(CLO) Các quốc gia nghèo hơn tháng trước đã phải từ chối hơn 100 triệu liều vắc xin Covid-19 do chương trình COVAX phân phối, chủ yếu vì chúng sắp hết hạn.
Sự lãng phí lớn trên cho thấy những khó khăn trong việc tiêm chủng trên thế giới, mặc dù nguồn cung cấp vắc xin ngày càng nhiều, với việc COVAX đang tiến gần hơn đến việc cung cấp 1 tỷ liều cho tổng số gần 150 quốc gia.
Rất nhiều vắc xin Covid-19 đã bị đổ bỏ vì hết hạn sử dụng khi đến với các nước nghèo. Ảnh: RT
"Hơn 100 triệu đã bị từ chối chỉ trong tháng 12", Etleva Kadilli, Giám đốc Bộ phận Cung ứng tại cơ quan Liên hợp quốc UNICEF nói với các nhà lập pháp tại Nghị viện châu Âu.
Bà nói thêm rằng lý do chính của việc từ chối là các liều thuốc có thời hạn sử dụng ngắn.
Kadilli cho biết các quốc gia nghèo hơn buộc phải trì hoãn nhận nguồn cung còn vì không có đủ phương tiện bảo quản, bao gồm cả việc thiếu tủ lạnh chứa vắc xin.
UNICEF đã không cho biết tổng số bao nhiêu liều thuốc đã bị từ chối cho đến nay. Và hiện còn nhiều lượng vắc xin khác đang phải được cất giữ để chờ sử dụng ở các quốc gia nghèo hơn.
Dữ liệu của UNICEF về nguồn cung cấp và sử dụng vắc xin đã giao cho thấy 681 triệu liều đã được vận chuyển và đang được lưu trữ ở khoảng 90 quốc gia nghèo, theo CARE - một tổ chức từ thiện.
CARE cho biết hơn 30 quốc gia nghèo hơn, bao gồm các quốc gia lớn như Cộng hòa Dân chủ Congo và Nigeria, đã sử dụng ít hơn một nửa số liều mà họ nhận được.
Người phát ngôn của Gavi, một liên minh vắc xin đồng quản lý COVAX, cho biết lượng dự trữ cao là do nguồn cung tăng đột biến trong quý trước, đặc biệt vào tháng 12.
COVAX, do Tổ chức Y tế Thế giới đồng lãnh đạo, cho đến nay đã cung cấp 987 triệu vắc xin COVID-19 cho 144 quốc gia, theo dữ liệu từ Gavi.
COVAX là nhà cung cấp vắc xin chính cho hàng chục quốc gia nghèo hơn, nhưng không phải duy nhất. Một số quốc gia tự mua hoặc sử dụng các chương trình mua vắc xin khác trong khu vực.
Nguồn cung cấp cho các quốc gia nghèo hơn từng rất hạn chế trước đây. Nhưng trong quý vừa qua, các lô hàng đã tăng theo cấp số nhân nhờ các khoản đóng góp từ các nước giàu có và đã tiêm vắc xin đủ cho phần lớn dân số của họ.
Vào tháng Giêng, 67% dân số ở các quốc gia giàu đã được tiêm chủng đầy đủ, trong tỷ lệ này chỉ là 8% ở các quốc gia nghèo hơn, số liệu của WHO cho thấy.
Nguồn cung tăng khiến nhiều nước tiếp nhận không kịp. Kadilli còn cho biết: “Các quốc gia giàu còn sẽ đẩy mạnh số lượng hơn trong quý 2 năm 2022”.
Trong số 15 triệu liều từ EU đã bị từ chối, 3/4 là những mũi tiêm AstraZeneca chỉ còn thời hạn sử dụng dưới 10 tuần khi đến nơi, theo báo cáo của UNICEF.
Một quan chức cấp cao của WHO cho biết vào tháng trước, các quốc gia giàu có tài trợ vắc xin có thời hạn sử dụng tương đối ngắn đang là một "vấn đề lớn" đối với COVAX.
Người phát ngôn Bộ Y tế Kenya, Mburugu Gikunda, cho biết: “Bạn cần thời gian để chuyển vắc xin khỏi các kho dự trữ, những liều gần hết hạn sẽ không kịp được sử dụng”.
(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).
(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, nguồn vốn cho Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia không chỉ trông chờ từ Nhà nước, mà cần có cơ chế để tất cả mọi người chung tay vào.
(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".
(CLO) Một người đàn ông 73 tuổi vừa bị tuyên phạt 9 tháng tù vì liên tiếp sàm sỡ bốn nữ tiếp viên trên chuyến bay SQ33 của Singapore Airlines từ San Francisco về Singapore.
(NB&CL) Công tác bồi dưỡng, rèn giũa nghiệp vụ cho các tay bút, tay máy, các “nhà báo số” đang cần một “tốc lực” mạnh mẽ… Các chương trình kế hoạch tại Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam với rất nhiều lớp học bổ ích, thiết thực, được triển khai đều đặn… với tinh thần “không mang đến những gì mình có mà mang đến những thứ học viên cần”.
(CLO) TP Hà Nội vừa phê duyệt hai dự án quan trọng gồm dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn huyện Đông Anh và dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu.
(NB&CL) Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập tỉnh đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian cho đơn vị hành chính mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng. Đại biểu Quốc hội, PGS. TS Nguyễn Chu Hồi đã có chia sẻ xung quanh nội dung này.
Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao: Ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtai Siphandone tại Vientiane, Lào.
(CLO) Hàng loạt trụ điện nằm án ngữ trên tuyến đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP HCM đang được khẩn trương di dời để đảm bảo đúng tiến độ dự án nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ vừa mở thầu gói thầu số 12, thuộc Dự án "Thảm tăng cường lớp bê tông nhựa các tuyến đường huyện trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ".
Theo thông báo đặc biệt tối 2/4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ nước CHDCND Lào và Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, nhà cách mạng lão thành của đảng Nhân dân cách mạng Lào, đã từ trần vào lúc 10h30 ngày 2/4/2025, hưởng thọ 102 tuổi.
(CLO) Các nước Đông Nam Á đang xem xét năng lượng hạt nhân như giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt các mục tiêu khí hậu tham vọng.
(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).
(CLO) Một người đàn ông 73 tuổi vừa bị tuyên phạt 9 tháng tù vì liên tiếp sàm sỡ bốn nữ tiếp viên trên chuyến bay SQ33 của Singapore Airlines từ San Francisco về Singapore.
(CLO) Các nước Đông Nam Á đang xem xét năng lượng hạt nhân như giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt các mục tiêu khí hậu tham vọng.
(CLO) Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư đã ký một loạt sắc lệnh để áp dụng mức thuế quan tối thiểu 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ và các mức thuế siêu cao khác đối với hàng chục quốc gia khác.
(CLO) Mỹ đang thúc đẩy nỗ lực giành quyền kiểm soát Greenland, không chỉ vì những lý do an ninh quốc gia mà còn bởi tiềm năng khoáng sản đáng kể của vùng lãnh thổ này.
(CLO) Lầu Năm Góc đã triển khai ít nhất 6 máy bay ném bom tàng hình B-2 - chiếm 30% phi đội B-2 của không quân Mỹ - tới đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, một động thái được các nhà phân tích đánh giá là thông điệp mạnh mẽ gửi tới Iran khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang.
(CLO) Các tòa nhà ở Myanmar tiếp tục đổ sập năm ngày sau trận động đất mạnh, gây nguy hiểm cho lực lượng cứu hộ khi họ tìm kiếm người sống sót trong đống đổ nát.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.