Giải bài toán nâng cao chất lượng nguồn lao động:

Bắt đầu từ doanh nghiệp?

Thứ năm, 09/05/2019 10:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tại chương trình gặp gỡ công nhân, lao động kỹ thuật cao năm 2019 vừa diễn ra, những khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về sự quyết tâm của Chính phủ đang hé mở nhiều hướng giải quyết cho câu hỏi: Làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu về nhân lực cho hiện tại và tương lai?

Nhìn nhận Việt Nam không thể đi theo con đường lao động giá rẻ mà phải tập trung vào đổi mới, sáng tạo, Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển đội ngũ công nhân có tay nghề cao, tận dụng lợi thế dân số vàng để Việt Nam trở thành điểm đến của các nhà đầu tư trong khu vực và trên thế giới tại chương trình gặp gỡ công nhân, lao động kỹ thuật cao năm 2019 vừa diễn ra. 

Nguồn nhân lực dồi dào…

Theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên quý II/2018 ước tính  55,1 triệu người, tăng 21,3 nghìn người so với quý trước, tăng 596,9 nghìn người so với cùng kỳ năm 2017. Lực lượng lao động ở khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng cao, chiếm 67,8% lực lượng lao động chung của cả nước.

Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý II/2018 là 48,5 triệu người, tăng 47,7 nghìn người so với quý trước, tăng 556,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 16,2 triệu người, chiếm 33,5%; lực lượng lao động nữ là 22,0 triệu người, chiếm 45,5,%.

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức, phi nông nghiệp trong quý II/2018 ước chiếm 56,5%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với quý trước, giảm 0,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 48,3% và ở khu vực nông thôn là 63,2%.

tuyen9nudonhangmaytaifukushimanhatban

Những thống kê trên chỉ ra một thực trạng, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ là lợi thế của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, trong lợi thế so sánh với các nước tương quan, gần đây, lao động giá rẻ không còn là điểm mạnh của Việt Nam. Đặc biệt, khi Việt Nam ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ) thì lao động trình độ cao mới có cơ hội có việc làm và số còn lại đứng trước nguy cơ thất nghiệp.

Bà Lê Kim Dung - Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), nhận định, Việt Nam đang thiếu hụt về nhân lực có trình độ quản lý, khoa học công nghệ, kỹ thuật cao… Năm 2017, lao động trong nông nghiệp, lao động phi chính thức vẫn chiếm khoảng 60%.

…Nhưng chất lượng lao động thấp

Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội Đào Quang Vinh cho rằng, năng suất và chất lượng lao động Việt Nam hiện nay khá thấp, vẫn thiếu nhiều lao động ở phân khúc trình độ cao.

Ông Vinh nhận định: Tình hình kinh tế năm 2018 tiếp tục thuận lợi, hứa hẹn sẽ có nhiều khởi sắc, dự báo tăng trưởng kinh tế từ 6,5 - 6,7%. Khả năng duy trì và tạo việc làm sẽ tốt. Trong năm tới, chỉ có các ngành như khai khoáng, lâm nghiệp có số việc làm giảm, nhìn chung những ngành khác số việc làm tăng nhẹ.

Lao động hiện nay của chúng ta mới chỉ tập trung vào các phân khúc lao động phổ thông, lao động bậc thấp và bậc trung. Do đó, ở từng nhóm ngành cụ thể, vẫn thiếu hụt lao động chất lượng cao, bản thân các doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh gay gắt để thu hút lao động. Đơn cử như những ngành liên quan đến công nghệ thông tin, công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ xanh, công nghệ tái tạo vẫn đang “khát” nhân lực ở phân khúc cao. Theo như dự báo, trong 5 năm tới nước ta sẽ thiếu hụt lượng lớn lao động về công nghệ thông tin, chuyên viên cấp cao khi nguồn nhân lực trong nước mới chỉ đáp ứng được 60 - 70% nhu cầu thị trường.

Hiện, nhu cầu về nhân lực vẫn rất lớn, song khả năng đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn. Xét về năng suất lao động, Việt Nam chỉ ngang ngửa với Lào, Campuchia, nhưng vẫn kém xa Thái Lan…

nhân lực công nghiệp

“Nói lao động Việt Nam hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng không sai. Bởi quả thực số đông lao động đã đáp ứng được. Sở dĩ nói như vậy vì, đa số các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài hiện nay đang sử dụng các công nghệ chưa phải là cao. Các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam cũng mới chỉ đưa công nghệ về lắp ráp, các công đoạn sử dụng lao động trình độ thấp. 

Nhưng chúng ta đang hy vọng lao động sẽ chuyển sang những phân khúc cao hơn, để có mức lương tốt hơn. Cái đó chúng ta vẫn rất khó khăn, hiện chỉ có hơn 23-25% lao động có bằng cấp, còn lại hơn 75% là lao động chưa có bằng cấp chứng chỉ, lao động có trình độ thấp”, ông Vinh cho biết. 

Theo ông Vinh, nhìn chung về mặt kỹ thuật, các lao động đã qua đào tạo của ta có thể đáp ứng được. Song các kỹ năng mềm như làm việc theo nhóm, ngoại ngữ, tư duy phản biện, sáng tạo, tuân thủ công nghệ… của lao động Việt Nam vẫn còn khá yếu. Lao động của ta nhiều khi vẫn được đánh giá là nhanh, sáng tạo, nhưng lại không tuân thủ, hay phá vỡ những yêu cầu, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, có những kỹ năng quan trọng như về toán học, kỹ thuật, công nghệ và nghiên cứu, nhưng những cái đó, các cơ sở giáo dục vẫn chưa thể cập nhật, trang bị đầy đủ cho người học để sẵn sàng khi tham gia vào thị trường lao động.

Ai sẽ phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật cao?

Tại cuộc gặp 90 công nhân của các địa phương và 16 ngành kinh tế kỹ thuật cao của đất nước tại TP.HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã  khẳng định công nhân kỹ thuật cao là tài nguyên, là tài sản, vốn quý của dân tộc, quốc gia. Thế giới đã chuyển từ tuyển dụng dựa vào bằng cấp sang tuyển dụng nhân lực sở hữu kỹ năng cụ thể. Do vậy, công nhân kỹ thuật cao là lực lượng lao động đang có nhu cầu tăng cao, không lo bị robot thay thế.

Công nhân kỹ thuật cao, tay nghề cao là cơ hội cho sự phát triển cạnh tranh khi đất nước hội nhập. Đặc biệt, công nhân kỹ thuật cao làm cho hiệu suất lao động cao, từ đó, có thu nhập cao.

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là trong 17,5 triệu lao động có quan hệ lao động, trên tổng số hơn 53 triệu lao động cả nước thì có chưa đến 19% công nhân kỹ thuật cao. Theo Thủ tướng, tỷ lệ này là thấp. Việt Nam là quốc gia đang trên đà phát triển nhanh nhưng nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, đặc biệt doanh nghiệp có năng suất thấp, sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp còn hạn chế mà nguyên nhân đầu tiên là thiếu hụt công nhân kỹ thuật cao, cả về số lượng, chất lượng.

Chúng ta không thể đi theo con đường lao động giá rẻ và đầu tư vốn lớn mà phải đi vào khoa học, công nghệ, năng suất, chất lượng lao động. “Nếu đi theo phương thức cũ, cứ sử dụng lao động phổ thông, thu nhập thấp thì chúng ta thất bại. Nên đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển đất nước”, Thủ tướng nói.

Về vấn đề “ai sẽ phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật cao”, Thủ tướng nhìn nhận trước hết là Chính phủ, cơ quan hoạch định chính sách và nơi đào tạo, các bộ, ngành, địa phương và công đoàn cũng phải chủ động trong vấn đề này. Công nhân phải tự học, tự rèn. Doanh nghiệp tạo điều kiện và quan tâm. Tất cả phải chung tay vào làm công việc quan trọng này, tránh tình trạng mỗi người một hướng.

Về phía Chính phủ, Thủ tướng nêu rõ sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nhân lực, nhất là việc tập trung đào tạo, phát triển đội ngũ công nhân, lao động thực hành giỏi, tay nghề cao, với mục tiêu Việt Nam phải phấn đấu vươn lên trở thành quốc gia khởi nghiệp, năng động, sáng tạo, là điểm đến tin cậy của các tập đoàn lớn, công nghệ cao. Cũng như các doanh nghiệp Việt Nam phát triển với tốc độ cao, chất lượng cao, năng suất cao từ nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương, chủ doanh nghiệp quan tâm đến 4 vấn đề thiết yếu của công nhân: lương và thu nhập, bảo đảm nhu cầu tối thiểu; nhà ở xã hội cho công nhân; môi trường làm việc, học tập; chỗ học tập và vui chơi cho con em của công nhân.

Khánh An

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn