(CLO) Nhật Bản có sự phân biệt giới tính rõ rệt nhất trong số 34 quốc gia có thu nhập cao thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và chỉ xếp thứ 73/190 quốc gia về bình đẳng giới, theo nghiên cứu mới do Ngân hàng Thế giới thực hiện.
Nghiên cứu được Ngân hàng Thế giới công bố hôm thứ Hai (4/3) trước thềm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 đã đưa ra kết quả không mấy tươi đẹp cho Nhật Bản - quốc gia từ lâu đã thừa nhận sự phân biệt giới tính đáng kể khi nói về các quyền và cơ hội hợp pháp cho nam giới và nữ giới.
Đáng chú ý, báo cáo thường niên về Phụ nữ, Kinh doanh và Luật pháp năm 2024 của Ngân hàng Thế giới thậm chí xếp Nhật Bản dưới Cộng hòa Dân chủ Congo, Angola, Nepal và Lesotho về bình đẳng giới.
Báo cáo đa chiều về bình đẳng giới ở các quốc gia được xếp hạng dựa trên 8 chỉ số, trong đó có lương, hôn nhân, cơ hội kinh doanh và điều kiện làm việc, cùng 2 lĩnh vực mới được bổ sung trong năm 2024 – dịch vụ chăm sóc trẻ em và an toàn khỏi bạo lực.
Trong khi Nhật Bản đạt được kết quả tốt trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trẻ em, Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo nước này trong một số lĩnh vực khác, bao gồm cả việc không đạt được tiến bộ trong cải thiện các vấn đề lâu dài về cơ hội và lương không bình đẳng giữa nam và nữ.
Nghiên cứu kết luận, khi tính đến tất cả các yếu tố, phụ nữ Nhật Bản chỉ được hưởng 72,5% các quyền lợi và sự bảo vệ hợp pháp mà đàn ông Nhật Bản có được. Trong khi đó, mức trung bình trên toàn OECD là 84,9%.
Báo cáo cũng lưu ý rằng các nữ doanh nhân không được hưởng lợi từ nhiều cơ hội giống như các đồng nghiệp nam. Bên cạnh đó, báo cáo kêu gọi Nhật Bản thay đổi khung pháp lý để giải quyết các trường hợp bạo lực gia đình và quấy rối tình dục.
Trước đó, Chính phủ Nhật Bản đã nhiều lần cam kết nâng phụ nữ ngang hàng với nam giới trong mọi lĩnh vực xã hội. Ví dụ, vào năm 2014, Thủ tướng khi đó là ông Shinzo Abe đã tuyên bố rằng Chính phủ Nhật Bản dự định giúp phụ nữ "tỏa sáng" trong cả nơi làm việc và xã hội, và rằng lợi ích từ các chính sách phụ nữ sẽ được thể hiện rõ ràng vào năm 2020.
Tầm nhìn của ông Abe là tăng số phụ nữ ở các vị trí quản lý từ 9,2% năm 2014 lên 15% vào năm 2020, và phụ nữ giữ các vai trò cấp cao trong các cơ quan chính phủ sẽ tăng từ 3,5% năm 2015 lên 7%.
Tuy nhiên, không có mục tiêu nào đạt được. Mục tiêu để phụ nữ đảm nhận vai trò lớn hơn trong các tổ chức cộng đồng khu phố cũng không đạt được, cùng với kế hoạch thu hút nhiều phụ nữ trở lại văn phòng sau khi sinh con và nam giới giúp đỡ nhiều hơn trong công việc gia đình.
Giảng viên Sumie Kawakami tại Đại học Yamanashi Gakuin cho biết tình trạng bình đẳng giới thấp ở Nhật Bản không thể đổ lỗi hoàn toàn cho các nhà lãnh đạo chính trị quốc gia.
"Hệ thống của Nhật Bản có thành kiến với phụ nữ, nhưng cũng có những vấn đề trong xã hội chúng ta cần phải khắc phục", bà nói. "Ví dụ, tại nơi làm việc ở Nhật, nhiều phụ nữ không muốn được thăng chức vì điều đó đòi hỏi phải làm việc nhiều giờ hơn và chịu trách nhiệm lớn hơn".
Theo bà Kawakami, khi phải cân bằng giữa sự nghiệp và việc trở thành một người mẹ tốt, phụ nữ Nhật Bản thường nghiêng về phía làm một người mẹ. Điều này có thể do họ chịu tác động từ lời khuyên của người thân rằng nên dành nhiều thời gian nội trợ, hoặc ngán ngẩm việc hàng xóm bàn tán rằng họ ít khi ở nhà.
"Phụ nữ vẫn phải tuân theo các chuẩn mực của xã hội này, ngay cả khi điều đó đi ngược lại với những gì họ thực sự muốn", bà Kawakami kết luận.
Tuy nhiên, bà Kawakami có cái nhìn lạc quan rằng thế hệ thanh niên mới nhìn nhận mọi thứ hoàn toàn khác. "Tôi thực sự nghĩ rằng mọi thứ đang thay đổi. Tôi thấy những ông bố trẻ tham gia nhiều hơn vào cuộc sống gia đình và giúp đỡ nuôi dạy con cái nhiều hơn so với trước đây", bà cho biết.
Bà Kawakami đồng ý rằng có thể phải mất vài năm để thế hệ thanh niên mới đảm nhận các vị trí cấp cao tại các công ty và tổ chức. Điều này có nghĩa là thế hệ phụ nữ Nhật Bản trẻ hiện nay có thể chưa thực hiện được ước mơ về bình đẳng giới trong sự nghiệp, nhưng thế hệ con gái họ có thể sẽ ngang hàng với đàn ông Nhật Bản.
(CLO) Ngay sau khi Tổng thống Donald Trump áp mức thuế mới đối với hàng hóa từ Mexico, Canada và Trung Quốc, các nước này lập tức có động thái đáp trả. Điều này cho thấy cuộc chiến thuế quan đang bước vào giai đoạn căng thẳng ngay từ những ngày đầu của chính quyền Trump 2.0.
(CLO) Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức PPP và cơ chế thanh toán, quyết toán đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao).
(CLO) Google phát hành bản cập nhật Pixel tháng 2 với các bản vá bảo mật quan trọng, sửa lỗi kết nối Bluetooth, âm thanh Android Auto và khắc phục lỗ hổng nghiêm trọng CVE-2024-53104.
(CLO) Samsung có thể hợp tác với OpenAI trong Dự án Stargate trị giá 500 tỷ USD, cung cấp chip và công nghệ AI, đánh dấu bước tiến lớn trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo.
(CLO) Lửa kèm khói đen bùng lên dữ dội ở xóm trọ gần Kênh 19/5, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP HCM khiến người dân hoảng loạn, Cảnh sát phải phong toả một đoạn đường để chữa cháy.
(CLO) Ngày 5/2, UBND tỉnh Nam Định đã chính thức ban hành Quyết định số 251/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp (KCN) Hải Long huyện Giao Thủy đến năm 2050.
(CLO) Ngày 5/2, Công an quận Tân Phú, TP HCM đang phối hợp với các đơn vị liên quan trích xuất camera, điều tra vụ thi thể trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn phường Tây Thạnh.
(CLO) Ngày 5/2/2025 (tức mùng 8 Tết Âm lịch), hàng nghìn người dân và du khách thập phương kéo nhau về trẩy hội Chợ Viềng trong dịp đầu Xuân năm mới, tạo bầu không khí vô cùng đông vui, nhộn nhịp.
(CLO) Sau Tết Nguyên đán, hình ảnh bánh kẹo, hộp nước trà sữa, xúc xích... đổ đống, chất núi tại xã La Phù, Hoài Đức, Hà Nội. Điều đáng nói, đây là làng nghề chuyên về sản xuất bánh kẹo.
(CLO) Chiến dịch quân sự của Israel đã biến trại tị nạn Jenin tại Bờ Tây này thành "thị trấn ma" với mức độ tàn phá chưa từng thấy trong hơn 20 năm, có thể trở thành "Dải Gaza thứ hai" tới đây.
(CLO) Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas sẽ đến Moscow vào tháng 5 để tham dự lễ kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức trong Thế chiến II, theo thông tin từ hãng tin TASS của Nga vào thứ Ba.
(CLO) Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết tháng Giêng), tại TP Hạ Long, Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ninh chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND TP Hạ Long tổ chức hội khai bút đầu Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Chào xuân mới và Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
(CLO) Ngày 5/2, Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương cho biết, trước đó một ngày, Cục Ngoại Thương Thái Lan đã khởi xướng rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng thép các-bon cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan.
(CLO) Nữ tài xế đi ngược chiều vào đường dẫn ra cao tốc cho biết, do bản thân không biết đường và đi theo bản đồ (Google map) nên đi ngược chiều tại đường dẫn ra cao tốc.
(CLO) Ngày 5/2, thông tin từ Viện KSND huyện Thạch Thất (TP Hà Nội) cho biết, đơn vị đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Huy Văn - cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thạch Thất, về hành vi "Gây rối trật tự công cộng".
(CLO) Chiến dịch quân sự của Israel đã biến trại tị nạn Jenin tại Bờ Tây này thành "thị trấn ma" với mức độ tàn phá chưa từng thấy trong hơn 20 năm, có thể trở thành "Dải Gaza thứ hai" tới đây.
(CLO) Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas sẽ đến Moscow vào tháng 5 để tham dự lễ kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức trong Thế chiến II, theo thông tin từ hãng tin TASS của Nga vào thứ Ba.
(CLO) Chính phủ Thái Lan thông báo sẽ ngừng cung cấp điện cho một số khu vực biên giới giáp Myanmar nhằm đối phó với các trung tâm lừa đảo trực tuyến, vốn là nơi giam giữ và ép buộc hàng chục nghìn người tham gia vào các hoạt động phi pháp.
(CLO) Từ ngày 4/2, Dịch vụ Bưu chính Mỹ (USPS) sẽ tạm ngừng tiếp nhận các bưu kiện từ Trung Quốc cho đến khi có thông báo mới, theo thông tin trên trang web chính thức của USPS.
(CLO) Thủ tướng Greenland Mute Egede mới đây đã đề xuất tổ chức tổng tuyển cử sớm vào ngày 11/3, trong bối cảnh quốc hội nước này đang xem xét lệnh cấm các khoản tài trợ chính trị từ nước ngoài.
(CLO) Tổng thống Volodymyr Zelenskyy tuyên bố Ukraine đã sẵn sàng tham gia đàm phán để chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần ba năm với Nga, nhưng nhấn mạnh rằng Mỹ và châu Âu cũng phải có mặt trong bất kỳ cuộc đàm phán nào.
(CLO) Ngày 4/2/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC) và Cơ quan Cứu trợ và Hành động của Liên Hợp Quốc cho người tị nạn Palestine (UNRWA).