(CLO) Chỉ trong vòng chưa đầy 3 ngày làm việc, các cơ quan chức năng huyện Như Thanh đã “hà hơi, tiếp sức” cho việc “nhào nặn” nhiều lô đất trồng cây hàng năm thành đất ở đang là những vấn đề gây bức xúc trong dư luận địa phương cần được làm rõ.
Theo phản ánh của người dân cho biết, thời gian gần đây, trên địa địa bàn huyện Như Thanh (Thanh Hoá) xuất hiện tình trạng người dân vô tư làm nhà ở kiên cố trên đất nông nghiệp khi chưa được chuyển đổi mục đích; thậm chí có việc cấp, chuyển đổi đất ở chỉ trong vòng một vài ngày làm việc; có dấu hiệu của việc chuyển đổi, cấp đất ở thần tốc với những biểu hiện bất thường, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Giá đất ở tại khu vực trên đang được rao bán với giá dao động từ 8- 10 triệu đồng/1m2.
Từ những thông tin trên, Phóng viên báo Nhà báo & Công luận đã vào cuộc tìm hiểu cho thấy: phản ánh của người dân là có cơ sở!
Theo tài liệu bạn đọc cung cấp cho biết, ngày 27/5/2020, ông Chu Đình Hùng, có địa chỉ Lô R10, khu 4 KĐT Bắc Đại lộ Lê Lợi, phường Đông Hương, TP Thanh Hoá (Thanh Hoá) được UBND huyện Như Thanh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CV 770091 (viết tắt GCN QSD đất) tại thửa đất số 4, tờ bản đồ số 16, tại thôn Vĩnh Lợi, xã Hải Long, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá với diện tích 3.064,1 m2 theo hình thức sử dụng riêng. Trong đó, đất ở 600 m2 có thời hạn sử dụng lâu dài; đất trồng cây hàng năm khác 2.464,1 m2 được sử dụng đến ngày 01/7/2064. Diện tích trên được hợp toàn bộ từ thửa đất số 645 tờ bản đồ địa chính số 10 vào thửa đất số 4 tờ bản đồ địa chính số 16.
Sau đó, vào ngày 07/8/2020, ông Chu Đình Hùng có đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất gửi UBND huyện Như Thanh với nội dung đơn: “Đơn đề nghị cấp lại, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” cho đồng chủ sử dụng đất và Chuyển nhượng QSD đất sở hữu tài sản gắn liền trên đất ở theo GCN QSD đất số CV 770091 cho bà Hoàng Việt Anh, SN 1991, ở Lô R10, Khu đô thị Bắc Đại Lộ Lê Lợi, phường Đông Hương, TP Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
Hạ tầng được đầu tư cho việc "quy hoạch" 09 lô đất ở đã rạn nứt, sụt lún
Cùng ngày (07/8/2020), UBND xã Hải Long đã tiến hành kiểm tra hồ sơ và thực địa đơn xin cấp đổi, cấp lại GCN QSD đất đối với ông Chu Đình Hùng cho thấy: Diện tích đất ở trên thực địa là 600m2. Trong đó diện tích đã được cấp GCN QSD đất ở nông thôn là 600m2; đất trồng cây hàng năm khác giảm đi 2.464,1m2, tại thửa 4, tờ bản đồ số 16 bản đồ địa chính năm 2007. Diện tích đất cấp đổi GCN QSD đất giảm so với GCN đã có là 2.464,1m2; loại đất: Đất trồng cây hàng năm khác tại thửa đất 4, tờ bản đồ số 16 bản đồ địa chính năm 2007.
Lý do cấp đổi được UBND xã Hải Long kết luận: Hộ đã chuyển nhượng cho hộ khác và đất để thực hiện đường nội bộ và rãnh thoát nước; Bổ sung tên đồng sở hữu. Nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất được công nhận QSD đất như giao đất có thu tiền. Toàn bộ diện tích đất ở của gia đình đã nằm trong khu dân cư nông thôn của xã, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Đủ điều kiện cấp đổi GCN QSD đất; Đề nghị cấp có thẩm quyền cấp đổi GCN QSD đất cho gia đình ông Chu Đình Hùng theo quy định.
Dù đang trong quá trình chờ cấp có thẩm quyền xem xét cho việc cấp đổi GCN QSD đất, thì cùng ngày 07/8/2020, ông Chu Đình Hùng và bà Hoàng Việt Anh đã tiến hành ký kết các hợp đồng chuyển nhượng một phần diện tích đất trồng cây hàng năm khác cho 8 hộ dân khác, cụ thể: ông Đàm Lê Thế (208,2m2), Nguyễn Ngọc Hiếu (213,0m2), Lê Huy Lương (162,2m2), Nguyễn Thị Hoan (150,4m2), Trịnh Trọng Bắc (216,0m2), Đỗ Hữu Thành (215,6m2), Hoàng Văn Tiến (300,7m2) và ông Trương Anh Tiến (272,5m2) với mức giá trị chuyển nhượng được ghi trong hợp đồng là 20.000.000 đồng.
Đơn đăng ký biến động đất của ông Chu Đình Hùng chưa ráo mực thì UBND xã Hải Long đã xác thực cho nhiều hộ dân được chuyển đổi sang đất ở cùng ngày 07/8/2020.
Việc chuyển nhượng này được thực hiện tại UBND xã Hải Long, trước mặt bà Đặng Thị Dung, cán bộ xã Hải Long. Bà Dung cũng là người tiếp nhận hồ sơ và được UBND xã Hải Long chứng thực.
Cùng ngày 07/8/2020, ông Chu Đình Hùng và bà Hoàng Việt Anh có đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất gửi UBND huyện Như Thanh để xin được thực hiện chuyển nhượng QSD đất cho những hộ dân trên và tất cả đều được UBND xã Hải Long lập biên bản kiểm tra hồ sơ và thực địa hồ sơ chuyển nhượng QSD đất. Tất cả đều được thực hiện vào ngày 07/8/2020.
Dù chưa biết các cơ quan chức năng huyện Như Thanh có cho phép việc chuyển nhượng hay không? Nhưng cũng trong ngày 07/8/2020, 8 hộ dân đã làm hợp đồng chuyển nhượng QSD đất trồng cây hàng năm từ ông Chu Đình Hùng và bà Hoàng Việt Anh từ thửa đất số 4,tờ bản đồ số 16, bản đồ địa chính năm 2007 xã Hải Long đều có đơn gửi UBND huyện Như Thanh xin chuyển mục đích sử dụng đất, kèm Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và Tờ khai thuế sử dụng đất gửi các cơ quan chức năng huyện Như Thanh.
Đáng nói, tất cả các thủ tục hồ sơ pháp lý từ gửi UBND huyện Như Thanh đến UBND xã Hải Long đều được tiến hành thu, nhận, kiểm tra và thực địa trong ngày 07/8/2020 (tức thứ 6) và được UBND xã Hải Long xác nhận đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở dân cư nông thôn và xác định mức giá nộp tiền cho Nhà nước với mức 800.000 đồng/1m2 đất.
Sau đó ít ngày, tức ngày 11/8/2020, Chủ tịch UBND huyện Như Thanh đã ban hành Quyết định về việc cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với nhiều hộ dân, số còn lại được huyện Như Thanh tiếp tục cấp Quyết định cho phép chuyển đổi vào ngày 01/9/2020 và được cấp Giấy chứng nhận QSD đất sau đó ít ngày.
Theo người dân, việc người dân chuyển nhượng đất là chuyện hết sức bình thường. Nhưng việc vừa chuyển nhượng, vừa có đơn chuyển đổi, vừa kiểm tra thực địa, hồ sơ pháp lý chỉ gói gọn trong một ngày thì đúng là chuyện hết sức bất thường, vô lý và xưa nay hiếm. Nhà nước chỉ thu về với giá 800.000 đồng/1m2, còn những người có đất đã ra bán sau đó trên thị trường với giá giao động từ 8 – 10.000.000 đồng/1m2. Như này là thiệt hại cho Nhà nước rất lớn.
Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hoá cho biết, sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra việc đầu tư xây dựng hạ tầng khu vực trên
Theo tài liệu thu thập trong quá trình tác nghiệp của Phóng viên cho thấy, việc đề nghị cấp lại, cấp đổi GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cũng như việc đăng ký biến động GCN QSD đất số hiệu CV 770091 từ ông Chu Đình Hùng sang đồng chủ sử dụng là bà Hoàng Việt Anh gửi UBND huyện Như Thanh đều được thực hiện trong ngày 07/8/2020 và cũng trong ngày 07/8/2020, ông Hùng, bà Anh đã chia nhỏ nhiều diện tích đất trồng cây hàng năm ra cho nhiều hộ dân khác được thụ hưởng. Tất cả đều được "giúp sức đắc lực" của cán bộ UBND xã Hải Long hoàn tất các thủ tục pháp lý trong 01 ngày (07/8/2020).
Theo những người am hiểu về đất đai cho biết, đây là một việc làm không bình thường mà cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hoá cần sớm điều tra, xử lý. Bởi lẽ, quy trình cấp và chuyển đổi đất từ đất trồng cây hàng năm hay lâu năm sang đất ở cần phải xem lại quy hoạch sử dụng đất, xác minh, thẩm tra của nhiều đơn vị, rất mất thời gian. Việc cấp, chuyển đổi đất như này là có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực đất đai.
Quan sát của Phóng viên tại vị trí 09 lô đất, có địa chỉ tại thôn Vĩnh Lợi, xã Hải Long, huyện Như Thanh cho thấy, khu vực trên đã được san lấp mặt bằng, hạ tầng giao thông, cống thoát nước đã được ai đó đầu tư xây dựng hoàn thiện. Đường dẫn vào khu dân cư vừa mới được hình thành đã được rải nhựa với chiều dài vài trăm mét vuông; cống thoát nước; vỉa hè cũng được đầu tư xây dựng.
Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu, việc quy hoạch mặt bằng, làm các hệ thống công trình phụ trợ kèm theo không có trong danh mục các dự án của UBND huyện Như Thanh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện trong năm 2020.
Phóng viên đã gọi điện, nhắn tin tới ông Lê Huy Chung, Trưởng Phòng TN&MT huyện Như Thanh. Tuy nhiên vẫn không nhận được hồi đáp. Trong khi đó, số điện thoại 0912.730.844 của ông Lê Huy Chung được niêm yết công khai làm số đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị tại Trung tâm hành chính công của UBND huyện Như Thanh.
Báo điện tử Congluan.vn sẽ thông tin vụ việc trên tới bạn đọc.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Chính phủ Mỹ vừa ban hành lệnh cấm gây chú ý: cấm toàn bộ nhân viên chính phủ đang làm việc tại Trung Quốc có quan hệ tình cảm hoặc tình dục với công dân nước sở tại.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức hội nghị cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II và một số nội dung quan trọng khác.
(NB&CL) Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố kết luận thanh tra tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp), chỉ ra hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý tài sản, đầu tư tài chính, nợ phải thu - phải trả và hạch toán doanh thu, chi phí...
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.