Bộ GD&ĐT: Xử lý nghiêm người đứng đầu để xảy ra sai phạm trong dạy thêm, học thêm

Thứ bảy, 22/01/2022 06:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bộ GD&ĐT, chương trình giáo dục phổ thông mới đặc biệt chú ý thực hiện việc giảm tải trong chương trình để tăng tính trải nghiệm thực hành, định hướng vào phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Thông tin từ Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, Bộ này vừa nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang do Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến.

Theo công văn này, cử tri tỉnh An Giang tiếp tục kiến nghị ngành giáo dục sớm khắc phục một số nội dung chương trình cải cách sách giáo khoa lớp 1 chưa phù hợp, để có sự thống nhất chung và đảm bảo chất lượng và tăng cường quản lý, quy định cụ thể về dạy thêm, học thêm để mang lại kết quả tốt.

bo gddt xu ly nghiem nguoi dung dau de xay ra sai pham trong day them hoc them hinh 1

Chương trình mới theo hướng giảm tải, tập trung vào hình thành năng lực của học sinh.

Xung quanh kiến nghị này, theo Bộ GD&ĐT, thực hiện yêu cầu Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội và Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26/12/2018 Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có Chương trình giáo dục cấp tiểu học thực hiện thống nhất trong toàn quốc.

Chương trình giáo dục cấp tiểu học đảm bảo theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ của học sinh tiểu học.

Khi xây dựng chương trình, Bộ GD&ĐT đã đặc biệt chú ý thực hiện việc giảm tải trong chương trình để tăng tính trải nghiệm thực hành, định hướng vào phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, thực hiện tốt phương pháp giáo dục tích cực, tăng cường hoạt động ngoại khóa, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thế giới.

Chương trình không tăng về lượng kiến thức, chỉ quy định chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt vào cuối năm học, sách giáo khoa không là pháp lệnh mà là tài liệu quan trọng để giáo viên, học sinh sử dụng trong tổ chức hoạt động dạy học theo chương trình.

Sách giáo khoa không biên soạn theo bài, theo tiết có sẵn như trước đây mà biên soạn theo chủ đề, mạch kiến thức; giao cho giáo viên, nhà trường nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, đặc điểm của học sinh tại trường của mình để xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể, phù hợp với đối tượng.

Trước phản ánh của dư luận về các bộ SGK, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các nhà xuất bản và tác giả khẩn trương xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính, kịp thời thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học;

Có những giải pháp phù hợp, kịp thời để hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên sử dụng các ngữ liệu được thay thế bổ sung để thực hiện hoạt động dạy học;

Đồng thời khẩn trương hoàn thiện việc điều chỉnh, bổ sung các nội dung trong SGK theo đúng quy định.

Bộ GD&ĐT tiếp thu và trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, giáo viên và cử tri cả nước đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, chỉ ra những nội dung chưa phù hợp trong SGK và mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được các ý kiến góp ý để SGK ngày càng hoàn thiện, góp phần triển khai thực hiện thành công Chương trình Giáo dục phổ thông mới.

Để hạn chế, khắc phục tình trạng dạy thêm học thêm sai quy định, Bộ GD&ĐT đã và đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông đảm bảo yêu cầu cần đạt, tăng cường hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm cho học sinh;

Kiểm tra, đánh giá, thi cử nhẹ nhàng, không nặng về kiểm tra kiến thức mà tập trung đánh giá sự phát triển kiến thức mà tập trung đánh giá sự phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Bộ GD&ĐT xem đây là giải pháp quan trọng nhằm từng bước khắc phục tình trạng dạy thêm học thêm sai quy định.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn;

Tăng cường chức năng giám sát của các tổ chức mặt trận, đoàn thể; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là người đứng đầu cơ sở giáo dục để  xảy ra sai phạm.

Trinh Phúc

Tin khác

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục
Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

(CLO) Theo đó, từ năm học 2024-2025, học sinh THPT của Đại học Quốc gia Hà Nội có thành tích học tập tốt sẽ được học tích lũy một số học phần trong chương trình đào tạo đại học và định hướng nghề nghiệp.

Giáo dục
Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

(NB&CL) Theo chuyên gia, đầu tư giáo dục cần phù hợp năng lực con cái cùng với điều kiện kinh tế gia đình và nguyện vọng học tập của các em, tránh chạy theo xa hoa, phù phiếm.

Giáo dục
Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

(CLO) Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam đang có chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa hai nước.

Giáo dục