Bầu cử Pháp đang rất quan trọng với thế giới

Thứ bảy, 09/04/2022 20:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau nhiều năm, Pháp đã tìm lại được vị thế của một cường quốc lớn về địa chính trị trong khu vực và thế giới. Không quá khi nói, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Pháp sắp diễn ra sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới các vấn đề lớn của toàn cầu trong ít nhất 5 năm tới.

Nước Pháp đang đi trên bánh xe lịch sử

Có thể nói rằng sự nổi lên của nước Pháp đang giống như một sự sắp đặt của lịch sử. Cách đây 5 năm, ông Emmanuel Macron từ một chính khách 39 tuổi đã tự thành lập một đảng phái hoàn toàn mới mang tên Đảng Tiến bước! (En Marche!) để ra tranh cử tổng thống, và rồi đã chiến thắng trong sự ngỡ ngàng của chính trường Pháp cũng như cả châu Âu lẫn thế giới.

bau cu phap dang rat quan trong voi the gioi hinh 1

Kết quả cuộc bầu cử tổng thống Pháp có thể sẽ ảnh hưởng tới nhiều vấn đề lớn tại châu Âu và trên thế giới. Ảnh minh họa: Bloomberg

Với phong cách chính trị nhiệt huyết và xông xáo, ông Macron đã mời rất nhiều các nguyên thủ các cường quốc đến thăm Pháp và dành cho họ sự tiếp đón vô cùng đặc biệt, trong đó có cả Tổng thống Vladimir Putin. Để rồi, mối quan hệ khá tốt giữa ông Macron và nhà lãnh đạo Nga sau đó đã giúp ông Macron liên tục xuất hiện trên các mặt báo hàng đầu thế giới trước thềm cuộc xung đột Nga - Ukraine. Đó là khi ông Macron đóng vai trò thuyết khách số một trong các cuộc đàm phán con thoi tại châu Âu, nhằm ngăn chặn cuộc chiến lớn nhất tại châu Âu kể từ Thế chiến 2.

Có một sự trùng hợp khi những ngày tháng nóng bỏng trước thềm cuộc xung đột Nga - Ukraine cũng là khoảng thời gian Pháp giữ vai trò chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU). Bởi vậy, vị thế của ông Macron nói riêng và nước Pháp nói chung trong điểm nóng địa chính trị lớn nhất thế giới trong nhiều thập kỷ qua này càng trở nên nổi bật. Dù nỗ lực của nước Pháp và cá nhân ông Macron không thể ngăn chặn được cuộc xung đột Nga - Ukraine, song đó chỉ là một thất bại theo kiểu “nhiệm vụ bất khả thi”.

Và khi cuộc xung đột ở rìa phía đông châu Âu tiếp tục leo thang và phức tạp, cuộc bầu cử tổng thống Pháp càng có ý nghĩa quốc tế. Bên cạnh hình ảnh xông pha trong các vấn đề địa chính trị khu vực - trong khi Đức gần như mờ nhạt, thì Pháp còn là nền kinh tế lớn thứ hai của EU. Quan trọng hơn, Pháp cũng đang là thành viên EU duy nhất có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Chưa hết, Pháp đang là cường quốc hạt nhân duy nhất trong khối này. Dù thật đáng tiếc nhưng buộc phải thừa nhận đây là một yếu tố quan trọng đối với một cường quốc lớn vào thời điểm bất ổn địa chính trị hiện tại.

Tại sao quan trọng?

Như đã biết, cuộc bầu cử tổng thống Pháp rất đặc biệt, khi nó là cuộc bầu cử trực tiếp và diễn ra trong 2 vòng. Điều này dẫn đến có tới 12 ứng cử viên chính thức ra tranh cử ở vòng đầu tiên vào ngày mai (10/4), tất nhiên bao gồm cả Tổng thống đương nhiệm Macron. Ông sẽ phải đối mặt với thách thức từ phe cực hữu của đối thủ lớn nhất - bà Marine Le Pen

Yếu tố đầu tiên khiến kết quả cuộc bầu cử Pháp sẽ ảnh hưởng lớn tới sự định hình của châu Âu và thế giới bởi Macron là ứng viên duy nhất cho thấy chính sách ủng hộ các hiệp ước liên minh. Trong khi đó, các ứng cử viên khác đều có quan điểm khác về vai trò của Pháp, bao gồm cả việc từ bỏ hoàn toàn các liên minh, thậm chí cả EU hay NATO. Một sự phát triển như vậy sẽ là một đòn giáng mạnh với phương Tây trong bối cảnh hình bóng của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới đang trỗi dậy.

