Biên lợi nhuận Thế Giới Di Động – MWG ngày càng suy giảm bất chấp tình hình dịch bệnh đã dần ổn định

Thứ hai, 27/06/2022 19:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Biên lợi nhuận ròng của Thế Giới Di Động – MWG đang ngày càng suy giảm, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 bất chấp dịch bệnh đã ổn định.

Trong giai đoạn dịch COVID-19 hoành hành, Thế Giới Di Động - MWG là một trong những đơn vị bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Đơn vị này từng rất nổi tiếng khi tung ra “văn bản” yêu cầu các chủ cho thuê cửa hàng hỗ trợ giảm giá thuê nhà cho mình trong thời gian dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện tại dù tình hình dịch bệnh đã tạm thời ổn định, biên lợi nhuận của MWG không những không tăng mà lại còn có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, trong báo cáo kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm vừa qua, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã MWG) đã ghi nhận doanh thu thuần đạt 59.324 tỷ đồng, tức là tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.

Việc tăng trưởng doanh thu chủ yếu đến từ ghi nhận tăng trưởng doanh thu của các cửa hàng trong chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh. Ngoài ra thì đơn vị này cũng mở thêm các cửa hàng bao gồm 371 cửa hàng Điện Máy Xanh Supermini, 36 cửa hàng Topzone và 101 nhà thuốc An Khang. Do thay đổi thói quen người tiêu dùng từ mùa dịch nên doanh thu online cũng đã tăng trưởng mạnh tới 122% so với cùng kỳ năm trước.

Dù dịch bệnh đã được kiểm soát phần nào, khó khăn từng được nêu ra đã giảm nhưng biên lợi nhuận của MWG không những không tăng mà còn giảm. (Ảnh TL)

Dù dịch bệnh đã được kiểm soát phần nào, khó khăn từng được nêu ra đã giảm nhưng biên lợi nhuận của MWG không những không tăng mà còn giảm. (Ảnh TL)

Ghi nhận lợi nhuận của MWG đạt 2.202 tỷ đồng, hoàn thành 35% kế hoạch năm đã đặt ra từ trước. Mức hoàn thành lợi nhuận năm thấp hơn hẳn so với doanh thu khiến cho biên lợi nhuận lũy kế của năm thấp hơn hẳn so với năm 2021, chỉ đạt 3,7%, giảm tới 0,5% so với mức 4,2% của 5 tháng đầu năm 2021.

Như vậy, có thể thấy rằng trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp, biên lợi nhuận của TGDĐ lại cao hơn so với thời điểm dịch bệnh được kiểm soát phần nào hiện nay.

Lý do cho sự bất thường này được ban lãnh đạo MWG đưa ra, đó là bởi lãi lạm phát gia tăng làm chi phí hàng hóa đầu vào và chi phí vận hành gia tăng. Bên cạnh đó, chi phí thay đổi layout bán hàng của Bách Hóa xanh, đóng cửa các cửa hàng kém hiệu quả cùng việc thanh lý các hàng tồn kho cũng gây ảnh hưởng tới biên lợi nhuận.

Xét tình hình kinh doanh trong vài năm vừa qua, có thể thấy rằng doanh thu của Thế Giới Di Động liên tục tăng trưởng mạnh. Trong năm 2018, doanh thu MWG đạt 87,7 nghìn tỷ đồng, tăng lên 103,5 nghìn tỷ đồng vào năm 2019. Mức doanh thu này tiếp tục tăng lên 109,8 nghìn tỷ đồng trong năm 2020 và đặc biệt tăng lên tới 124,1 nghìn tỷ trong năm 2021. Như vậy, có thể thấy rằng bất chấp dịch bệnh, doanh thu của MWG vẫn liên tục tăng trưởng.

Lợi nhuận sau thuế của MWG cũng có tăng nhưng mức tăng chưa thực sự tương xứng với quy mô doanh thu. Trong năm 2018, lợi nhuận MWG tăng từ 2,8 nghìn tỷ đồng lên mức 3,8 nghìn tỷ đồng năm 2019.
Trong năm 2020, lợi nhuận của MWG đi ngang, đạt 3,9 nghìn tỷ đồng và tăng lên 4,9 nghìn tỷ đồng trong năm 2021. Cũng trong năm 2021 này, tổng tài sản của MWG chứng kiến sự tăng trưởng mạnh từ 46 nghìn tỷ đồng lên 62 nghìn tỷ đồng.

bien loi nhuan the gioi di dong – mwg ngay cang suy giam bat chap tinh hinh dich benh da dan on dinh

Lượng tăng này đến chủ yếu từ việc gia tăng tổng nợ ngắn hạn từ 29,4 nghìn tỷ đồng lên 42,5 nghìn tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu cũng tăng trong giai đoạn 2020-2021 nhưng quy mô không bằng nợ.

Thế Anh

Bình Luận

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm