Bí mật bứt phá thành Tập đoàn giá trị tỷ đô của Tân Hiệp Phát

Thứ bảy, 01/12/2018 16:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhìn lại hành trình “Vượt lên người khổng lồ” để bứt phá thành doanh nghiệp tỷ đô của Tân Hiệp Phát, nữ doanh nhân Trần Uyên Phương, tác giả cuốn sách “Competing With Giants” và cũng là Phó Tổng Giám đốc của Tập đoàn này chia sẻ: chính việc tự nhận trách nhiệm, mọi người luôn làm chủ công việc và cải tiến triệt để đã giúp Tân Hiệp Phát bứt phá, vươn mình mạnh mẽ ra thế giới; “Chúng ta làm chủ, kể cả khi chúng ta vẫn là một nhân viên”.

Báo Công luận
 Nữ doanh nhân Trần Uyên Phương tại buổi giao lưu với khán thính giả đài VOV.

 

Theo một thống kê của thế giới, các công ty trong vòng 5 năm đầu hình thành thì sau 5 năm 95% sẽ thất bại và con số sống sót chỉ 5%. Trong số doanh nghiệp sống sót và tăng trưởng, số doanh nghiệp tồn tại trên 150 năm trên thế giới rất hiếm. 

Tất cả doanh nghiệp đều bị một giới hạn là người lãnh đạo. Người đứng đầu là “cái nóc của cả cái bình”, do đó họ có thể phát triển được tới đâu thì doanh nghiệp sẽ tăng trưởng lên tới đó”. Đó là nhận định của một nữ lãnh đạo thế hệ thứ hai, của một Tập đoàn nước giải khát hàng đầu Việt Nam – bà Trần Uyên Phương - Phó TGĐ Tập đoàn Tân Hiệp Phát. 

Với vai trò quan trọng của người lãnh đạo trong việc đưa doanh nghiệp phát triển và bứt phá, trong chương trình 30 phút cùng VOV2, nữ doanh nhân này đã chia sẻ những góc nhìn của bà cùng với câu chuyện của một Tập đoàn gia đình trị giá hàng tỷ USD. 

Thực tế, nhiều người cho rằng công ty gia đình chỉ phát triển đến một quy mô nhất định, tuy nhiên để có thể lớn mạnh và cạnh tranh với những “gã khổng lồ” là điều không tưởng.

Báo Công luận
 Ngoài vai trò là Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, nữ doanh nhân còn được biết đến là tác giả cuốn sách  “Competing With Giants” một trong 5 cuốn sách kinh doanh được đề cử cho Giải thưởng Sách hay nhất của Mỹ năm 2018

 

Trước quan điểm này, bà Uyên Phương, tác giả cuốn sách  “Competing With Giants” chia sẻ: “Chúng ta thường hay nhầm lẫn doanh nghiệp gia đình là doanh nghiệp quản trị theo kiểu gia đình”. Nhưng, hiện nay, khi mà thế giới đang nói về doanh nghiệp gia đình, họ đang nói về một gia đình nắm quyền sở hữu và chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp đó, và có cách quản trị là chuyên nghiệp.  

Có rất nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới là doanh nghiệp gia đình. Theo thống kê, 60 - 70% doanh nghiệp trên thế giới vẫn là các công ty gia đình. Tỷ lệ này ở nhiều quốc gia lên đến 90%. 

Nhắc đến vấn đề mà các doanh nghiệp này phải đối mặt, nữ lãnh đạo Tân Hiệp Phát từng chia sẻ rằng, riêng với Việt Nam, đến giai đoạn hiện nay, đa số doanh nghiệp gia đình tầm 20 năm đến 30 năm thì bắt đầu chuyển sang thế hệ thứ hai hoặc các mô hình kinh doanh khác như lên sàn chứng khoán. Đó chính là những điều mà thế hệ lãnh đạo thứ hai, cũng như doanh nghiệp gia đình phải thay đổi.

Riêng với câu chuyện của Tập đoàn nước giải khát 24 năm tuổi Tân Hiệp Phát, họ đã từng trải qua liên tiếp những khủng hoảng. Đối mặt với những trở ngại này, Tân Hiệp Phát đã xử lý và vượt qua như thế nào?

Báo Công luận
 Nữ doanh nhân cùng gia đình đang đưa Tân Hiệp Phát vượt lên những người khổng lồ đa quốc gia tại thị trường trong nước và vươn mình mạnh mẽ ra thế giới.

 

Bà Uyên Phương nhận định, yếu tố tự nhận trách nhiệm là điều quan trọng. Nếu Tân Hiệp Phát không dám nhìn nhận điểm yếu của mình thì không thể cải tiến, từ đó phát triển được. Đó cũng là một trong những lý do giải thích tại sao có những doanh nghiệp vượt lên được, nhưng cũng có những công ty lại bị khủng hoảng nhấn chìm. 

Nữ lãnh đạo nói: “Nếu chúng ta không thấy được trách nhiệm của mình, chúng ta sẽ không bao giờ cải tiến”. 

Có một câu chuyện phổ biến ở Tân Hiệp Phát rằng. Một anh giám đốc sản xuất nhà máy bao bì từng chia sẻ với vị khách đến thăm rằng: “Ông Thanh có bao giờ xuống nhà máy, thật ra ở nhà máy này là tôi là chủ. Ông Thanh là người đầu tư, nhưng người sử dụng máy móc thiết bị, vận hành hiệu quả sao cho hiệu quả là do tôi”. 

Từ đó, nữ lãnh đạo đưa ra quan điểm về việc nhận trách nhiệm và việc làm chủ: “Chúng ta làm chủ, kể cả khi chúng ta vẫn là một nhân viên”. Một nhân viên sở hữu các nguồn lực mà công ty giao và làm sao để sử dụng có hiệu quả, đó chính là đang làm chủ công việc của mình. Tất nhiên, người chịu trách nhiệm sau cùng cho mọi kết quả, vẫn là người lãnh đạo. 

Bà chia sẻ: “Khi chúng ta ra quyết định, có thể có mâu thuẫn giữa yếu tố ngắn hạn và yếu tố dài hạn. Nếu như chúng ta hi sinh dài hạn để đánh đổi ngắn hạn, chúng ta sẽ phải trả giá trên con đường phát triển tương lai. Điều quan trọng là cân nhắc cả hai yếu tố này để phục vụ một mục tiêu cuối cùng - phát triển bền vững”. 

Chính quan điểm này đã tạo ra các thức uống giải khát có lợi cho sức khỏe nổi tiếng được hàng triệu người tin dùng mỗi ngày như Trà Thanh nhiệt Dr Thanh, Trà xanh Không độ, Nước tăng lực Number 1 và tạo ra nền tảng quan trọng giúp Tân Hiệp Phát “Vượt lên người khổng lồ” và vươn mình mạnh mẽ ra thế giới.

Cuốn sách "Competing with Giants" do tác giả Trần Uyên Phương viết chính, cùng hai đồng tác giả khác là Jackie Horne & John Kador đã được ủng hộ và lựa chọn trong Top 5 - 2018 Best Book Awards Business: Entrepreneurship & Small Business tại American Book Fest. 

Để chia sẻ niềm vui này, tác giả "Competing with Giants" gửi đến mọi người phiên bản ebook trên Kindle với giá đặc biệt 99 Cents đến hết ngày 1/12/2018. Đăng kí ngay tại: amzn.to/2wEyeQ1.

 

P.V

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp