăm hỏi, chúc mừng. Thật ra, đối tượng chính mà các triển lãm cần thu hút là công chúng và những người có thể bỏ tiền mua tác phẩm để tạo nên giao dịch trên “thị trường nghệ thuật” non yếu và sơ khai của Việt Nam thì cứ bị “bỏ quên” ở đây vì cái khó bó cái khôn. [caption id="attachment_185766" align="aligncenter" width="2637"]Báo Công luận Anh bộ đội cụ Hồ và nhân dân của danh họa Mai Văn Hiến.[/caption] Là nơi tập hợp nhiều nghệ sĩ hàng đầu trong lĩnh vực mỹ thuật nhưng mong muốn tạo ra sàn giao dịch nghệ thuật kiểu như phiên chợ nghệ thuật hoặc sàn đấu giá nghệ thuật… đối với bảo tàng còn vấp phải quá nhiều khó khăn vì lý do không có chức năng kinh doanh mà chỉ là nơi lưu giữ, trưng bày, triển lãm. Rất ít người biết Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đang lưu giữ bảo vật quốc gia - bức tranh sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí, có kích cỡ cực lớn, lên tới 5,4m x 2m, được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013. Ngoài ra, tại bảo tàng này còn lưu giữ rất nhiều tác phẩm quý, hiếm, độc đáo như bộ sưu tập lên tới cả trăm bức phác thảo tài hoa của danh họa Nguyễn Gia Trí, nhiều tác phẩm của các họa sĩ thời kỳ đầu của nền mỹ thuật Đông Dương, bộ sưu tập di vật điêu khắc cổ, các tác phẩm mỹ thuật kháng chiến, bộ sưu tập nhiều tác phẩm của nhà điêu khắc Diệp Minh Châu, họa sĩ Lê Thị Kim Bạch, Ủ Văn An… Đến thăm bảo tàng, bất cứ ai có tâm với mỹ thuật cũng sẽ cảm thấy tiếc vì cả một bộ sưu tập khổng lồ nằm yên dưới lớp bụi phủ, trong những căn phòng mờ tối, thưa vắng người tham quan, thưởng lãm. Trăn trở “lột xác” Hiện trạng bảo tàng với khu vực “mặt tiền” xấu xí, hàng rào lở lói, rong rêu, gạch sàn nhà triển lãm rạn nứt, nước đọng, chú thích của nhiều bức tượng, nhiều tác phẩm bong tróc vì quá cũ, khung tranh bất hợp lý, bục kệ xấu xí, kính bảo vệ thô sơ, mạng nhện giăng đầy… [caption id="attachment_185767" align="aligncenter" width="800"]Báo Công luận
Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM[/caption] Nhiều thế hệ lãnh đạo của bảo tàng này đã trăn trở và dồn sức, tận tâm với công tác bảo tàng. Nhưng cho đến hiện tại, nhìn vào Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM, ai cũng thấy rất cần phải có một cuộc “lột xác” mới mẻ, táo bạo. “Khâu trưng bày có nhiều mặt cần được chỉnh trang và đổi mới cho tương thích với tính chất lịch sử, lượng du khách ngày càng tăng, sự mở rộng nhiều mặt của hoạt động bảo tàng” - PGS Lê Xuân Diệm, nguyên Phó Viện trưởng Viện KHXH Vùng Nam Bộ, nhận định. Họa sĩ Hứa Thanh Bình, nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM, đề nghị: “Bảo tàng đã có thương hiệu rồi, nên năm nào cũng có vài chục cuộc triển lãm ở đây, vì thế rất cần phải hiện đại hóa công tác trưng bày, triển lãm”. [caption id="attachment_185769" align="aligncenter" width="540"]Báo Công luận Bảo vật quốc gia - Bức tranh quý "Vườn xuân Trung Nam Bắc" của danh họa Nguyễn Gia Trí được trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM.[/caption] Điêu khắc gia Bùi Hải Sơn chỉ ra rằng: “Bảo tàng Mỹ thuật TP .HCM hiện đang để phí không gian bên ngoài. Khuynh hướng của các bảo tàng hiện đại trên thế giới là tổ chức không gian mở, tạo nên những khu vườn, những công viên điêu khắc, vừa có tính chất mỹ thuật đương đại vừa dẫn dắt du khách bước vào không gian bên trong bảo tàng”. “Cần có nhiều hoạt động tương tác với công chúng hơn. Cần đẩy mạnh trung tâm phát triển cộng đồng để vừa làm phong phú hoạt động nghệ thuật vừa kéo công chúng tới gần bảo tàng và có yếu tố đào tạo công chúng để trình độ thưởng thức nghệ thuật được nâng cao” - nghệ sĩ Đinh Bằng Giang nói. “Các bảo tàng mỹ thuật trên thế giới hiện nay đều đã đi theo xu hướng sử dụng đa phương tiện để tái hiện lịch sử và hết sức chú trọng công tác phục dựng tác phẩm. Việc phát triển Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM trong tương lai dứt khoát phải giải quyết được mối quan hệ kinh tế - văn hóa và mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển” - thạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Kim Phiến (Phó Giám đốc nghiệp vụ Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM) khẳng định. [caption id="attachment_185768" align="aligncenter" width="800"]Báo Công luận Thanh niên thành đồng của danh họa Nguyễn Sáng[/caption] Họa sĩ Nguyễn Duy Nhựt - cán bộ chuyên môn Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM - cho biết: “Chúng tôi mong muốn Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM mạnh dạn đổi mới đột phá theo hướng trẻ trung, mạnh dạn hơn. Được biết mới đây, lãnh đạo bảo tàng đã trình lên lãnh đạo TP dự án cải tạo toàn bộ không gian của bảo tàng, dự án nhằm đưa Bảo tàng Mỹ thuật trở thành một điểm đến tuyệt vời cho du khách và những người yêu nghệ thuật”.❏  

Tuệ Minh       

Tin khác

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

(CLO) Theo dự kiến, Liên hoan Múa rối quốc tế năm 2024 sẽ diễn vào tháng 10 tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Đời sống văn hóa
Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

(CLO) Những ngày gần đây, người dân Thủ đô Hà Nội đi trên cầu đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật được nên ý tưởng từ "hầm thủy cung" đẹp lung linh, qua nghệ thuật sắp đặt ánh sáng.

Đời sống văn hóa
Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

(CLO) Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ khai mạc ngày 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, tại TP Cao Lãnh.

Đời sống văn hóa
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

(CLO) Sở GTVT Quảng Ninh đề nghị không cấp phép cho các tàu du lịch trên biển đón khách du lịch xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024, để bảo đảm an toàn.

Đời sống văn hóa
Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

(CLO) Bộ tem “Hà Nội 12 mùa hoa” ứng với 12 tháng trong năm với các loài hoa được phỏng theo lời bài hát "Hà Nội 12 mùa hoa" của nhạc sĩ Giáng Son.

Đời sống văn hóa