Bất động sản, nông nghiệp, du lịch vẫn sẽ chịu tác động của đại dịch trong dài hạn

Thứ hai, 11/10/2021 17:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông nhận định, thời hậu COVID-19, sẽ có rất nhiều ngành liên quan đến sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm, công nghệ - thông tin là những ngành thuận lợi. Có những ngành khó khăn như dân dụng, du lịch, bất động sản và nông nghiệp.

Chuyển đổi số để thích ứng với dịch bệnh

Trong gần 2 tháng giãn cách xã hội tại các địa phương phía Nam, có thể nói, dệt may là một trong những ngành nghề phải chịu tác động xấu nhất.

Tại cuộc Tọa đàm trực tuyến "Doanh nghiệp Việt bản lĩnh, sáng tạo và trách nhiệm trước đại dịch" do Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức chiều nay (11/10), đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, chỉ tính riêng tháng 9/2021, 65,3% doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã ngừng hoạt động. 34,7% doanh nghiệp phải hoạt động theo phương án “3 tại chỗ, 2 cung đường”, thế nhưng, khi thực hiện theo phương án này, chi phí vận hành doanh nghiệp rất cao.

bat dong san nong nghiep du lich van se chiu tac dong cua dai dich trong dai han hinh 1

Doanh nghiệp dệt may chịu tác động rất lớn từ đại dịch.

Cũng theo đại diện VITAS, do gặp khó khăn trong khâu sản xuất và vận chuyển, các doanh nghiệp dệt may phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ, như phải đền tiền chậm tiến độ cho khách, hoặc khách phải hủy đơn. Khảo sát cho thấy hơn 68% doanh nghiệp may bị phạt vì chậm giao hàng.

Vị đại diện của VITAS cũng tiết lộ, hiện nay, có nhiều khách hàng hủy giữa chừng và rút đơn hàng đang sản xuất chuyển sang Trung Quốc và Indonesia, điều này đã làm các đơn hàng mùa mới 2022 đã bị tạm dừng hoặc giảm số lượng.

Không chỉ ngành dệt may, các ngành du lịch, hàng không, logistics,... cũng đang gặp khó khăn trong giai đoạn chuyển tiếp. Vì vậy, nhiều chuyên gia nhận định rằng, ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ, các doanh nghiệp nên chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất truyền thống, sang mô hình số, mô hình tự động.

Đồng tình với nhận định này, ông Nguyễn Đình Hùng, ủy viên ban chấp hành Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội cho rằng, chuyển đổi số hay thương mại điện tử chắc chắn không phải là lá bài duy nhất cho các doanh nghiệp thích ứng thời dịch bệnh, nhưng nó là điều kiện cần thiết, không thể thiếu được đối với mọi doanh nghiệp, nếu muốn tồn tại.

Doanh nghiệp muốn tồn tại, khi dịch bệnh kéo dài thì buộc phải có giải pháp thay đổi một cách đồng bộ trên mọi mặt trận, như tái cấu trúc chiến lược, xây dựng thương hiệu, quản trị doanh nghiệp, nhân sự online,…

Dịch bệnh kéo dài nhiều ngày, người dân ở nhà, nhu cầu mua sắm online tăng cao hơn bao giờ hết. Đây là cơ hội vàng của doanh nghiệp chuyển sang bán hàng online.

Nếu doanh nghiệp biết tận dụng cơ hội này, chuyển kinh doanh truyền thống sang kinh doanh thương mại điện tử, bán hàng online thì không những  không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh mà còn tận dụng được thời cơ, sự quyết tâm chuyển đổi sang bán hàng online.

"Doanh nghiệp có thể đạt được doanh thu lớn, thương hiệu ra tăng với chi phí thấp hơn việc duy trì các cửa hàng kinh doanh truyền thống", ông Hùng chia sẻ.

Dịch bệnh kéo dài, nhân sự làm việc tại nhà là tất yếu, doanh nghiệp cần ngay lập tức ứng dụng các hệ thống phần mềm quản lý công việc, nhân sự,… để điều hành doanh nghiệp từ xa, để nhịp độ làm việc vẫn diễn ra bình thường,  nhân sự không bỏ việc, chuyển sang lĩnh vực khác, đơn vị khác. 

Bên cạnh đó doanh nghiệp có thể tận dụng được một lượng lớn nhân sự cộng tác từ xa bán hàng cho mình mà không tốn nhiều chi phí như nhân sự cơ hữu.

Bất động sản, nông nghiệp, du lịch vẫn sẽ chịu tác động dài hạn

Nhận định về nền kinh tế sau 2 tháng đình trệ, ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông nhận định, sẽ có rất nhiều ngành liên quan đến sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm, công nghệ - thông tin là những ngành thuận lợi. Có những ngành khó khăn như dân dụng, du lịch, bất động sản và nông nghiệp.

bat dong san nong nghiep du lich van se chiu tac dong cua dai dich trong dai han hinh 2

Bất động sản, nông nghiệp, du lịch vẫn sẽ chịu tác động dài hạn.

“Chúng ta mở sản xuất trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn, tôi cho rằng có 4 giải pháp cần thực hiện: Quy tắc 5k, vaccine, ứng dụng thành tựu trong chuỗi hoạt động bao gồm truyền thông, biện pháp tài chính. 4 vấn đề này cần làm quyết liệt”, ông Hợp nói.

Trong khi đó, TS Lê Xuân Nghĩa cảnh báo, hiện nay, nền kinh tế đang bắt đầu mở cửa trở lại, doanh nghiệp phải có kế hoạch để phục hồi nhanh, tìm thị trường và nguồn lao động.

Thứ hai, doanh nghiệp cần xây dựng gói tài chính, trong đó xây dựng kế hoạch tài chính tổng thể, kế hoạch về thuế, nợ và phải gửi các cơ quan chức năng xem xét.

“Hiện nay, rất nhiều nước áp dụng cơ chế xóa nợ, không đòi được thì phải xoá nợ. Cái gì do khách quan thì xoá bỏ. Thứ ba, phải có gói kích thích tiền tươi thóc thật hỗ trợ DN, phải có phương án giãn hoãn nợ cho doanh nghiệp chứ không chỉ đến 30/6/2022”, ông Nghĩa nói.

Đồng tình với nhận định này, ông Phạm Đình Đoàn, Phó Chủ tịch Hội đồng T.Ư các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam nhìn nhận, để xây dựng được một doanh nghiệp vững mạnh đã phải mất rất nhiều thời gian, lên tới 20 – 30 năm và rất nhiệu tiền của để trả lương cho nhân viên, chi trả bảo hiểm, đóng thuế…

Do đó để tránh các thiệt hại lớn trong thời gian khó khăn này, cần kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp, thông qua việc cho các doanh nghiệp nợ cũng như giãn thời hạn trả.

"Chúng ta cần kêu gọi được sức mạnh đó, trong đó “cỗ xe tam mã” chính quyền - doanh nghiệp - người dân cần được quan tâm, chăm chút để sẵn sàng cho mọi thách thức. Có như vậy, chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua, vì một Việt Nam thịnh vượng", ông Đoàn nói.

Nguyệt Hồ

Bình Luận

Tin khác

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã tới thành phố Frankfurt, CHLB Đức và có buổi làm việc với Tập đoàn Heraeus.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

(CLO) Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Nhật Bản, ngày 28/3, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thuỷ và đoàn công tác tỉnh Hà Nam đã đến thăm và làm việc với Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

(CLO) Từ ngày 25/3 - 28/3, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã có chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hannover, Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức.

Kinh tế vĩ mô
Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

(CLO) Không chỉ Trung ương, nhiều địa phương thực hiện chiến lược “xây tổ đón đại bàng”, điều này đã và đang tạo ưu thế đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. 

Kinh tế vĩ mô