Biến chủng Delta chặn đứng sự phục hồi của nền kinh tế châu Á

Thứ năm, 05/08/2021 08:18 AM - 0 Trả lời

(CLO) Biến chủng Delta đẩy nền kinh tế châu Á đối mặt với nguy cơ bị thế giới bỏ lại phía sau khi nhiều quốc gia tại khu vực này buộc phải kéo dài giãn cách để phòng chống dịch, khiến sản xuất và xuất khẩu lao dốc.

Biến chủng Delta

Biến chủng Delta chặn đứng sự phục hồi của nền kinh tế châu Á. Ảnh: Getty Images.

Biến chủng Delta chặn đứng sự phục hồi của nền kinh tế châu Á. Ảnh: Getty Images.

Theo Wall Street Journal, châu Á đang nổi lên như một mắt xích yếu trong quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu do một số quốc gia áp dụng các biện pháp hạn chế mới gây kìm hãm sản xuất.

Với tốc độ tiêm chủng chậm hơn so với phương Tây, châu Á đang chạm đỉnh của làn sóng Covid-19 bùng phát mới, gây ra bởi biến thể Delta. Sự lây lan của dịch bệnh đang đe dọa làm tổn thương lòng tin của người tiêu dùng và xói mòn lợi thế của nhiều cường quốc sản xuất tại đây.

Báo cáo của HIS Markit cho thấy các nền kinh tế Đông Nam Á – đặc biệt là Indonesia và Malaysia – chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi biến chủng Delta hoành hành. Hoạt động sản xuất suy giảm trên khắp khu vực này.

Indonesia và Malaysia, những nơi đang phải đối mặt với tình trạng số ca lây nhiễm và tử vong tăng mạnh, đang thuộc nhóm chịu ảnh hưởng hàng đầu. Malaysia yêu cầu các nhà máy sản xuất hàng không thiết yếu đóng cửa từ đầu tháng 6 sau khi phát hiện hàng loạt ổ dịch ở nhiều doanh nghiệp.

Đại diện công ty may mặc Asia Brands ở Malaysia cho biết các nhà máy của hãng ngừng hoạt động suốt 2 tháng qua và không thể giao hàng cho khách nước ngoài.

“Các đơn hàng xuất khẩu bị trì hoãn do chúng tôi không thể sản xuất trong hai tháng. Khách hàng nước ngoài có thể sẽ chọn nhà cung cấp mới bên ngoài Malaysia. Sự bất ổn này đang ảnh hưởng quá nặng tới chúng tôi”, ông Tan Thian Poh, chủ công ty may mặc Asia Brands, than thở.

Lối thoát duy nhất của ông Tan là chuyển sang sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân, được chính phủ coi là một lĩnh vực thiết yếu. Tuy nhiên, ông cũng chỉ được duy trì 60% lực lượng lao động so với bình thường.

Chuỗi cung ứng bị gián đoạn

Biến chủng Delta chặn đứng sự phục hồi của nền kinh tế châu Á. Ảnh: Getty Images.

Biến chủng Delta chặn đứng sự phục hồi của nền kinh tế châu Á. Ảnh: Getty Images.

Do các chuỗi cung ứng trong khu vực được kết nối chặt chẽ, nên việc ngừng hoạt động của nhà máy ở một quốc gia có thể gây ra gián đoạn tại nơi khác.

Tại Indonesia, nhà sản xuất hàng may mặc PT Pan Brothers được phép hoạt động với 100% số công nhân (31.000 công nhân) vì được xem là hàng thiết yếu. Tuy nhiên, doanh nghiệp này cũng gặp nhiều khó khăn vì không thể nhập khẩu kịp thời nguyên liệu từ Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực do dịch bệnh bùng phát.

Trong khi đó, tại Thái Lan, hàng loạt nhà máy của Toyota Motor phải đóng cửa vì số ca mắc Covid-19 tăng vọt. Các chuyên gia nhận định tình trạng này sẽ gây sức ép lớn lên chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy giá cước vận tải biển tăng vọt.

Hồi đầu năm, xuất khẩu tăng trưởng mạnh giúp nền kinh tế Trung Quốc nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, chỉ số phụ về đơn hàng mới (PMI) chính thức giảm xuống 47,7 trong tháng 7, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020. Chỉ số dưới 50 cho thấy lượng đơn hàng đang thu hẹp vì nhu cầu tại nước ngoài giảm. Đến nay, biến chủng Delta đã xuất hiện tại 26 thành phố ở Trung quốc và làm suy giảm tâm lý người tiêu dùng.

Ngành xuất khẩu của Hàn Quốc tăng trưởng lần lượt 39,8% và 29,6% trong tháng 6 và tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự báo nền kinh tế nước này sẽ đối mặt với những thách thức về bất ổn chuỗi cung ứng tương tự Trung Quốc trong thời gian tới.

Các chuyên gia cũng cho rằng nếu biến chủng Delta tiếp tục lây lan nhanh chóng trong khi tốc độ tiêm chủng không theo kịp, châu Á có thể hứng chịu những hậu quả kinh tế dài hạn.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gần 40% dân số tại các nền kinh tế tiên tiến đã được tiêm phòng đầy đủ, so với chưa đến một nửa tỷ lệ đó tại các nền kinh tế mới nổi. Ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, tỷ lệ này thậm chí còn thấp hơn. Khoảng 8% dân số Indonesia và Philippines đã được tiêm chủng đầy đủ, và khoảng 6% ở Thái Lan.

Trái ngược với tình cảnh ở châu Á, tốc độ tiêm chủng nhanh giúp phương Tây nhanh chóng phục hồi các hoạt động kinh tế. Với Mỹ, quốc gia này đã tiêm chủng cho 49,6% dân số, sản lượng kinh tế tăng trở lại lên trên mức trước đại dịch trong quý II năm nay.Tại châu Âu, các nhà máy cũng đạt sản lượng ở mức gần kỷ lục trong tháng 7. Cũng trong tháng này, doanh nghiệp tuyển dụng với tốc độ kỷ lục.

Nhà kinh tế Steven Cochrane của hãng Moody’s Analytics nhận định ngoài đẩy nhanh tiêm chủng vắc-xin, châu Á không có nhiều sự lựa chọn trong việc chống lại biến chủng Delta và sớm mở cửa nền kinh tế. Singapore, quốc gia có kế hoạch nới lỏng hạn chế đi lại vào cuối năm nay, khi đã tiêm phòng đầy đủ cho khoảng 80% dân số, có thể là một ví dụ tốt để học hỏi.

Hương Vũ

Bình Luận

Tin khác

Thứ trưởng Quốc phòng Nga mất chức và nhiều doanh nhân bị bắt trong vụ án tham nhũng

Thứ trưởng Quốc phòng Nga mất chức và nhiều doanh nhân bị bắt trong vụ án tham nhũng

(CLO) Một Thứ trưởng Quốc phòng Nga vừa bị buộc tội nhận hối lộ trong một vụ bê bối tham nhũng lớn khiến một số doanh nhân giàu có bị bắt.

Thế giới 24h
Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

(CLO) Thủ tướng Haiti Ariel Henry hôm thứ Năm (25/4) đã tuyên bố từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Thế giới 24h
Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

(CLO) Một quan chức Mỹ ngày 25/4 cho biết Mỹ có thể thông báo về việc mua vũ khí mới cho Ukraine trị giá 6 tỷ USD ngay sau ngày thứ Sáu.

Thế giới 24h
Israel chuẩn bị tấn công tổng lực Rafah, người dân không biết trốn đi đâu

Israel chuẩn bị tấn công tổng lực Rafah, người dân không biết trốn đi đâu

(CLO) Israel đã tăng cường không kích vào Rafah sau khi tuyên bố sẽ sơ tán dân thường khỏi thành phố cực nam Gaza để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tổng lực, bất chấp cảnh báo rằng điều này có thể gây thương vong hàng loạt.

Thế giới 24h
Ông Kim Jong Un thị sát vụ thử tên lửa phóng hàng loạt mới của Triều Tiên

Ông Kim Jong Un thị sát vụ thử tên lửa phóng hàng loạt mới của Triều Tiên

(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hôm thứ Năm (25/4) đã thị sát vụ thử nghiệm tên lửa phóng hàng loạt 240 mm do một đơn vị công nghiệp quốc phòng mới thành lập sản xuất, theo hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin vào thứ Sáu.

Thế giới 24h