Bộ GD&ĐT có sách giáo khoa riêng sẽ làm méo mó cạnh tranh

Thứ ba, 19/05/2020 17:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) - Với uy thế của Bộ GD&ĐT nếu có một bộ sách riêng thì việc cạnh tranh giữa các bộ sách sẽ méo mó, làm thui chột chủ trương xã hội hóa trong biên soạn sách giáo khoa.

Xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa cần cạnh tranh bình đẳng

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xin ngừng biên soạn sách giáo khoa (SGK) mà chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa. Đây là đề xuất mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), trong khi Nghị quyết 88 của Quốc hội đã giao Bộ biên soạn một bộ SGK cho chương trình giáo dục phổ thông mới.

Xung quanh đề xuất này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, Giáo sư Trần Đinh Sử, Chủ tịch hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt (Chương trình giáo dục phổ thông mới) cho biết, rất ủng hộ đề xuất này.

Bộ GD&ĐT từng kiên trì quan điểm có bộ sách riêng. Tuy nhiên, thực tế đã thay đổi nên quan điểm này không còn phù hợp. Đã xã hội hóa biên soạn SGK sẽ dẫn tới cạnh tranh. Nhưng nếu Bộ GD&ĐT tham gia biên soạn sách, với uy thế của Bộ thì việc cạnh tranh sẽ không còn lành mạnh.

nxbgdvn1

Nghị quyết của Quốc hội bắt buộc Bộ phải thi hành nhưng qua quá trình thực hiện đến lúc này nếu Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ riêng nữa sẽ không thích hợp. Do đó, đề xuất ngừng biên soạn SGK là hợp lý.

Không nên quá cứng nhắc mà cần linh hoạt để phù hợp với thực tiễn. Trước đây, SGK chưa bao giờ thực hiện xã hội hóa, sách biên soạn theo lối độc quyền, Bộ chỉ định tác giả sau đó có một bộ duy nhất.

Nhưng hiện xã hội hóa, các NXB đang đi vào cạnh tranh mà sự cạnh tranh vẫn đang lành mạnh. Các bộ sách được các tác giả ra sức biên soạn theo quan điểm khác nhau trên cơ sở một chương trình. “Tôi thấy ý kiến của Bộ GD&ĐT đề xuất lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội là hợp lý. Rất mong Quốc hội đồng ý” – Giáo sư Trần Đình Sử nhấn mạnh.

Cũng liên quan vấn đề này, nguyên đại biểu Quốc hội Bùi Thị An cho rằng, phải có cạnh tranh mới lựa chọn được sản phẩm tốt. Nhưng nếu Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn SGK thì sự cạnh tranh với các bộ SGK xã hội hóa khác sẽ không công bằng. Thậm chí có thể dẫn đến tình trạng độc quyền trong lựa chọn sách.

Điều này sẽ “thủ tiêu” việc xã hội hóa biên soạn SGK đang làm tốt hiện nay. Thực hiện xã hội hóa vẫn đảm bảo được chất lượng SGK mà tiết kiệm được ngân sách nhà nước.

Đề nghị Bộ GD&ĐT tập trung vào việc thẩm định SGK để đảm bảo các bộ sách được sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông phải có chất lượng tốt, đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bộ xin không biên soạn sách giáo khoa

Theo lý giải của Bộ GD&ĐT thì Bộ không trực tiếp tổ chức biên soạn một bộ SGK cũng sẽ thuận lợi hơn cho việc phát triển xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các Nhà xuất bản.

Đồng thời, Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan xây dựng, chỉ đạo thực hiện việc cung cấp SGK miễn phí cho thư viện các trường học ở vùng khó khăn; chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các Nhà xuất bản thuộc ngành Giáo dục tham gia biên soạn, xuất bản SGK thực hiện việc tặng SGK cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo Bộ GD&ĐT tăng cường các biện pháp bảo đảm chất lượng và chủ động chuẩn bị SGK thông qua việc chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (do Bộ GD&ĐT làm chủ sở hữu nhà nước) thực hiện việc biên soạn, xuất bản, in, phát hành một bộ SGK đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục theo Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2018-2022 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1548/QĐ-BGDĐT ngày 04/6/2019.

Cách làm này vẫn bảo đảm đủ SGK, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng để chủ động triển khai chương trình mới, đồng thời khuyến khích phát triển xã hội hóa biên soạn SGK theo chủ trương của Quốc hội.

Căn cứ vào tình hình đã nêu, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK và trường hợp đã có ít nhất 01 bộ sách bảo đảm chất lượng được Bộ GD&ĐT phê duyệt thì Bộ GD&ĐT không tổ chức biên soạn một bộ sách (sử dụng ngân sách nhà nước) nữa.

Minh Triết

Tin khác

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục
Thanh Hóa: Hàng trăm phụ huynh tập trung phản đối sáp nhập trường học

Thanh Hóa: Hàng trăm phụ huynh tập trung phản đối sáp nhập trường học

(CLO) Chiều 27/3, hàng trăm phụ huynh Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đã không cho con em mình đi học, đồng thời kéo tới trường để phản đối khi hay tin huyện có thông báo việc sáp nhập trường.

Giáo dục
Hưng Yên: Hơn 1 nghìn học sinh tham gia ngày hội tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm

Hưng Yên: Hơn 1 nghìn học sinh tham gia ngày hội tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm

(CLO) Ngày 27/3, tại Trường THPT Phù Cừ (Phù Cừ), Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hưng Yên, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh, thiếu niên. Ngày hội thu hút hơn 1 nghìn học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh tham gia.

Giáo dục
Hà Nội đề xuất giảm 50% học phí trường công

Hà Nội đề xuất giảm 50% học phí trường công

(CLO) Theo đề xuất mới của Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội, mức học phí trường công sẽ giảm còn 50% so với hiện nay.

Giáo dục