Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu khiến cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton nhập viện nguy hiểm thế nào?

Chủ nhật, 17/10/2021 09:18 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cựu tổng thống Bill Clinton nhập viện do chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, là bệnh phổ biến ước tính 8 triệu đến 10 triệu người mắc mỗi năm.

Ông Bill Clinton đã nhập viện và điều trị tại khu hồi sức tích cực của Trung tâm Y tế Irvine, Đại học California, hôm 12/10. Tiến sĩ Alpesh Amin, chủ nhiệm y khoa tại trung tâm và bác sĩ chính của ông Clinton, bà Lisa Bardack, cho biết ông đã được tiêm thuốc kháng sinh, truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

benh nhiem trung duong tiet nieu khien cuu tong thong my bill clinton nhap vien nguy hiem the nao hinh 1

Mỗi năm, có từ 8 triệu đến 10 triệu người phải đến gặp bác sĩ vì căn bệnh này. Ảnh minh họa

Sau hai ngày điều trị, lượng bạch cầu của ông có xu hướng giảm, cơ thể đáp ứng tốt với thuốc kháng sinh.

Theo các bác sĩ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu rất phổ biến ở người lớn tuổi, có thể nhanh chóng lan vào máu. Đây là tình trạng nhiễm trùng các phần của đường tiết niệu, có liên quan đến niệu đạo, thận hoặc bàng quang.

Bệnh đặc trưng bởi sự xâm nhập của vi khuẩn trong nước tiểu. Thông thường, nước tiểu chỉ là sản phẩm phụ của hệ thống lọc (thận), di chuyển qua hệ thống tiết niệu và không chứa vi khuẩn.

Tuy nhiên, vi khuẩn có thể xâm nhập vào hệ thống tiết niệu từ bên ngoài cơ thể, gây ra các vấn đề nhiễm trùng và viêm, từ đó dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu rất phổ biến. Mỗi năm, có từ 8 triệu đến 10 triệu người phải đến gặp bác sĩ vì tình trạng này. Bệnh rất dễ dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, như trường hợp của cựu tổng thống Bill Clinton.

Có đến 25% bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết mà nguyên nhân ban đầu là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Đặc trưng của bệnh là viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu dưới, viêm bể thận, nhiễm trùng đường tiết niệu trên và thận.

Thông thường, các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do nhiễm trùng đường tiết niệu được điều trị tích cực. Bác sĩ cần ổn định huyết động và phổi hoặc sử dụng kháng sinh trong vòng một giờ sau khi có chẩn đoán.

Ở trường hợp của ông Clinton, bác sĩ đã tiêm kháng sinh qua đường tĩnh mạch, sau đó sẽ chuyển dần sang kháng sinh đường uống. Các chỉ số quan trọng của ông đều đã ổn định.

Triệu chứng và biến chứng bệnh

Triệu chứng chung của viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh mà thể hiện triệu chứng ra bên ngoài. Đối với tình trạng viêm nhẹ thậm chí còn không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, có thể kể tới các triệu chứng thường gặp như sau:

– Buồn tiểu nhiều lần

– Cảm giác đau buốt thậm chí là nóng rát khi đi tiểu

– Thường xuyên đi tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít

– Nước tiểu có nhiều bọt

– Nước tiểu màu hồng, màu đỏ hoặc có màu cola (đây là dấu hiệu cho thấy có máu trong nước tiểu)

– Nước tiểu có mùi nặng

– Với phụ nữ có đau vùng chậu, đặc biệt là ở vùng trung tâm của xương chậu và xung quanh vùng xương mu.

Triệu chứng cụ thể của viêm đường tiết niệu

Nhiễm trùng tại thận 

– Đau lưng trên và bên hông

– Sốt cao

– Run rẩy và ớn lạnh

– Buồn nôn

– Nôn

Nhiễm trùng tại bàng quang

– Đi tiểu nhiều lần và đau buốt khi đi tiểu

– Có máu trong nước tiểu

– Thấy đau và khó chịu ở phần bụng dưới

Nhiễm trùng tại niệu đạo

– Nóng rát khi đi tiểu

– Đau khi đi tiểu nên thường đi tiểu ngắt quãng hoặc không muốn đi tiểu

 Biến chứng nguy hiểm mà viêm đường tiết niệu gây ra

– Tổn thương thận vĩnh viễn.

– Đối với phụ nữ mang thai: Tăng nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.

– Đối với nam giới: Hẹp niệu đạo vì tình trạng viêm niệu đạo tái phát do lậu cầu.

– Nhiễm trùng huyết – đây là biến chứng nguy hiểm có khả năng đe dọa tính mạng người bệnh, đặc biệt nếu là nhiễm trùng máu xuất phát từ thận.

Biện pháp phòng ngừa viêm đường tiết niệu hiệu quả

– Uống đủ 2-3l nước mỗi ngày. Uống nước sẽ giúp làm loãng nước tiểu, tăng số lần đi tiểu, từ đó giúp bài tiết tốt và đẩy luôn cả vi khuẩn ở đường tiết niệu ra bên ngoài.

– Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn. 

– Tránh các loại sản phẩm phụ khoa gây kích thích.

– Lưu ý các biện pháp tránh thai an toàn.

Thủy Tiên

Tin khác

TP HCM xử phạt, đình chỉ hoạt động 2 cơ sở quảng cáo và cung cấp dịch vụ nam khoa 'chui'

TP HCM xử phạt, đình chỉ hoạt động 2 cơ sở quảng cáo và cung cấp dịch vụ nam khoa 'chui'

(CLO) Thanh tra Sở Y tế TP HCM vừa tiến hành thanh tra và xử phạt 2 đơn vị quảng cáo và cung cấp dịch vụ "nam khoa" trái phép là Công ty TNHH Saigon Shine và UCI International.

Sức khỏe
TP HCM: Nhiều nhà thuốc bị xử phạt do bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc

TP HCM: Nhiều nhà thuốc bị xử phạt do bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc

(CLO) Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã công bố danh sách cơ sở vi phạm lĩnh vực dược - mỹ phẩm trên địa bàn thành phố. Trong đó có nhiều lỗi vi phạm như bán thuốc kê đơn không có đơn thuốc hay hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
Một mỹ phẩm Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành ở Việt Nam

Một mỹ phẩm Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành ở Việt Nam

(CLO) Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc sản phẩm Innisfree Bija Trouble Facial Foam xuất xứ từ Hàn Quốc sản xuất.

Sức khỏe
Người phụ nữ có hai bàng quang

Người phụ nữ có hai bàng quang

(CLO) Sau khi thăm khám, được bác sĩ thông báo có hai bàng quang người phụ nữ 74 tuổi rất sốc, người này có quen tiểu đêm từ 3 đến 4 lần.

Sức khỏe
TP HCM thí điểm mô hình tổ lưu động chăm sóc răng miệng cho học sinh

TP HCM thí điểm mô hình tổ lưu động chăm sóc răng miệng cho học sinh

(CLO) Đây là chương trình kết hợp của Sở Y tế và Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM để thí điểm mô hình trường - trạm về nha học đường tại quận 1, quận 5, quận 6 và huyện Cần Giờ, trước khi triển khai rộng toàn thành phố.

Sức khỏe