Bất bình đẳng giới tính nhìn từ suy thoái do đại dịch Covid-19 gây ra

Thứ tư, 24/06/2020 16:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các cuộc suy thoái có xu hướng làm giảm sự bất bình đẳng giới tính. Nhưng, cuộc suy thoái liên quan tới dịch Covid-19 này thì không như vậy.

Các cuộc suy thoái có xu hướng làm giảm sự bất bình đẳng giới tính....

Các tiệm làm tóc thường không bị ảnh hưởng bởi suy thoái. Mọi người luôn cần cắt tóc. Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007 - 2009, số thợ làm tóc ở Mỹ thậm chí còn tăng lên.

Theo Sylvia, chủ một tiệm làm tóc nhỏ ở Amsterdam, Hà Lan, cuộc khủng hoảng đó rất khác so với cuộc khủng hoảng hiện tại. “Lệnh phong tỏa bất ngờ được thực hiện và chẳng có bước đệm nào cho tôi cả.”

Cô rất phấn khởi vì những người khách quen đã gọi đến khi cô mở cửa tiệm lại. Nén lại những giọt nước mắt trong lúc đang khử trùng chỗ ngồi của người khách, cô nói: “Nếu lệnh phong tỏa kéo dài thêm, tôi sẽ phải đóng cửa mất.”

Một tiệm làm tóc cho phụ nữ ở Amsterdam. Ảnh: AP

Một tiệm làm tóc cho phụ nữ ở Amsterdam. Ảnh: AP

Phụ nữ đã phải gánh chịu sự gián đoạn hoạt động kinh tế do đại dịch gây ra. Ở Mỹ, dù chiếm chưa tới một nửa lực lượng lao động nhưng phụ nữ chiếm 55% số người mất việc trong tháng Tư.

Theo Viện Nghiên cứu Tài chính (IFS), trong giai đoạn phong tỏa ở Anh, các bà mẹ có khả năng mất việc hoặc bỏ việc gấp 1,5 lần các ông bố.

Tình trạng không đồng đều này phản ánh thực tế là có nhiều phụ nữ làm việc trong các ngành dịch vụ đòi hỏi sự tương tác với mọi người hơn.

Nhưng khách sạn và cửa hàng đã đóng cửa, và công việc này thì không thể làm ở nhà. Nhà trẻ và trường học cũng đóng cửa, khiến một số phụ nữ phải nghỉ làm và số khác làm ít hơn, để có thời gian chăm sóc con cái.

Nếu tình trạng mất việc làm và năng suất lao động vẫn còn tiếp diễn, chúng có thể đảo ngược quá trình tiến tới bình đẳng giới ở nơi làm việc.

Bức tranh ngày nay rõ ràng trái ngược hoàn toàn với các cuộc suy thoái trong quá khứ. (xem biểu đồ).

Đàn ông thường bị ảnh hưởng tiêu cực hơn vì họ chiếm đa số trong các lĩnh vực như sản xuất và xây dựng, những ngành thường chịu ảnh hưởng xấu.

Matthias Doepke thuộc Đại học Northwestern và Michele Tertilt thuộc Đại học Mannheim ước tính rằng ba phần tư biến động thất nghiệp theo chu kỳ trong giai đoạn 1989 - 2014 là do đàn ông mất việc và kiếm được việc làm.

Ngược lại, phụ nữ lại đóng vai trò là nhân tố ổn định. Việc làm trong các ngành dịch vụ mà nữ giới chiếm đa số có xu hướng ít biến động hơn. Và những người vợ sẽ bắt đầu đi làm hoặc tăng ca khi chồng họ mất việc.

Biểu đồ cho thấy sự khác nhau giữa tỷ lệ thất nghiệp giữa đàn ông và phụ nữ tại Mỹ. Ảnh: The Economist

Báo Công luận

Mặc dù vậy, trong khoảng thời gian này, các ngành công nghiệp liên quan đến tương tác trực tiếp, ví dụ như dịch vụ nhà hàng - khách sạn, phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Ở Mỹ, ngành chăm sóc sức khỏe và giáo dục cũng không phải là ngoại lệ, với số phụ nữ mất việc gấp năm lần số đàn ông.

Theo một khảo sát do Nicholas Bloom và Robert Fletcher ở Đại học Stanford thực hiện, các công ty do phụ nữ điều hành cũng tập trung vào các lĩnh vực tiếp xúc với khách hàng, đó là lý do vì sao các nữ sáng lập doanh nghiệp nhỏ dễ dự đoán doanh số giảm do Covid-19 hơn nam giới.

Việc ảnh hưởng đến lĩnh vực “hồng” (lĩnh vực công việc chuyên dành cho phụ nữ) có tiếp diễn hay không phụ thuộc vào việc liệu khách hàng có quay trở lại sau khi các hạn chế được dỡ bỏ hay không.

Ví dụ, thay đổi cơ cấu có thể đồng nghĩa với việc có ít tiếp viên hàng không hoặc nhà tổ chức sự kiện hơn.

Việc sa thải tạm thời có thể trở thành vĩnh viễn do các công ty buộc phải phá sản.

Mặc dù vậy, chỉ phân biệt giới tính thôi thì không thể giải thích được vì sao phụ nữ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo nghiên cứu do Abi Adams-Prassl ở Đại học Oxford thực hiện, ngay cả khi phân biệt giới tính đã được kiểm soát, phụ nữ ở Anh có khả năng mất việc nhiều hơn 15% so với đàn ông và khả năng phải tạm nghỉ nhiều hơn 8%.

Với những giải thích khả thi bao gồm phân biệt đối xử, hoặc vì thiếu sót trong chăm sóc con cái, một số bà mẹ đã lựa chọn từ bỏ công việc của họ.

Phụ nữ có tay nghề cao ít có khả năng mất việc hơn những người có tay nghề thấp. Nhiều người vừa phải làm tại nhà vừa phải chăm sóc con cái.

Almudena Sevilla thuộc Đại học London và Sarah Smith thuộc Đại học Bristol nhận thấy rằng những gia đình có con nhỏ ở Anh đang phải làm thêm 40 giờ mỗi tuần với công việc chăm sóc và dạy học con cái. Trung bình các bà mẹ phải làm hai phần ba công việc này.

... nhưng điều này lại không đúng với suy thoái do Covid-19 gây ra

Claudia Goldin thuộc Đại học Harvard lo ngại rằng, việc dần dỡ bỏ lệnh phong tỏa có thể gây tổn hại nhất định cho sự nghiệp của phụ nữ.

Khi nơi làm việc hoạt động trở lại trước khi nhà trẻ hoàn toàn mở cửa, các cặp vợ chồng có thể buộc phải lựa chọn ai sẽ đi làm trở lại và ai sẽ chăm sóc con cái.

Trong khi đó, theo IFS, các bà mẹ làm việc ở nhà có thể bị gián đoạn nhiều hơn các ông bố 50%. Điều này hiển hiện kể cả khi phụ nữ là người có thu nhập cao hơn, có thể gây tổn hại đến lương bổng và thăng tiến trong sự nghiệp .

Cơ hội thăng tiến cho phụ nữ thường ít hơn đàn ông. Ảnh: Kathmandu

Cơ hội thăng tiến cho phụ nữ thường ít hơn đàn ông. Ảnh: Kathmandu

“Tôi sợ rằng chúng ta sẽ thấy ảnh hưởng trong hai đến ba năm nữa khi mà chênh lệch lương theo giới tính ngày càng lớn,” Vera Troeger ở Đại học Warwick cho biết.

Một số tạp chí báo cáo rằng bài đăng của phụ nữ trong đại dịch trở nên ít hơn; trong khi bài đăng của nam giới đến một số tạp chí lại tăng.

Ít nhất đại dịch đã làm cho công việc từ xa trở nên bình thường. Trước đại dịch, chỉ có 1/50 người Mỹ làm việc toàn thời gian tại nhà. Đến tháng Tư, hơn một phần ba đã làm việc tại nhà.

Ông Bloom cho biết “chúng ta sẽ không bao giờ trở lại thế giới cũ.” Điều đó có thể là tin tốt cho các bà mẹ - những người có xu hướng chọn công việc phù hợp với con cái của họ - sẽ có nhiều thời gian thoải mái hơn và đi làm gần hơn.

Nhưng người được lợi chủ yếu là các sinh viên mới tốt nghiệp đại học - công việc của họ có thể dễ dàng được thực hiện tại nhà hơn.

Những người phụ nữ có học vấn thấp lại không thể trông mong vào kiểu tia sáng cuối đường hầm này. Mất nguồn cầu lao động và cộng thêm nhiệm vụ chăm sóc con cái khiến triển vọng công việc của họ càng trở nên ảm đạm hơn.

Vân Trần

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế