Bệ phóng nào cho khoa học, sáng tạo?

Thứ năm, 16/05/2019 09:10 AM - 0 Trả lời

(NB&CL)Bên cạnh cải cách thể chế, phát triển hạ tầng, đào tạo nhân lực, phát triển kinh tế tư nhân, thì đổi mới sáng tạo trên nền tảng 4.0 được xem là động lực tăng trưởng quan trọng đối với Việt Nam ở cả hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, bệ phóng cho KHCN, đổi mới sáng tạo còn èo uột, tản mát…

1. Việt Nam đã và đang có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để KHCN phát triển. Từ đó, số lượng doanh nghiệp KHCN của Việt Nam tăng nhanh, ứng dụng KHCN trong nhiều lĩnh vực đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhất là trong Y tế, Nông nghiệp.

Xác định KHCN là quốc sách, là động lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mới đây đã yêu cầu ngành KHCN đặc biệt quan tâm, chú trọng thực hiện tốt các mục tiêu đổi mới thể chế, cơ chế chính sách về KHCN; đẩy mạnh chăm lo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ; phát triển cơ sở hạ tầng; nâng cao năng lực hội nhập quốc tế;…

Trong 4 trụ cột chính cần đổi mới trong hoạt động KHCN, Thủ tướng nhấn mạnh việc KHCN phải góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, nhất là những mô hình hiện có năng suất thấp trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó là thúc đẩy đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn nữa, khi mà hiện nay, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chưa nhiều, phong trào khởi nghiệp sáng tạo mới bước đầu chỉ tập trung ở đô thị lớn.

Nhấn mạnh đến việc KHCN phải tập trung phục vụ doanh nghiệp ứng dụng và đổi mới công nghệ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng doanh nghiệp phải là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo. Tiếp đó là yêu cầu đổi mới sáng tạo trong các cơ quan nhà nước, về phong cách, lề lối làm việc, cải cách hành chính, cắt bỏ thủ tục. Cũng theo Thủ tướng, muốn có sản phẩm KHCN cạnh tranh cấp quốc gia, cấp quốc tế thì doanh nghiệp, người dân phải là trung tâm, và phải tạo môi trường, kết nối cung cầu, môi giới chuyển giao KCN,…

Hay gần đây, trong phiên họp đầu năm 2019 của Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp tục nêu rõ quan điểm: KHCN là một động lực của phát triển kinh tế chứ không đơn thuần là một lĩnh vực khoa giáo.

Nền tảng của khoa học sáng tạo là sự phát triển của khu vực tư nhân, giáo dục, hạ tầng giao thông... (Ảnh minh họa)

Nền tảng của khoa học sáng tạo là sự phát triển của khu vực tư nhân, giáo dục, hạ tầng giao thông... (Ảnh minh họa)

2. Thúc đẩy năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghệ 4.0 đang được xem là cơ hội để Việt Nam tăng năng suất lao động, cải thiện năng lực cạnh tranh. Thậm chí, theo các chuyên gia, cách mạng công nghiệp 4.0 đang cào bằng khoảng cách, tạo cơ hội để các quốc gia đi sau bắt kịp các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, việc nắm bắt cơ hội này cũng không dễ dàng.

Tại Diễn đàn Cải cách và Phát triển do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, nhằm đánh giá thực tế về cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam, ông Christopher Malone - Tổng Giám đốc BCG cho rằng: Việt Nam đang tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực về hầu hết các chỉ số đổi mới, sáng tạo, cả đầu vào và đầu ra. “Việt Nam vẫn là một nền kinh tế quy mô nhỏ và đi sau trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới, sáng tạo, thứ hạng của Việt Nam theo báo cáo của WEF xếp thứ 90. Đáng lo hơn, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng khi khảo sát của BCG cho thấy, hơn 80% doanh nghiệp ở khu vực tư nhân và gần 40% ở khu vực nhà nước không áp dụng thành tựu công nghệ 4.0”, ông Christopher Malone cho biết.

Do vậy, vị chuyên gia này đề xuất Việt Nam cần lập tức bắt tay xây dựng một chiến lược cách mạng công nghiệp 4.0 của quốc gia, trong đó, tập trung xây dựng hệ sinh thái với những nền tảng vững mạnh. Đồng thời, cũng cần có mạng lưới các trung tâm đổi mới, sáng tạo với các trọng tâm khác nhau dựa trên thế mạnh của từng khu vực.

Cùng quan điểm, Tiến sĩ Huỳnh Thế Du (Fulbright Việt Nam) đánh giá, Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể về năng lực đổi mới, sáng tạo, nhưng khoảng cách với thế giới còn rất lớn là một cản trở. “Việt Nam có các cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu do các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại, nhưng năng lực và nhu cầu đổi mới, sáng tạo của Việt Nam đã cản trở khả năng bước lên các nấc thang giá trị cao hơn”, ông Du nói.

Tuy nhiên, ông Huỳnh Thế Du cũng cho rằng, không nên quá bi quan khi so với mức thu nhập hiện tại, năng lực và nền tảng về đổi mới, sáng tạo của Việt Nam đang rất tích cực. Bên cạnh đó, các chính sách của Việt Nam, so với các nước trên thế giới đã có sự quan tâm cần thiết cho giáo dục và KHCN. Rào cản lớn nhất, theo ông Du, là nhu cầu và áp lực đổi mới, sáng tạo.

3. Ở cấp nhà nước, hiện ngân sách Việt Nam đầu tư cho nghiên cứu cơ bản thông qua Quỹ Phát triển KHCN Quốc gia (Nafosted), nhằm tài trợ, cho vay để thực hiện nhiệm vụ KHCN do tổ chức và cá nhân đề xuất.

Vốn cấp năm đầu của Quỹ khi thành lập năm 2003 là 200 tỷ đồng. Hàng năm, Quỹ được cấp bổ sung từ nguồn ngân sách ít nhất 200 tỷ đồng. Đối tượng được nhận tài trợ toàn phần, một phần hoặc cho vay không lấy lãi, lãi suất thấp gồm các nghiên cứu cơ bản, các nhiệm vụ KHCN có triển vọng nhưng rủi ro, các dự án sản xuất thử nghiệm,... Hơn 10 năm hoạt động, Nafosted đã tạo ra kênh tài chính đa dạng và năng động nhằm huy động thêm các nguồn lực trong xã hội. Tuy nhiên, có thể thấy những sản phẩm “đáng giá” được “ươm mầm” nhờ ngân sách không nhiều, nếu không muốn nói là hạn chế.

Theo nhận định của Bộ Tài chính, việc hình thành Quỹ KHCN nhằm hút thêm nguồn lực xã hội. Tuy vậy, thời gian vừa qua, các Quỹ này hoàn toàn hoạt động dựa vào ngân sách, chưa trở thành nguồn lực làm “vốn mồi” để thu hút đầu tư ngoài ngân sách cho hoạt động KHCN.

Các nhà khoa học cũng cho rằng, Chính phủ cần phải đẩy mạnh cơ chế phối hợp giữa khu vực công và khu vực tư nhân trong hoạt động các quỹ phát triển KHCN. Ở các nước phát triển, vốn ngân sách là “vốn mồi” cho Quỹ, từ đó thu hút tài trợ từ khu vực tư nhân để phát triển, mở rộng.

Việc các quỹ phát triển KHCN quốc tế đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng cho thấy việc phối hợp công -  tư, thu hút vốn từ khu vực tư nhân trong nghiên cứu phát triển là vô cùng quan trọng. Cũng có nghĩa, bệ đỡ hay bệ phóng cho KHCN, cho đổi mới sáng tạo không thể chỉ trông chờ vào ngân sách, mà cần thu hút được sự quan tâm của tư nhân, tức phải hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân thông qua cải cách thể chế, phát triển hạ tầng, đào tạo nhân lực.

Hay nói cách khác, cải cách thể chế, phát triển hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kinh tế tư nhân và đổi mới sáng tạo trên nền tảng 4.0 phải được triển khai cùng lúc, để cùng là động lực  phát triển đất nước.

An Nhiên

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn