Biểu tình tại Mỹ kéo sang ngày thứ 5: Bạo lực, hỗn loạn và leo thang bất ổn

Thứ hai, 01/06/2020 07:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Biểu tình căng thẳng về cái chết của George Floyd và các vụ giết người khác của cảnh sát đã lan khắp nước Mỹ, kéo sang ngày thứ 5 liên tiếp. Bạo lực gia tăng, lệnh giới nghiêm được áp đặt, lực lượng vệ binh quốc gia xuất hiện khắp nơi, nước Mỹ đang ở giai đoạn đầy bất ổn và thương tích.  

Những người biểu tình bên trên đường phố thủ đô Washington DC, Mỹ ngày 31/5 - Ảnh: Reuters

Những người biểu tình bên trên đường phố thủ đô Washington DC, Mỹ ngày 31/5 - Ảnh: Reuters

Sau đêm thứ Sáu khi giận dữ của những người biểu tình dâng cao bùng phát thành bạo lực với những vụ đập phá, đốt cháy nhiều phương tiện và trụ sở cảnh cát, chính quyền các bang ở Mỹ đã tăng cường lực lượng vũ trang để thiết lập trật tự.

Thống đốc của sáu tiểu bang, bao gồm cả bang Minnesota, nơi Floyd qua đời hôm thứ Hai, đã sử dụng lực lượng bảo vệ quốc gia. Nhiều thành phố bao gồm Atlanta, Los Angeles, Louisville, Columbia, Denver, Portland, Milwaukee và Columbus áp đặt lệnh giới nghiêm trước dự đoán về một đêm không ngừng nghỉ phía trước.

“Tối nay, chúng tôi đang ở vị trí cuộc biểu tình tập trung sức mạnh lớn hơn đáng kể so với đêm qua”, Thiếu tướng Jon Jensen, lãnh đạo lực lượng vệ  binh quốc gia bang Minnesota nói trong một cuộc họp ngắn vào Chủ nhật.

Tính đến tối thứ Bảy, cảnh sát đã bắt giữ gần 1.400 tại 17 thành phố kể từ hôm thứ Năm, theo một thống kê của AP.

Các cuộc biểu tình vào ngày thứ Bảy đã bắt đầu sớm, nhưng khi màn đêm buông xuống các vụ bạo lực lẻ tẻ lại nổ ra. Nhiều ​​doanh nghiệp bị đốt, xe cảnh sát bốc cháy, người biểu tình bị thương và bị bắt giữ khi cảnh sát và lực lượng vệ binh sử dụng súng bắn đạt hơi cay, lựu đạn để giải tán đám đông.

Bạo lực xảy ra trên khắp nước Mỹ, từ bờ biển phía Đông đến bờ biển phía Tây, từ các thành phố lớn tới những thành phố nhỏ. Ở các khu vực đô thị lớn, người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát tại các thành phố bao gồm Tulsa, Oklahoma; Little Rock, Arkansas; Albany, New York; Fargo, Bắc Dakota; và Raleigh, Bắc Carolina.

Người biểu tình gần quảng trường Union, trung tâm Manhattan - Ảnh: Reuters

Người biểu tình gần quảng trường Union, trung tâm Manhattan - Ảnh: Reuters

Gần quảng trường Union, ở trung tâm Manhattan, một chiếc xe cảnh sát đã bốc cháy thổi lên những luồng khói đen vào không khí. Tại Brooklyn, người biểu tình và cảnh sát đã đụng độ hàng giờ ở Flatbush.

Ở Los Angeles, một đồn cảnh sát đã bị đốt cháy trong một trung tâm mua sắm, trong khi các cửa hàng gần đó bị cướp phá.

Tại Nashville, Tennessee, một tòa án lịch sử đã bị đốt cháy và tại Salt Lake City, Utah, nhiều phương tiện đã bị đốt cháy và một người đàn ông sử dụng cung tên đã bị bắt sau khi anh ta nhắm vào người biểu tình.

Các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra tại thành phố Minneapolis vào tối thứ Bảy. Đã có những cuộc đối đầu giữa người biểu tình với cảnh sát, những người dường như chấp nhận một thách thức khó khăn hơn nhiều để thực thi lệnh giới nghiêm, so với những gì họ đối mặt trong vụ bạo lực hôm thứ Sáu.

Lực lược cảnh sát và vệ binh quốc gia đã được huy động để duy trì trật tự tại Minesota - Ảnh: AP

Lực lược cảnh sát và vệ binh quốc gia đã được huy động để duy trì trật tự tại Minesota - Ảnh: AP

Sau khi trấn áp một cuộc diễu hành của hàng trăm người và giải tán những người biểu tình vào các khu dân cư nhằm lôi kéo thêm người ủng hộ, các sĩ quan đã truy đuổi và bắn đạn, dùi cui vào cả những người biểu tình và người dân dựng rào chắn để bảo vệ đường phố của họ.

Các quan chức tại Minneapolis cho biết, đến sáng ngày Chủ Nhật lực lượng vũ trang đã thành công trong việc ngăn chặn bạo lực tạo thành phố này.

“Tôi là không thích cảnh sát và tôi cũng không thích những người biểu tình”, một người dân ở khu dân cư Latino chia sẻ với các phóng viên. “Cảnh sát đã bỏ rơi chúng tôi trong nhiều ngày và bây giờ họ ở đây rồi bắn vào nỗ lực tự bảo vệ của chúng tôi”.

Nhiều cơ quan truyền thông, bao gồm CNN, Reuters và MSNBC cho biết, một số phóng viên của họ tác nghiệp ở các cuộc biểu tình trong một vài thành phố đã bị trúng đạn cao su bắn của cảnh sát.

Các phương tiện truyền thông và nhà báo ở nhiều thành phố cũng báo cáo bị cảnh sát sử dụng dụng cụ xịt hơi cay và một số công cụ bạo lực khác, và một số phóng viên đã bị bắt giữ.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã phải đưa các đơn vị cảnh sát quân sự đến thành phố Minneapolis để đảm bảo trật tự. Thống đốc bang Minnesota, Tim Walz, không yêu cầu sự trợ giúp như vậy, và cho biết ông đã ra lệnh triển khai lực lượng vệ binh quốc gia lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Cảnh sát chữa cháy đang nỗ lực dập tắt một chiếc xe bị người biểu tình đốt - Ảnh: Reuters

Cảnh sát chữa cháy đang nỗ lực dập tắt một chiếc xe bị người biểu tình đốt - Ảnh: Reuters

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump kích động căng thẳng khi đả kích những người theo chủ nghĩa vô chính phủ, ông đổ lỗi cho việc gây ra tình trạng bất ổn chết người, và thúc giục thị trưởng thành phố Minneapolis hành động mạnh mẽ hơn trước những người biểu tình ở đó.

Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, Joe Biden lại sử dụng một giọng điệu khác, khi kêu gọi các cuộc biểu tình chống lại sự tàn bạo của cảnh sát, nhưng thúc giục chấm dứt bạo lực. “Một hành động phản kháng không bao giờ được phép vượt qua lý do chúng ta phản kháng”, ông nói trong một tuyên bố.

Tại Los Angeles, một cuộc biểu tình đã bắt đầu theo cách hòa bình diễn ra ở Công viên Pan Pacific trước khi những nhóm người biểu tình nhỏ đốt xe cảnh sát, và cảnh sát đã bắn trả đạn cao su. Thị trưởng Eric Garcetti của Los Angeles đã yêu cầu Thống đốc cử tới 700 thành viên của lực lượng vệ binh quốc gia, sau giờ giới nghiêm vào 8h tối.

Ở New York, các chai lọ đã được ném vào các nhân viên cảnh sát đang cố gắng đẩy lùi những người tuần hành ở Quảng trường Thời đại, trong khi hàng trăm người biểu tình khác đã tập trung tại Làng Đông.

