“Bẫy thu nhập trung bình” đe dọa tới triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thứ tư, 18/05/2022 12:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việt Nam đặt mục tiêu, tới năm 2045 sẽ trở thành một quốc gia có thu nhập cao. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, mục tiêu này đang bị rung lắc bởi đại dịch COVID-19, kèm theo đó là tở ngại từ “bẫy thu nhập trung bình”.

“Bẫy thu nhập trung bình” đe dọa tới triển vọng tăng trưởng kinh tế

Việt Nam đặt mục tiêu, tới năm 2045 sẽ trở thành một quốc gia có thu nhập cao. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, mục tiêu này đang bị rung lắc bởi đại dịch COVID-19, cũng như một số tác động khác từ bên ngoài, như chiến sự giữa Nga - Ukraine, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất,...

Tuy nhiên, theo ý kiến của đại diên Ngân hàng Thế giới (WB) tại một hội thảo do WB tổ chức sáng nay (18/5) về tình hình kinh tế Việt Nam, WB đánh giá, Việt Nam còn một số trở ngại nữa để thực hiện mục tiêu này, đó chính là “bẫy thu nhập trung bình”.

bay thu nhap trung binh de doa toi trien vong tang truong kinh te viet nam hinh 1

“Bẫy thu nhập trung bình” đe dọa tới triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Theo WB, giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam sẽ phải tìm cách tái thiết tốt hơn sau đại dịch COVID-19 và đáp ứng tham vọng trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng: Con đường này khó khăn và gian nan, vì chỉ có một số rất ít quốc gia có thể chuyển từ vị trí thu nhập trung bình lên vị trí thu nhập cao trong 50 năm qua.

“Hàn Quốc chắc chắn là một trong những ví dụ thành công nhất khi tăng thu nhập bình quân đầu người lên gấp 6 lần trong 25 năm sau khi đạt mức thu nhập bình quân đầu người tương đương với mức của Việt Nam hiện nay. Ngược lại, Thái Lan chỉ tăng thu nhập bình quân đầu người của mình lên được 2,7 lần trong cùng một khung thời gian”, đại diện WB nói.

Để vượt qua được “bẫy thu nhập trung bình”, bà Carolyn Turk cho rằng, điều này phụ thuộc vào chính sự điều hành của các cơ quan quản lý Việt Nam. Kèm theo đó, Việt Nam cũng cần thay đổi thể chế, tinh gọn bộ máy quản lý để hoạt động hiệu quả hơn.

Theo đại diện WB, trước đây, Việt Nam đã có rất nhiều cơ hội để bứt phá, điển hình là quyết định táo bạo chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 1986, khi đất nước bên bờ vực sụp đổ về kinh tế.

 Chính phủ cũng đã mạnh dạn cải cách thể chế, bằng cách củng cố Bộ Công Thương.  khi tiến hành đẩy mạnh tự do hóa thương mại vào giữa những năm 1990 hoặc sử dụng các công cụ thị trường để khuyến khích nông dân vào những năm 1980. 

Gần đây nhất, Việt Nam đã phản ứng chính sách đối với cuộc khủng hoảng COVID-19 cũng là một minh họa tốt. Tuy nhiên, dù có cơ hội, nhưng các triển khai không đồng đều đã làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế.

Thay đổi thể chế thế nào?

Khi nền kinh tế Hàn Quốc trưởng thành trong những năm 1980, các thể chế tồn tại từ những năm 1960 và 1970 bắt đầu tỏ ra yếu kém trong xử lý những thay đổi kinh tế và xã hội đang diễn ra mạnh mẽ trong nước.

Chính phủ Hàn Quốc đã nhận ra và giải quyết vấn đề đang nổi lên này bằng cách áp dụng những cải cách táo bạo, tương tự như những cải cách mà nền tảng đề xuất cho Việt Nam trong báo cáo này nhấn mạnh. 

Đơn cử, các nhà chức trách Hàn Quốc đã thay thế các kế hoạch kinh tế 5 năm bằng các chương trình nghị sự sáng tạo để cải thiện việc lập kế hoạch và trở nên linh hoạt hơn trong các quy trình ra quyết định.

Đồng thời, Hàn Quốc sáp nhập Ban Kế hoạch kinh tế với Bộ Tài chính và kinh tế để củng cố khung định chế, và thành lập Ủy ban Cải cách quy định để thúc đẩy các thủ tục tinh giản và sử dụng các công cụ thị trường.

Thực tế, tại Việt Nam đã xuất hiện các dấu hiệu cho thấy tốc độ cải cách thể chế trong vài năm gần đây. 

Cụ thể,  Bộ Nội vụ hiện đang chuẩn bị kế hoạch tổng thể tiếp theo về cải cách hành chính. Kế hoạch này có thể vượt ra khỏi cách tiếp cận tiệm tiến truyền thống được sử dụng cho đến nay.

Mục tiêu là tinh giản chính quyền trung ương bằng cách cắt giảm các bộ, trong đó tập trung cụ thể vào hiệu quả hoạt động của một số bộ cụ thể có trách nhiệm chồng chéo nhau trong các lĩnh vực của họ, chẳng hạn như lĩnh vực giao thông và xây dựng, tài chính và kế hoạch và đầu tư, và các công việc liên quan đến dân tộc và tôn giáo.

Cũng có thể xem xét thêm các điều chỉnh cần thiết để tăng cường các sắp xếp thể chế nhằm giải quyết các chương trình nghị sự phức tạp và xuyên suốt liên quan đến biến đổi khí hậu, phát triển kỹ năng và chuyển đổi số.

Trước hiện tượng này, đại diện WB cho rằng, Việt Nam phải đẩy nhanh tốc độ cải cách thể chế, để tránh nguy cơ rơi vào “bẫy thể chế thu nhập trung bình”.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô