Báo Tết Với người Sài Thành

Chủ nhật, 26/01/2020 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đã từ lâu, báo Tết đã trở thành một thứ không thể thiếu trong những ngày Tết ở hầu hết các gia đình thị dân Sài Gòn. Trong phòng khách, dưới tán mai vàng rực rỡ, trên bàn trà tiếp khách là những tờ báo Tết được in ấn cẩn thận, sắc màu tươi mới được đặt trang trọng...

Dường như với người Sài Gòn, Tết không phải là tiết trời hay hoa mai, hoa cúc… mà chỉ khi nào những tờ báo Tết rực rỡ sắc màu bắt đầu xuất hiện trên các sạp báo trên phố mới thực sự làm cho người Sài Gòn cảm nhận được cái Tết, báo hiệu một mùa xuân mới đã về. Có lẽ vậy mà cứ năm hết Tết đến, dù sang hay nghèo, dù bận rộn đến mấy người Sài Gòn cũng phải mua cho mình và để tặng cho người vài tờ báo Tết. Ít thì một, hai tờ yêu thích, có hình ảnh màu sắc bắt mắt, nhiều thì năm bảy tờ, cũng có không ít gia đình gom đủ cả “bộ sưu tập” báo Tết của năm có mặt trên các sạp báo.

Sai_Gon_phong_vi_bao_xuan_xua__FINALCS301

Với góc nhìn của người làm báo có thâm niên tham gia thực hiện hơn 20 giai phẩm xuân, hiểu rõ tờ báo Tết có ý nghĩa như thế nào trong đời sống tinh thần của người Sài Gòn trong những ngày Tết, nhà báo Nguyễn Trường Giang - Phó Tổng biên tập báo Khoa Học Phổ Thông cho rằng, báo Tết mang đến cho bạn đọc không khí mùa xuân. Thấy tờ báo Tết, mọi người chợt nhận ra rằng mùa xuân đã đến, mọi buồn phiền đều sẽ qua để đón chào năm mới.

“Bản thân tôi là người viết báo, nhưng cũng là một bạn đọc của báo nhà cũng như nhiều báo bạn. Cứ mỗi lần cầm tờ báo xuân là lòng lại cảm thấy rạo rực, nôn nao một cảm giác lâng lâng khó tả, và thời gian như ngừng lại, mọi việc đang cuồn cuộn bỗng như ngưng đọng. Thay vào đó là cảm giác thanh thản, bình an và hạnh phúc” - nhà báo Nguyễn Trường Giang chia sẻ. 

Không biết bắt đầu từ bao giờ, báo Tết đã trở thành thứ không thể thiếu trong nhà ngày Tết. Trong phòng khách, bên cạnh hoa mai, hoa đào, người dân ở Sài Gòn còn đặt những tờ báo Tết đậm sắc xuân để tăng thêm không khí Tết cho ngôi nhà. Và chính sự hiện diện ở hầu hết các gia đình nên có lẽ báo Tết là thứ mà người Sài Gòn nâng niu nhiều nhất trong 3 ngày Tết. Nếu khách đến chúc Tết tranh thủ tìm báo xuân chỉ để lướt qua thì chủ nhà, trong lúc chờ khách đến chúc Tết đọc tỉ mẩn từng trang như để cảm nhận từng nét xuân trong đó.

Mặc dù trong thời đại đa phương tiện phát triển mạnh mẽ như hiện nay, báo Tết trở nên “lép vế” với nhiều yếu điểm, thế nhưng với người Sài Gòn thói quen mua báo Tết xưa nay vẫn không có nhiều thay đổi. Vì ngoài mục đích mua báo Tết để đọc trong thời gian thảnh thơi, nhàn rỗi nhất của những ngày đầu xuân, người Sài Gòn mua báo Tết còn để làm quà tặng, làm vật phẩm trang trí không thể thiếu để tăng thêm sắc xuân cho ngôi nhà… Và tất cả đã thành nét văn hóa đặc trưng chưa thể thay thế được của người Sài Gòn xưa nay.

Nhà báo Nguyễn Trường Giang - Phó TBT Báo Khoa học Phổ thông.

Nhà báo Nguyễn Trường Giang - Phó TBT Báo Khoa học Phổ thông.

Đặc biệt hơn, đã là báo Tết thì lúc nào nội dung vui vẻ, khí thế nhìn về tương lai tươi sáng, hình ảnh cũng rực sắc hoa mai, hoa cúc, thiếu nữ xuân thì… nên phần lớn người Sài Gòn có quan niệm rằng, tặng báo Tết như là mang mùa xuân, lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và may mắn trong năm mới đến với mọi người. So với nhiều món quà Tết khác, báo Tết là món quà xuân không nặng về giá trị vật chất nhưng đều được người tặng và người được tặng trân quý.

Đề cập đến những đổi thay trong thưởng thức báo Tết của người Sài Gòn, nhà báo Nguyễn Trường Giang cho rằng, cũng như bạn đọc ở nhiều địa phương khác, người Sài Gòn trước đây chỉ có một lựa chọn là báo giấy, số lượng bài có giới hạn trong khuôn khổ tờ báo. Nhưng ngày nay, họ có thêm nhiều lựa chọn với báo xuân điện tử, số lượng bài viết gần như không giới hạn, đọc mãi không hết!

Đổi thay là vậy nhưng với người Sài Gòn báo Tết dường như vẫn luôn được coi trọng, nâng niu như một nét văn hóa truyền thống trong mấy ngày Tết. Có lẽ, phần nào vì báo Tết từ lâu đã trở thành món quà Tết không thể thiếu trong những ngày xuân mới. Và cũng có thể cầm, nắm và mở ra đọc dễ dàng, không cần phải có “mạng”, không cần phải chờ “khởi động” hệ điều hành, phần mềm lướt web như trên các thiết bị điện tử. Đó là chưa kể “màn hình” của báo giấy to hơn rất nhiều so với màn hình điện thoại hay máy tính bảng.

Nhà báo Lưu Nhi Dũ (Báo Người Lao Động) chia sẻ thêm: “Đến nay tôi vẫn thích làm báo xuân theo kiểu hậu cổ điển. Tức là vừa hiện đại nhưng có nét cổ điển. Ước mơ của tôi vẫn là làm một tờ báo xuân xứng đáng là một giai phẩm, một ấn phẩm đẹp từ hình thức đến nội dung, với những bài viết chất lượng nhưng không nặng nề, chú trọng nhiều đến phần giải trí. Đó chính là một tờ báo xuân mà bạn đọc có thể vừa ăn Tết vừa thưởng thức nó”.

Nhà báo Lưu Nhi Dũ - Báo Người Lao Động.

Nhà báo Lưu Nhi Dũ - Báo Người Lao Động.

Theo nhà báo Lưu Nhi Dũ, các báo thời sự bây giờ mỗi khi tết đến ngoài báo Tết (báo giấy), còn có cả báo Tết online. Đây cũng là nét mới nhưng có lẽ với bạn đọc ở Sài Gòn vẫn thích khi Tết đến có một giai phẩm Xuân chất lượng trên tay để thư thái thưởng thức.

“Tôi nghĩ, dù bây giờ là thời kỳ thông tin đa phương tiện, báo Tết vẫn tồn tại, vẫn có đất sống nếu các thế hệ làm báo chăm chút cho chất lượng báo xuân. Báo Tết như một món ăn tinh thần nhân dịp xuân về, không thể thay thế được nên một giai phẩm xuân cần cái đẹp, chất lượng” - nhà báo Lưu Nhi Dũ chia sẻ.

Thanh Hải

Tin khác

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

(CLO) Trên cơ sở kết quả chấm của Ban sơ khảo và tờ trình của Hội Nhà báo tỉnh, ngày 23/4, Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV năm 2024 đã công nhận kết quả chấm của Ban giám khảo vòng sơ khảo đối với các tác phẩm, đồng ý đưa 65 tác phẩm có kết quả tốt vào chấm vòng chung khảo.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

(CLO) Ngày 23/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.

Nghề báo
Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

(CLO) Chiều 23/4 đã diễn ra lễ ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị thuộc khối thi cơ quan báo chí, bao gồm: Báo Sài Gòn Giải Phóng, HTV, VOH, Báo Người lao động, Báo Pháp luật TP.HCM, Báo Phụ nữ TP.HCM, Tạp chí Du lịch TP.HCM, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Khoa học Phổ thông.

Nghề báo
Nâng cao kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo

Nâng cao kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo

(CLO) Ngày 23/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo.

Nghề báo
Báo Quân đội nhân dân tổ chức chương trình Giao lưu 'Hành trình chinh phục bầu trời'

Báo Quân đội nhân dân tổ chức chương trình Giao lưu "Hành trình chinh phục bầu trời"

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Hành trình chinh phục bầu trời”. Chương trình nhằm chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày truyền thống của Đoàn Bay 919 thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (1/5/1959 - 1/5/2024).

Nghề báo