Bắt buộc truy thu các cá nhân, doanh nghiệp trốn thuế để bổ sung ngân sách

Thứ ba, 21/09/2021 05:55 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, việc bổ sung thêm ngân sách là điều cần thiết, trong đó Chính phủ nên đẩy mạnh việc truy thu các cá nhân, doanh nghiệp trốn thuế để bù đắp cho ngân sách.

Cắt giảm 10% chi thường xuyên bổ sung vào ngân sách dự phòng

Mới đây, trong phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Hồ Đức Phớc, Bộ trường Bộ Tài chính cho biết: Ngân sách dự phòng trung ương năm nay với 17.500 tỷ đồng đã được chi hết, trong khi đó nhu cầu chi cho phòng chống dịch COVID-19 còn rất lớn.

Theo ông Hồ Đức Phớc, nguồn ngân sách dự phòng hiện nay đã hết, chứ không phải ngân sách Trung ương đã cạn tiền, hay trống rỗng như nhiều người hiểu lầm. Thực tế đến nay, thu ngân sách vẫn đạt 77% và thu năm nay vẫn vượt so với dự toán ngân sách Quốc hội giao.

bat buoc truy thu cac ca nhan doanh nghiep tron thue de bo sung ngan sach hinh 1

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, để có thêm 14.620 tỷ đồng, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cắt giảm 10% chi thường xuyên, tức cắt giảm các khoản chi cho các bộ, ngành… 

Theo Luật Ngân sách, khoản ngân sách dự phòng chiếm từ 2 - 4% tổng chi ngân sách để sử dụng cho việc phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, hoả hoạn và những vấn đề phát sinh bất khả kháng xảy ra. 

Tính ra, nguồn ngân sách dự phòng này khoảng 17 nghìn tỷ đồng. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 năm nay diễn biến rất phức tạp, nên nguồn dự phòng này đã chi hết cho các địa phương, bộ, ngành chống dịch.

Tuy nhiên, nhu cầu chi cho công tác phòng chống dịch đối với các lực lượng tham gia phòng chống dịch như Công an, Quân đội và các địa phương vẫn là rất lớn. 

Chính vì vậy, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép chuyển nguồn tiết kiệm chi thường xuyên 14.620 tỷ đồng điều chỉnh vào dự phòng ngân sách Trung ương, để thực hiện các nhiệm vụ chi cấp bách cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, để có thêm 14.620 tỷ đồng, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cắt giảm 10% chi thường xuyên, tức cắt giảm các khoản chi cho các bộ, ngành… 

Theo Luật Ngân sách, muốn bổ sung vào dự toán ngân sách, phải được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép. Bởi dự toán này đã được Ủy ban Thường vụ trình Quốc hội ban hành rồi. Vì thế Chính phủ mới phải trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

“Tại phiên họp, tôi đề cập ngân sách dự phòng đã hết tiền, là mong muốn Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sớm để cấp kinh phí phòng chống dịch”, ông Phớc nói.

Cấp thiết truy thu các cá nhân, doanh nghiệp trốn thuế để bổ sung ngân sách 

Nhìn nhận về vấn đề này, trao đổi với PV báo Nhà báo và Công luận, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Học viện Tài chính cho rằng: Với sự bùng phát lần thứ 4 của đại dịch COVID-19, chi ngân sách cho an sinh xã hội, giúp đỡ doanh nghiệp và cho người dân các địa phương là rất lớn. 

Vì thế, ngân sách cũng đã cố gắng ở mức tối đa để đáp ứng các nhu cầu về chi tiêu như trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống dịch, khắc phục hậu quả của đại dịch.

bat buoc truy thu cac ca nhan doanh nghiep tron thue de bo sung ngan sach hinh 2

Cấp thiết truy thu các cá nhân, doanh nghiệp trốn thuế để bổ sung ngân sách.

Theo ông Thịnh, Chính phủ thành lập quỹ vắc-xin phòng chống Covid-19, thế nhưng điều này không giúp đủ mà chỉ đỡ đi phần nào mà thôi. 

“Vì thế, quỹ dự phòng ngân sách năm nay đã chi hết, trong khi đó các khoản chi vẫn phát sinh và có nhu cầu rất lớn và bắt buộc phải chi như chi cho lực lượng công an, quân đội, y bác sĩ tuyến đầu chống dịch…Nên, rõ ràng việc cân đối các khoản chi theo kế hoạch của ngân sách nhà nước vẫn cố gắng đảm bảo để có khoản chi”, ông Thịnh chia sẻ. 

Ông Thịnh cũng phân tích khoản thu giảm mạnh, đặc biệt trong thời điểm tháng 7 tháng 8, cho nên ông hy vọng các nguồn chi tăng thêm cần được đảm bảo. 

“Năm ngoái, chúng ta đã phải tăng vay nợ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu phòng, chống dịch. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây của việc chi là chi đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả”, ông Thịnh nói. 

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh mong muốn các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước có tính toán sử dụng đúng chỗ, đúng mục đích và đem lại hiệu quả cao nhất cho thu ngân sách trong điều kiện ngân sách đang căng thẳng. 

“Phải lựa chọn nhu cầu chi tiêu thực sự cấp bách, cần thiết để chi tiêu đảm bảo tính tiết kiệm hiệu quả”, ông Thịnh cho hay.

Trả lời câu hỏi tăng thuế có phải giải pháp để đảm bảo nguồn thu ngân sách hay không, ông Thịnh cho rằng chúng ta không hề tăng mà tìm mọi biện pháp để truy thu các khoản trốn thuế của chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân. 

Hiện nay, Chính phủ cũng đã giảm 50% thuế cho doanh nghiệp có phát sinh dịch bệnh 6 tháng cuối năm. Nên, thuế chúng ta đang giảm đi, chứ không phải là tăng thuế. Mà vấn đề ở đây là đấu tranh việc trốn thuế của một số chủ thể từ trước đến nay cố tình không nộp thuế, đúng đủ kịp thời cho ngân sách nhà nước.

“Thêm nữa, khi đưa “trạng thái bình thường mới” thì các doanh nghiệp quay trở lại  hoạt động sản xuất kinh doanh, có doanh thu, có thu nhập thì vẫn có nguồn đóng góp cho ngân sách. Còn không sản xuất kinh doanh thì không có nguồn thu mà đóng thuế”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Về phía ngân sách nhà nước cũng phải xem xét tăng sao cho hợp lý, vay nợ công để đáp ứng nhu cầu trong tình huống nền kinh tế đang khó khăn như hiện nay. Năm nào ngân sách cũng thâm hụt, không bội thu mà bội chi. Vay phải tính toán vay như thế nào, lãi suất ra sao, vay trong nước hay ngoài nước… tính toán ra sao cho hợp lý để nền tài chính quốc gia ở mức an toàn. 

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng việc thu ngân sách vẫn đảm bảo và chi cho công tác phòng, chống dịch như hiện nay là hợp lý. 

Để đảm bảo nguồn thu ngân sách, ông Vũ Đình Ánh cho rằng cần phải phục hồi sản xuất kinh tế, để các doanh nghiệp đi vào hoạt động trở lại mới có nguồn thu.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô