Bất chấp lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, dân Triều Tiên vẫn làm việc ở Nga

Thứ hai, 19/07/2021 20:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Một người đàn ông Triều Tiên nói rằng ở Nga, anh ấy có thể kiếm được nhiều tiền hơn so với ở Triều Tiên, ngay cả khi khoảng một nửa số tiền kiếm được của anh ấy được dùng để đóng cho chế độ của Chủ tịch Kim Jong Un ở Bình Nhưỡng.

Mặt trời lặn ở thành phố cảng Vladivostok của Nga. (Nguồn: Arthur Bondar/The Washington Post).

Mặt trời lặn ở thành phố cảng Vladivostok của Nga. (Nguồn: Arthur Bondar/The Washington Post).

Lao động tại nước ngoài để mang về nguồn ngoại tệ

Trên một trang quảng cáo phổ biến ở thành phố Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông của Nga, có một trang riêng với các danh sách dành cho công nhân Triều Tiên sẵn sàng làm các công việc xây dựng nhà cửa.

Theo thông tin liên lạc trên một bài đăng, Washington Post đã kết nối được với một người đàn ông Triều Tiên nói rằng anh ta đã làm việc ở Nga trong nhiều năm. Người đàn ông này nói rằng ở đây, anh ấy có thể kiếm được nhiều tiền hơn đáng kể so với ở Triều Tiên, ngay cả khi khoảng một nửa thu nhập của anh dùng để đóng cho chế độ của ông Kim Jong Un ở Bình Nhưỡng.

Người đàn ông này nói: “Số tiền bạn phải trả là do chính phủ Triều Tiên là ấn định. Nên nếu bạn kiếm được nhiều, bạn có thể giữ được nhiều tiền cho mình. Nếu bạn kiếm được ít, bạn chỉ có thể giữ cho mình một ít”.

Hơn một năm sau khi các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cấm các nước tiếp nhận lực lượng lao động do chế độ của Triều Tiên chỉ đạo, công nhân Triều Tiên vẫn ở Vladivostok, một thành phố cảng có khoảng 600.000 người gần biên giới Nga-Triều Tiên. Đây là một trong những thành phố chính trên thế giới để người Triều Tiên làm việc bên ngoài đất nước và cung cấp cho Bình Nhưỡng ngoại tệ.

Một số nhà quản lý xây dựng của Nga ở Vladivostok cho biết họ vẫn tiếp tục làm việc với người Triều Tiên, mặc dù số người Triều Tiên ở thành phố này ít hơn kể từ khi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc có hiệu lực vào tháng 12/2019. Hơn nữa, đại dịch Covid-19 đã khiến biên giới đóng cửa giữa các nước một tháng sau đó.

Nga đã chỉ trích các lệnh trừng phạt, nhưng cho biết họ sẽ tuân thủ các lệnh trừng phạt này. Năm ngoái, Moscow thừa nhận rằng họ đã bỏ lỡ thời hạn của Liên Hợp Quốc để hồi hương công nhân Triều Tiên do người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova nói là "khó khăn khách quan" từ các lựa chọn giao thông eo hẹp.

Các nhà quản lý xây dựng cho biết lao động Triều Tiên là lao động luôn được săn đón vì giá rẻ nhưng nổi tiếng về chất lượng hoàn thành công việc. Mặc dù họ có xu hướng sống khép kín và hạn chế tương tác với những người bên ngoài công việc, nhưng họ cũng không ngại việc công khai bằng cách đăng quảng cáo tìm công việc.

Lao động chui nhờ visa du lịch, du học

Hoa Kỳ cho biết họ tin rằng chính phủ Triều Tiên đã kiếm được hơn 500 triệu USD mỗi năm trước lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc từ gần 100.000 lao động ở nước ngoài, trong đó khoảng 50.000 lao động ở Trung Quốc và 30.000 lao động ở Nga.

Bộ Ngoại giao Nga đã không trả lời yêu cầu bình luận về tình trạng hiện tại của hơn 500 người Triều Tiên vẫn ở lại Nga sau khi biên giới đóng cửa.

Trước đại dịch, nhiều người Triều Tiên đã làm việc tại công trường xây dựng ở trung tâm Vladivostok này. (Nguồn: Arthur Bondar/The Washington Post).

Trước đại dịch, nhiều người Triều Tiên đã làm việc tại công trường xây dựng ở trung tâm Vladivostok này. (Nguồn: Arthur Bondar/The Washington Post).

Nga đã cấp hơn 16.000 thị thực du lịch và hơn 10.000 thị thực sinh viên cho người dân Triều Tiên vào năm 2019. Khoảng 5.000 người Triều Tiên được cấp thị thực du lịch hoặc sinh viên vào năm 2018, theo thống kê của Bộ Nội vụ Nga. Các nhà phân tích cho rằng sự gia tăng này cho thấy Triều Tiên đang tiếp tục làm việc ở Nga dưới hình thức bất hợp pháp.

Được lựa chọn đi làm việc ở nước ngoài là một cơ hội có uy tín và hiếm có để người dân Triều Tiên cải thiện cuộc sống của gia đình họ ở quê nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết điều kiện làm việc nổi tiếng là nghèo nàn với yêu cầu phải làm việc nhiều giờ, lương thấp và kém an toàn. Bây giờ họ đang làm việc không có giấy tờ, thậm chí còn khó hơn cho những người theo dõi lao động bên ngoài để tiếp cận họ.

Rủi ro do Covid-19 khiến tình hình của họ càng trở nên bấp bênh hơn vì họ không có khả năng tiếp cận với các thiết bị bảo vệ cá nhân, chứ chưa nói đến việc được tiêm vaccine.

Một nữ phục vụ làm việc tại một nhà hàng Hàn Quốc ở Vladivostok ngày 28/5/2021. (Nguồn: Arthur Bondar/The Washington Post).

Một nữ phục vụ làm việc tại một nhà hàng Hàn Quốc ở Vladivostok ngày 28/5/2021. (Nguồn: Arthur Bondar/The Washington Post).

Svetlana, một nữ tiếp viên người Nga tại một nhà hàng Triều Tiên ở Vladivostok, cho biết những người lao động Triều Tiên ở đó làm việc nhiều giờ trong 7 ngày/tuần. Nhưng cô cho rằng những phụ nữ trẻ bỏ túi một phần lương kha khá vì cô đã quan sát thấy họ mua sắm mỹ phẩm và quần áo đắt tiền.

Svetlana từ chối cung cấp họ của mình vì cô sợ bị chủ của mình trừng phạt. Được The Post tiếp cận, những người lao động Triều Tiên cho biết họ không thể bình luận nếu không có sự cho phép của người quản lý người Triều Tiên, người đã từ chối. Svetlana cho biết các nhân viên Triều Tiên thường không được phép giao tiếp với bất kỳ ai ngoài nhân viên nhà hàng.

Kang Dong-wan, một chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Dong-A ở Busan, Hàn Quốc, đã đến Vladivostok vào cuối tháng 12/2019 để kiểm tra những gì đã xảy ra với công nhân Triều Tiên sau thời hạn hồi hương.

Kang nói: “Có những người Bắc Triều Tiên mới bay vào Nga từ Triều Tiên. Chính tôi đã nhìn thấy họ”.

Ông nói thêm: “Triều Tiên và Nga đã xây dựng mối quan hệ bền chặt trong nhiều năm. Thật khó để Nga từ chối khi Triều Tiên muốn gửi công nhân đến đó”.

Sơn Tùng

Bình Luận

Tin khác

Còn nhiều bất đồng trước thềm cuộc đàm phán hiệp ước nhựa toàn cầu

Còn nhiều bất đồng trước thềm cuộc đàm phán hiệp ước nhựa toàn cầu

(CLO) Các quốc gia đang nỗ lực tiến tới hiệp ước nhựa toàn cầu mang tính lịch sử trong hội nghị thượng đỉnh tại Ottawa (Canada) vào tuần này, nhưng cũng chia rẽ sâu sắc trong các cuộc đàm phán về những gì nên đặt ra trong hiệp ước.

Thế giới 24h
Tổng thống Iran đưa ra 'cảnh báo đỏ' cho Israel, hứa tiếp tục hỗ trợ Palestine

Tổng thống Iran đưa ra 'cảnh báo đỏ' cho Israel, hứa tiếp tục hỗ trợ Palestine

(CLO) Tổng thống Iran, Ebrahim Raisi, trong một tuyên bố được hãng tin IRNA trích dẫn vào thứ Ba (23/4) cảnh báo rằng bất kỳ cuộc tấn công quy mô lớn nào của Israel vào lãnh thổ Iran sẽ dẫn đến hậu quả "thảm khốc".

Thế giới 24h
Ukraine muốn nam giới trong tuổi nhập ngũ ở hải ngoại trở về chiến đấu

Ukraine muốn nam giới trong tuổi nhập ngũ ở hải ngoại trở về chiến đấu

(CLO) Ukraine hôm thứ Ba (23/4) đã đình chỉ các dịch vụ lãnh sự đối với các công dân nam ở hải ngoại trong độ tuổi nhập ngũ cho đến ngày 18/5, mong muốn những thanh niên trong diện này trở về quê nhà chiến đấu.

Thế giới 24h
Bốn phụ nữ thiệt mạng ở Zaporizhzhia trong cuộc tấn công UAV của Ukraine

Bốn phụ nữ thiệt mạng ở Zaporizhzhia trong cuộc tấn công UAV của Ukraine

(CLO) Cơ quan dịch vụ khẩn cấp tại các khu vực do Nga kiểm soát ở vùng Zaporizhzhia, Ukraine cho biết một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine hôm thứ Ba đã giết chết 4 phụ nữ trong một chiếc ô tô ở phía bắc thị trấn Melitopol.

Thế giới 24h
Liên hợp quốc kêu gọi điều tra về ngôi mộ tập thể tại các bệnh viện ở Gaza

Liên hợp quốc kêu gọi điều tra về ngôi mộ tập thể tại các bệnh viện ở Gaza

(CLO) Liên hợp quốc hôm thứ Ba (23/4) kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về các ngôi mộ tập thể tại hai bệnh viện ở Gaza bị phá hủy trong các cuộc bao vây của Israel, và nói rằng có thể đã xảy ra tội ác chiến tranh.

Thế giới 24h