Susi Dennison, thành viên cấp cao tại Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu cho biết: “Macron thực sự muốn tạo ra một trụ cột châu Âu ở NATO. Ông ấy đã sử dụng nó cho hoạt động ngoại giao con thoi của mình về cuộc xung đột Ukraine".

Các nhà quan sát cho rằng việc Macron tái đắc cử sẽ thúc đẩy hợp tác liên minh và đầu tư vào quốc phòng ở châu Âu - đặc biệt là với một chính phủ Đức thân EU mới. Dưới nhiệm kỳ của ông Macron, chi tiêu quốc phòng của Pháp đã tăng 7 tỷ euro, với mục tiêu nâng lên mức 2% tổng sản phẩm quốc nội - điều mà ông gần như chắc chắn muốn đạt được nếu tái đắc cử.

Bầu cử Pháp và bức tranh thế giới

Cuộc bầu cử Pháp sẽ chỉ ra liệu chủ nghĩa dân túy ở châu Âu đang lên hay đang suy tàn? Với việc nhà dân túy Viktor Orban vừa giành được nhiệm kỳ thứ tư liên tiếp trên cương vị thủ tướng Hungary cách đây ít ngày, thì giờ đây mọi người đang hướng về các ứng cử viên cực hữu đang trỗi dậy của Pháp - đặc biệt đối thủ lớn nhất của ông Macron là bà Le Pen.

bau cu phap dang rat quan trong voi the gioi hinh 2

Bà Marine Le Pen, đối thủ chính của ông Macron trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp 2022. Ảnh: Reuters

“Nếu một ứng cử viên cực hữu chiến thắng trong cuộc bầu cử Pháp tới đây, nó có thể tạo ra một số kiểu liên minh phe trục ở châu Âu”, Dennison, thuộc Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu cho biết. Trục đó có thể bao gồm Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, một nhà dân túy cánh hữu và là đồng minh của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Mỹ thường coi Pháp là đồng minh lâu đời nhất của mình. Từ các lệnh trừng phạt của Nga đến biến đổi khí hậu và các vấn đề của Liên Hợp Quốc, Washington cần một đối tác đáng tin cậy ở Paris. Pháp là một người bạn xuyên Đại Tây Dương quan trọng với Mỹ, đặc biệt vì nước này là thành viên EU thường trực duy nhất trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và có quyền phủ quyết.

Bất chấp cuộc tranh cãi gay gắt giữa Mỹ và Pháp vào năm ngoái sau hiệp ước AUKUS dẫn tới việc Paris mất hợp đồng đóng tầu có giá trị hàng tỷ USD với Úc, thì Tổng thống Biden và ông Macron hiện đang có những quan điểm thống nhất trong nhiều vấn đề lớn.

Một bức tranh lớn khác tại châu Âu trong những năm qua, đặc biệt sau cuộc xung đột Nga - Ukraine, là dòng người di cư cũng sẽ thay đổi rất nhiều, tùy vào tổng thống Pháp tới đây là ai. Vấn đề nằm ở chỗ Pháp về địa lý là chặng dừng chân đầu tiên và quan trọng của nhiều người di cư muốn tiến sâu vào châu Âu, như Đức hay Vương quốc Anh.

Tất nhiên, Pháp không phải là quốc gia đặc biệt cởi mở với người di cư xét trong bối cảnh ở châu Âu. Ông Macron cũng có quan điểm khá cứng rắn đối với vấn đề di cư. Tuy nhiên, 2 ứng viên hàng đầu khác là Le Pen hoặc Zemmour được cho rằng còn sẽ đưa ra các chính sách cứng rắn hơn nhiều nếu họ chiến thắng.

Không thể phủ nhận, Pháp đang đóng vai trò quan trọng trong việc định hình bức tranh lớn tại châu Âu và cả thế giới. Chính sách và đường lối ngoại giao của họ sẽ tác động rất nhiều tới các vấn đề lớn và nóng bỏng trong bức tranh đó. Và khi các ứng viên hàng đầu còn có quan điểm khá đối lập, thì việc tổng thống Pháp tới đây là ai rõ ràng có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ với nước Pháp, châu Âu mà còn nhiều khu vực khác trên thế giới!

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế