Bất động sản TP.HCM “đói” cung 2 năm liên tiếp, nhưng vẫn có 61 dự án bị “ngâm” lâu ngày

Chủ nhật, 28/02/2021 13:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khi nguồn cung bất động sản TP.HCM sụt giảm mạnh trong 2 năm qua, thế nhưng, vẫn có 61 dự án bị “ngâm” lâu ngày chưa được phê duyệt.

Thị trường bất động sản TP.HCM luôn trong trạng thái căng thẳng

Thị trường bất động sản TP.HCM luôn trong trạng thái căng thẳng

BĐS TP.HCM “đói” dự án trong 2 năm liên tiếp

Trong 2 năm gần đây, thị trường bất động sản TP.HCM luôn trong trạng thái căng thẳng, do nguồn cung rơi vào trạng thái suy kiệt.

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, cả năm 2020 có 47 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhuận chủ đầu tư, tăng 30% so với năm 2019.

Tuy nhiên, so với giai đoạn “hoàng kim” của thị trường TP.HCM trong giai đoạn 2015-2019, số lượng dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư trong năm 2020 chỉ bằng một phần ba (năm 2017 có 130 dự án được chấp thuận chủ trương, năm 2018 là 122 dự án).

Theo giới chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn hiện tượng sụt giảm số lượng dự án được cấp phép. Trong đó, một trong những nguyên nhân chính là do công tác thanh - kiểm tra pháp lý của các dự án đã được cấp phép, hạn chế cấp phép dự án mới để chấn chỉnh lại hoạt động đầu tư trên địa bàn thành phố

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, thấy, việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền rà soát về pháp lý các dự án là rất cần thiết.

Quá trình này sẽ khiến chủ đầu tư chấn chỉnh lại hoạt động đầu tư, kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, không làm thất thoát tài sản công, hoặc làm thất thu nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Nhưng quá trình rà soát, thanh tra cũng đã tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ đầu tư, người mua nhà, nhà đầu tư thứ cấp và cả môi trường kinh doanh.

Theo ông Châu, ngoài yếu tố kể trên, vẫn còn rất nhiều vướng mắc khác khiến số lượng dự án mới được cấp phép giảm mạnh Trước hết, nguyên nhân bắt nguồn từ sự thiếu đồng bộ, thiếu tính liên thông của một số quy phạm pháp luật.

“Ngoài ra, do nhận thức của cán bộ công chức nhà nước trong quá trình thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế. Ví dụ, trong thời gian qua, tại TP.HCM bị ách tắc, bị vướng về quy trình thủ tục đầu tư xây dựng đối với dự án nhà ở thương mại, thì các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác vẫn thực hiện bình thường, không vướng”, ông Châu cho biết.

61 dự án bị “ngâm” lâu ngày không phê duyệt

Theo báo cáo của HoREA, tính đến cuối năm 2020, Sở Xây dựng đã có ý kiến, đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư 61 dự án. Tuy nhiên, không có dự án nào được Sở Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) đề xuất lên UBND TP.HCM phê duyệt.

Chủ tịch HoREA cho biết, theo tờ trình của Sở KH-ĐT, chỉ có 56 hồ sơ thuộc trách nhiệm xem xét giải quyết của Sở. Trong đó, đã trình Báo cáo thẩm định 17 dự án lên UBND TP.HCM để ban hành “Quyết định chủ trương đầu tư”.

Ngoài ra, 18 dự án chưa nhận đủ ý kiến của các Sở, ngành. 20 dự án đã yêu cầu nhà đầu tư bổ sung nhưng chưa nhận được hồ sơ bổ sung. Cuối cùng có 1 dự án được nhà đầu tư rút lại hồ sơ.

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang băn khoăn về 39 dự án phải lấy ý kiến của các Sở, ngành, hoặc yêu cầu nhà đầu tư bổ sung hồ sơ, vì có một số hồ sơ nộp đã lâu.

Do đó, Chủ tịch HoREA đề nghị Sở Kế hoạch Đầu tư tiếp tục khẩn trương xem xét giải quyết 39 dự án này sau khi nhận được hồ sơ bổ sung, hoặc ý kiến của các Sở, ngành, quận, huyện, để đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố ban hành văn bản “chấp thuận chủ trương đầu tư”, hoặc trả lời cho nhà đầu tư.

Trước những băn khoăn của các doanh nghiệp bất động sản, mới đây, Sở KH-ĐT đã giải thích về 61 trường hợp chưa được trình lên UBND để phê duyệt dự án.

Theo đại diện Sở KH-ĐT TP.HCM, những hồ sơ được Sở Xây dựng chuyển sang trong tháng 1/2021, Sở KH-ĐT nhận thấy thành phần hồ sơ và việc lấy ý kiến các sở - ngành đang thực hiện theo quy định của Luật nhà ở, không sử dụng theo biểu mẫu quy định của pháp luật về đầu tư.

Trong khi đó, Luật Đầu tư năm 2020 và các văn bản hướng dẫn tạm thời của Bộ KH&ĐT không có hướng dẫn cụ thể về việc tiếp tục sử dụng thành phần hồ sơ hoặc sử dụng ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan đã gửi cho Sở Xây dựng để tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.

Do đó, Sở KH-ĐT đưa ra hướng xử lý đối với các dự án do Sở Xây dựng chuyển sang. Sở sẽ có văn bản đề nghị nhà đầu tư nộp lại hồ sơ theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.

Với ý kiến của các cơ quan chức năng liên quan mà cơ quan đó đã đồng thuận thì Sở tiếp tục xem xét hồ sơ, không lấy lại ý kiến. Nếu có ý kiến chưa đồng thuận, đề nghị nhà đầu tư giải trình hoặc không phù hợp với Luật Đầu tư năm 2020 thì sẽ có văn bản hướng dẫn nhà đầu tư giải trình bổ sung và lấy lại ý kiến của các cơ quan chưa đồng thuận.

Trường hợp cơ quan nào chưa ý kiến thì sau khi nhà đầu tư nộp hồ sơ, Sở KH-ĐT sẽ đôn đốc để cơ quan đó sớm trả lời. 

Lâm Vũ

Tin khác

3 bộ luật nào sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian tới?

3 bộ luật nào sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian tới?

(CLO) Theo ông Nguyễn Văn Đính, 3 luật có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất tới thị trường bất động sản thời gian tới là Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh Bất động sản 2023.

Bất động sản
Lý do Vinhomes Grand Park được giới trẻ chọn là “mảnh đất vàng” khởi nghiệp

Lý do Vinhomes Grand Park được giới trẻ chọn là “mảnh đất vàng” khởi nghiệp

(CLO) Giới trẻ đang đua nhau đổ về đại đô thị sầm uất và đáng sống bậc nhất khu Đông để tìm kiếm không gian sống “chất”, sống tận hưởng thời thượng. Đây cũng là nơi có sẵn hệ sinh thái, môi trường lý tưởng cho người trẻ khởi nghiệp bền vững.

Bất động sản
Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

(CLO) Đợt tăng giá căn hộ chung cư tại Hà Nội thời gian qua đang thu hút sự quan tâm lớn từ người dân và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản.

Bất động sản
Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

(CLO) Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường bất động sản nhà ở khu vực phía Tây.

Bất động sản
Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

(CLO) Từng nóng lên nhờ các thông tin tin quy hoạch, lên thành phố, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, diễn biến tại thị trường bất động sản tại các huyện ngoại thành của TP HCM vẫn chưa đủ yếu tố để tạo thành "cơn sóng" mới.

Bất động sản