Bảo tồn giá trị văn hóa Cơ Tu

Thứ bảy, 25/11/2017 15:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Xác định tầm quan trọng của di sản văn hóa dân tộc, cũng như giữ gìn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Cơ Tu vùng thấp, năm 2016, UBND H. Hòa Vang (Đà Nẵng) đã tổ chức phục dựng lễ hội “Ăn thề kết nghĩa” và “Mừng lúa mới” cho người Cơ Tu 3 thôn Tà Lang, Giàn Bí (xã Hòa Bắc) và Phú Túc (xã Hòa Phú).

Báo Công luận
 Các già làng Cơ Tu H. Hòa Vang khấn vái tại lễ hội “Ăn thề kết nghĩa”.

Đây là những lễ hội truyền thống tiêu biểu trong đời sống tinh thần, biểu hiện sự khát vọng và niềm tin của người Cơ Tu đối với thế giới siêu nhiên. Hơn nữa, văn hóa Cơ Tu truyền thống luôn bám rễ vào núi rừng. Nếu bảo tồn tốt sẽ giảm thiểu phần lớn nạn phá rừng ở thượng nguồn.

Lễ hội “Ăn thề kết nghĩa” hội đủ những nét văn hóa truyền thống của cộng đồng người Cơ Tu trong việc đùm bọc thương yêu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau và được người Cơ Tu gìn giữ từ đời nay qua đời khác. Sau khi đến nhà Gươl kiểm tra mâm lễ vật gồm các món ăn truyền thống của người dân bản địa, các già làng mới cùng khấn vái: “Lạy trời cao, lạy đất rộng/ Lạy rừng núi, lạy sông suối/ Lạy hồn người Cơ Tu ở trên cao/ Lạy hồn người Cơ Tu ở dưới đất/ Xin về làng chứng kiến lòng thành của dân bản”. Sau lễ hội đó, hễ làng nào gặp phải khó khăn như: ốm đau, bệnh tật, nhà cháy, thiếu ăn... đều được cộng đồng chia sẻ, giúp đỡ. Đây là một sinh hoạt văn hóa độc đáo mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc được cộng đồng người Cơ Tu lưu giữ để phát huy trong cuộc sống mới hôm nay. 

Nếu lễ ăn thề kết nghĩa thường tổ chức trước sự kiện văn hóa, thể thao có sự góp mặt của cộng đồng thì lễ mừng lúa mới được tổ chức thường xuyên hằng năm sau mỗi đợt thu hoạch lúa mỗi làng. Với ý nghĩa tạ ơn thần linh đã mang đến một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu cho năm mới được mạnh khỏe, ấm no, lễ mừng lúa mới là dịp để dân làng tề tựu, cúng tế, cùng chia sẻ niềm vui được mùa... Cũng như ăn thề kết nghĩa, lễ mừng lúa mới được nhân dân dựng cây nêu và tổ chức đâm trâu. Cây nêu là trọng tâm của lễ hội, là cầu nối liên thông giữa thế giới thần linh với dân làng, cũng là nơi để gửi và nhận lễ vật hiến tế...

Già làng Đinh Văn Tú (thôn Phú Túc) cho biết: “Ngày nay, người Cơ Tu vùng thấp không còn nhiều nương rẫy, nên người dân chọn bất kỳ thời điểm nào phù hợp để mừng lúa mới miễn là sau đợt thu hoạch vụ lúa nước trong năm. Bên cạnh đó, tục đâm trâu hiện nay không còn thích hợp với xã hội tân tiến nên người dân cũng dần loại bỏ”... Văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu với những nét đẹp tinh túy, hội tụ nhiều yếu tố độc đáo của đồng bào vùng cao. Vì vậy, việc duy trì và phục dựng lại các lễ hội truyền thống là điều kiện cần, nếu kết hợp cả yếu tố nội sinh trong chính mỗi người dân Cơ Tu thì những giá trị ấy sẽ ngày càng lan tỏa, bén rễ ngay trong đời sống thường ngày.

Theo già làng Bùi Văn Cầm (thôn Giàn Bí), trước đây, nhiều lễ hội truyền thống của một tộc người với bề dày văn hóa đầy đặn trên nhiều phương diện còn được giữ vững, nhưng do tác động nhiều yếu tố khách quan nên một số lễ hội bị mai một dần. Trong lúc, những già làng lớn tuổi cố gắng bảo tồn, thì lớp trẻ lại không chịu kế thừa. Nếu sau này lớp người lớn tuổi khuất núi thì kho tàng văn hóa vốn ít ỏi của đồng bào Cơ Tu nơi đây lại thêm nguy cơ bị thất truyền. “Việc phục dựng lại các lễ hội “Ăn thề kết nghĩa”, “Mừng lúa mới” không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu mà còn tạo điều kiện cho thế hệ trẻ nơi đây tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm để làm giàu thêm các giá trị truyền thống của dân tộc mình.

Hiện nay, Hòa Vang đang xây dựng Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với bảo tồn văn hóa truyền thống người Cơ Tu” tại xã Hòa Bắc. Vì vậy, huyện sẽ tiếp tục mở rộng giao lưu với cộng đồng người Cơ Tu vùng cao Quảng Nam để làm giàu vốn văn hóa cho người Cơ Tu vùng thấp và thắt chặt mối quan hệ giữa các địa phương; đồng thời, xây dựng kế hoạch lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể như nói lý, hát lý, cồng chiêng, đan lát của dân tộc Cơ Tu. Đây cũng là hoạt động quảng bá vẻ đẹp và sự độc đáo của văn hóa người Cơ Tu hướng đến phát triển du lịch cộng đồng của TP, huyện trong thời gian đến” - Trưởng phòng VH-TT huyện Đỗ Thanh Tân xác nhận.

PV (theo CAĐN)

Tin khác

Khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”

Khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”

(CLO) Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng ngày 26/4, tại Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Tổng cục Hậu cần (TCHC) chỉ đạo Cục Chính trị phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức khai mạc, cắt băng khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Các Nghị quyết, chỉ đạo quan trọng của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng quyết định thắng lợi Điện Biên Phủ

Các Nghị quyết, chỉ đạo quan trọng của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng quyết định thắng lợi Điện Biên Phủ

Trong bối cảnh cuộc chiến Điện Biên Phủ đang dần bước vào những thời khắc quyết định, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã đưa ra các nghị quyết, chỉ đạo quan trọng mang tính định hướng cho Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.

Đời sống văn hóa
Du khách ấn tượng với 46 tác phẩm độc đáo tại Triển lãm 'Thăng Long hội tụ'

Du khách ấn tượng với 46 tác phẩm độc đáo tại Triển lãm "Thăng Long hội tụ"

(CLO) Nhân Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), ngày 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra khai mạc Triển lãm mỹ thuật mang tên "Thăng Long hội tụ" do các nghệ sĩ, họa sĩ tài hoa từ thị xã Sơn Tây và Hà Nội phối hợp tổ chức.

Đời sống văn hóa
Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

(CLO) Theo dự kiến, Liên hoan Múa rối quốc tế năm 2024 sẽ diễn vào tháng 10 tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Đời sống văn hóa
Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

(CLO) Những ngày gần đây, người dân Thủ đô Hà Nội đi trên cầu đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật được nên ý tưởng từ "hầm thủy cung" đẹp lung linh, qua nghệ thuật sắp đặt ánh sáng.

Đời sống văn hóa