Các cuộc biểu tình đã nổ ra ở nhiều khu phố khác nhau trên khắp New York, các vụ hỏa hoạn xảy ra trên đường phố và cảnh sát được nhìn thấy đánh đập người biểu tình bằng dùi cui.

Cảnh sát đụng độ và bắt giữ người biểu tình quá khích - Ảnh: Reuters

Cảnh sát đụng độ và bắt giữ người biểu tình quá khích - Ảnh: Reuters

Tại Atlanta, nơi ba sĩ quan bị thương và 71 người bị bắt trong bạo lực vào đầu ngày thứ Bảy, có tới 1.500 lính bảo vệ quốc gia đã được triển khai trên toàn thành phố theo lệnh của thống đốc Brian Kemp.

Các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy ngọn lửa và khói đen dày đặc bốc lên từ một đám cháy ở trung tâm thành phố Philadelphia, nơi một cuộc biểu tình ôn hòa trước đó đã kết thúc với những chiếc xe bị đốt cháy, và các phương tiện thực thi pháp luật bị tấn công ở Chicago.

Tại Washington DC, những người biểu tình đã đụng độ với Sở Mật vụ và cảnh sát bên ngoài Nhà Trắng trong ngày thứ hai liên tiếp. Rất nhiều biểu ngữ “tôi không thở được”, “Cuộc sống người da đen có vấn đề”... được người biểu tình giăng lên và bao vây quang Nhà Trắng.

Căng thẳng gia tăng suốt buổi tối. Một chiếc xe hơi và một bãi rác gần Nhà Trắng đã bị đốt cháy. Chính quyền bang đã phải đặt Thủ đô nước Mỹ trong tình trạng phong tỏa và được đảm bảo an ninh tối đa.

Bieu tinh My anh6

Trước những nỗ lực giữ trật tự từ chính quyền các tiểu bang cũng như thái độ sẵn sàng hỗ trợ từ Liên bang, nhưng các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Những bức xức dồn nén trong một thời gian bởi các vụ chết người có liên quan tới lực lượng thực thi pháp luật, cùng với tác động bởi những khó khăn trong giai đoạn đại dịch Covid-19 như là “giọt nước làm tràn ly”, để người dân Mỹ trút cơn giận dữ.

Khi cú sốc Covid-19 chưa kịp lắng xuống, “cơn thịnh nộ” mới nảy sinh đẩy nước Mỹ vào vòng xoáy khủng hoảng nghiêm trọng của sự hỗn loạn và bạo lực.

Điều đáng tiếc là nó xảy ra ở thời điểm mà lẽ mọi người dân Mỹ cần đoàn kết hơn lúc nào hết để vượt qua đại dịch.

Một số hình ảnh về các cuộc biểu tình bạo lực trên khắp nước Mỹ những ngày qua:

Bieu tinh My anh7
Bieu tinh My anh1
Bieu tinh My
Bieu tinh My anh 10
Bieu tinh My anh 12
Bieu tinh My anh 13

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Hạ viện Mỹ đã thông qua được gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ đã thông qua được gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

(CLO) Ngày 19/4, Hạ viện Mỹ rút cuộc đã thông qua được gói viện trợ 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, sau khi gói này bị trì hoãn trong nhiều tháng.

Thế giới 24h
Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

(CLO) Mỹ hôm thứ Sáu (19/4) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một quan chức Israel và hai tổ chức quyên tiền cho những người định cư Israel, cáo buộc họ có các hoạt động bạo lực ở Bờ Tây bị chiếm đóng.

Thế giới 24h
WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

(CLO) Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu (19/4), mặc dù chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Thế giới 24h
Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

(CLO) Các hãng hàng không đã thay đổi đường bay qua Iran, hủy một số chuyến bay, do lo ngại về an ninh sau cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Thế giới 24h
Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

(CLO) Nhiều người cho rằng, trận lụt lịch sử 75 năm mới có một lần tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Oman có nguyên nhân từ việc gieo hạt mây để làm mưa nhân tạo. Vậy thực hư điều đó như thế nào?

Thế giới 24h