Bệnh whitmore không phải là “vi rút ăn thịt người”?

Thứ hai, 16/09/2019 20:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo PGS. Bùi Vũ Huy Giảng viên cao cấp bộ môn Truyền nhiễm Đại Học Y Hà Nội – Cố vấn Khoa nhi, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, nơi tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhiễm Whitmore trong thời gian qua khẳng định: “Bệnh Whitmore không phải là bệnh “ăn thịt người” như các báo đã giật tít câu like trong thời gian qua”.

PGS. Bùi Vũ Huy Giảng viên cao cấp bộ môn Truyền nhiễm Đại Học Y Hà Nội – Cố vấn Khoa nhi, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương. Ảnh: An Khang

PGS. Bùi Vũ Huy Giảng viên cao cấp bộ môn Truyền nhiễm Đại Học Y Hà Nội – Cố vấn Khoa nhi, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương. Ảnh: An Khang

Whitmore thực sự không đáng sợ

Trong thời gian gần đây, số ca nhiễm bệnh whitmore liên tiếp tăng tại các bệnh viện. Điều này, vô hình trung gây tâm lý hoang mang cho người dân.

Để xác thực mức độ nguy hiểm của căn bệnh nay, phóng viên báo Công Luận đã có trao đổi độc quyền với PGS. Bùi Vũ Huy tại Khoa Nhi, bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương.

Theo PGS. Bùi Vũ Huy vi khuẩn gây bệnh whitmore có tên khoa họ là Burkholderia pseudomallei sống ở trong đất, bùn chỉ là một vi khuẩn cơ hội yếu. Bệnh Whitmore không phải là hiếm, bệnh thường xuyên có mặt ở môi trường ô nhiễm nhưng không có khả năng gây ra dịch.

Để giải thích tại sao thời gian gần đây, lượng người nhiễm bệnh whitmore gia tăng tại các bệnh viện. PGS. Bùi Vũ Huy cho biết, nước ta là nước nhiệt đới, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên người nông dân thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bùn đất, nơi vi khuẩn whitmore cư trú nên việc nhiễm vi khuẩn whitmore là điều khó tránh khỏi.

Đặc biệt, đối với những người có cơ địa yếu, sức đề kháng kém, thì nguy cơ nhiễm bệnh càng cao. Có thể kể đến như bênh HIV, mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, viêm gãn mãn tính, những người nghiện rượu lâu năm các tế bào gan đã bị tổn thương, người có các bệnh mãn tính về phổi và thận. Đây là những đối tượng cần cảnh báo cao nguy cơ nhiễm vi khuẩn whitmore. 

Đối với những bệnh nhân này, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bởi sức đề kháng của họ đã suy giảm nên khó có khả năng phản ứng tốt với vi khuẩn.

Còn đối với những người có sức đề kháng cao, sức khỏe tốt, trong lao động không may để xảy ra xước chân tay, nếu được vệ sinh sạch sẽ, băng bó cẩn thận và khử trùng tuyệt đối thì hoàn toàn có thể phòng tránh được việc nhiễm whitmore. Với điều kiện, người bệnh cần phải được cách ly với môi trường bùn đất đến khi vết thương đã lành và khỏi hẳn.

Điều này, giải thích các trường hợp nhập viện tại bệnh viện Nhiệt đới trung ương trong thời gian gần đây chủ yếu là người già và trẻ nhỏ. Những trường hợp đã có tiền sử về bệnh mãn tính và có đề kháng kém.

Theo PGS. Bùi Đức Huy nhận định: “Đây là loại bệnh ít gặp, nhưng điều này cũng không ảnh hưởng nhiều tới việc điều trị. Chỉ cần bác sĩ xác định đúng bệnh nhiễm khuẩn whitmore và điều trị theo phác đồ thì sẽ khỏi hoàn toàn. Bệnh không dễ dàng lây lan, không trực tiếp lây từ người qua người.”

Whitmore không phải là "virus ăn thịt người"

Với thông tin “whitmore là virut ăn thịt người”, PGS. Bùi Đức Huy phủ định: “Đây là cách gọi hoàn toàn sai bản chất căn bệnh này. Whitmore là một loại vi khuẩn không phải là virus. Virus là dạng sống nhỏ nhất và đơn giản nhất. Virus nhỏ hơn  chỉ bằng 1/10 - 1/100 vi khuẩn. Vi khuẩn là sinh vật đơn bào sống cả bên trong lẫn bên ngoài tế bào khác. Chúng có thể tồn tại mà không cần tới tế bào túc chủ. Còn virus, chỉ có thể kí sinh nội bào, nghĩa là chúng xâm nhậm vào tế bào chủ và sống bên trong tế bào. Virus thay đổi vật liệu di truyền của tế bào chủ để khiến chúng không hoạt động bình thường và để virus tự nhân lên".

Tuy là một loại vi khuẩn dễ gây nhiễm nhưng vi khuẩn whitmore là một loại vi khuẩn gram âm, yếu, tồn tại trong bùn, đất và chỉ lây nhiễm cho con người thông qua các vết xước, vết thương ngoài da. Và vi khuẩn này chỉ có nguy cơ xâm nhập cao vào cơ thể có đề kháng kém như các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính. PGS. Bùi Đức Huy nhận định.

Và trong trường hợp, bệnh nhân không được điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh sẽ gây ra hoại tử các tổ chức. Trong đó các tổ chức mà vi khuẩn hay tấn công như xương cánh mũi, xương hàm, các tổ chức cơ tay và chân do đó sẽ có nguy cơ tổn thương hơn cả khi vi khuẩn xâm nhập.

Trong trường hợp bị nặng mới gây hoại tử, còn vi khuẩn whitmore không có khả năng ăn các tế bào nên không thể gọi là vi rút “ăn thịt người” như một số báo là không đúng. Điều này, sẽ gây tâm lý hoang mang cho người dân. PGS. Bùi Đức Huy cho hay.

Trường hợp bệnh nhân ở Bệnh viện Bạch Mai bị vi khuẩn Whitmore tấn công mũi gần đây là một dạng viêm và áp xe ngoài da. Bệnh nhân này đã bị vi khuẩn Whitmore tấn công ở vị trí mỏng yếu là cánh mũi của cơ thể.

Thời gian được chẩn đoán bệnh lâu, thời gian được chỉ định điều trị đúng kháng sinh bị chậm, nên tổ chức viêm và áp xe trên cánh mũi vỡ ra giống như nhiều mụn mủ nhọt ngoài da khác. Theo đó, dẫn đến làm thay đổi hình dạng cánh mũi chứ hoàn toàn không phải do virus whitmore ăn các tế bào da.

Tuy nhiên, theo thông tin nhiều báo đã đưa trước, bệnh whitmore có nhiều dấu hiệu giống các bệnh thông thường khác như: Sốt, viêm phổi, xuất hiện ổ áp xe ... điều này rất dễ khiến bác sĩ chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác. Theo đó, sẽ gây khó khăn trong việc điều trị.

Đặt vấn đề này với PGS. Bùi Đức Huy, ông nhận định: "Bệnh whitmore hoàn toàn không khó điều trị. Đối với trẻ nhỏ, việc chẩn đoán tương đối "dễ hơn" bởi thường có biểu hiện đặc trưng là sưng tuyến mang tai, nhiễm khuẩn huyết, chỉ một số ít có biểu hiện viêm màng não, viêm phổi, áp xe gan, tổn thương thần kinh...Tuy nhiên, ở người lớn, bệnh có những biểu lâm sàng khá phức tạp nên việc chẩn đoán và xét nghiệm có thể gặp ở phổi, cơ, bàng quang...Tuy nhiên, khi đã xác định đúng bệnh, thì bệnh sẽ được chữa khỏi dứt điểm".

Để phòng bệnh, nên giữ gìn vệ sinh thân thể, chăm sóc sức khỏe. Nếu cơ thể bị trầy xước, cần xử lý cẩn thận vết thương tốt. Ở những người già yếu, có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch cần tránh tiếp xúc với môi trường mất vệ sinh, hạn chế tiếp xúc bùn đất, nguồn nước bị ô nhiễm thì bệnh whitmore hoàn toàn có thể phòng ngừa, và không đáng sợ như người dân đang nghĩ. PGS. Bùi Đức Huy khẳng định.

Đối với thông tin như nhiều báo khẳng định, hiện nay, bệnh Whitmore chưa có vắc xin phòng bệnh, và cũng chưa có bất kỳ khuyến cáo nào về sử dụng kháng sinh dự phòng nên bệnh whitmore rất dễ nhiễm và vẫn là mối đe dọa đối với người dân. Thực chất vấn đề này như thế nào, sẽ được phóng viên báo Nhà báo và Công luận thông tin tiếp trong bài tiếp theo.

Lương Minh - An Khang

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe