Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về đề thi GDCD kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 gây tranh cãi

Thứ hai, 10/08/2020 22:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết, nội dung câu hỏi số 118, mã đề 310 nằm trong bài 4 trang 38 sách giáo khoa Giáo dục công dân (GDCD) lớp 12 hiện hành.

Trong đề thi tốt nghiệp THPT 2020, câu hỏi số 118, mã đề 310 môn Giáo dục công dân gây nhiều tranh cãi. Ảnh: TL.

Trong đề thi tốt nghiệp THPT 2020, câu hỏi số 118, mã đề 310 môn Giáo dục công dân gây nhiều tranh cãi. Ảnh: TL.

Liên quan đến câu hỏi số 118, mã đề 310 môn GDCD thi tốt nghiệp THPT 2020 đưa ra các đáp án chưa chặt chẽ gây nhiều tranh cãi, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, cho biết, nội dung câu hỏi này nằm trong bài 4 trang 38 sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 12 hiện hành.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, câu hỏi và các đáp án đang mâu thuẫn với quy định hiện hành của luật pháp nước ta.

Đề bài như sau:

Trên cùng một địa bàn, khách sạn của chị X và khách sạn của chị Y đều chưa trang bị đầy đủ thiết bị phòng, chống cháy nổ theo quy định.

Trong một lần kiểm tra, phát hiện sự việc trên nhưng ông B là cán bộ có thẩm quyền lập biên bản xử phạt chị X mà bỏ qua lỗi của chị Y vì chị Y là em họ của ông.

Biết chuyện, em trai chị X là anh C làm nghề tự do đã bịa đặt việc chị Y sử dụng chất cấm để chế biến thức ăn khiến lượng khách hàng của chị Y giảm sút. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Chị Y, chị X và anh C

B. Chị Y, ông B và anh C

C. Chị X, chị Y và ông B

D. Chị X, ông B và anh C

Luật sư Phạm Văn Ngọc, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho rằng, các đáp án được đưa ra trong câu hỏi trên chưa chưa hợp lý.

Bởi, hiện nay khái niệm về quyền bình đẳng trong kinh doanh chưa có trong các văn bản pháp lý quan trọng, nhưng ta có thể căn cứ vào từ nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của công dân để lý giải.

Theo đó, trong Hiến pháp năm 2013 quy định, bình đẳng trước pháp luật là mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ bình đẳng ngang nhau trước pháp luật, không phụ thuộc vào dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

Do vậy, quyền bình đẳng trong kinh doanh chính là các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào quan hệ kinh tế đều có quyền bình đẳng ngang nhau trước pháp luật; các doanh nghiệp đều hưởng quyền và nghĩa vụ hợp pháp theo quy định pháp luật, không phân biệt giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội,…

Tuy nhiên, trong câu hỏi môn Giáo dục công dân đưa ra dữ liệu bà X và Y đều là các chủ thể vi phạm hành chính về phòng cháy chữa cháy, đảm bảo điều kiện kinh doanh khi chưa trang bị đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy cho khách sạn của mình.

Khi ông B không xử phạt đối với trường hợp của bà Y do quan hệ họ hàng, tạo ra sự bất bình đẳng trong việc sai phạm này.

Còn với hành vi của anh C, là hành vi có dấu hiệu xâm phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của bà Y thì cũng không thể xác định anh C có vi phạm bình đẳng trong quan hệ kinh doanh trong trường hợp này.

Do vậy, cả 4 đáp án đều chưa thoả mãn được các yếu tố luật hiện hành.

Ngược lại, luật sư Ngô Thị Lý, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho rằng, các dữ liệu trong câu hỏi đưa ra không sai.

Trong tình huống này chị X và Y vi phạm ở nội dung bình đẳng về nghĩa vụ không bảo đảm an toàn trong kinh doanh. "Nếu là tôi thì tôi sẽ chọn đáp án C (chị X,Y và ông B)", luật sư Lý nói.

Theo Bộ GD&ĐT, để phân tích sâu hơn về nội dung này cần có thời gian. Tới đây các chuyên gia sẽ có ý kiến, nếu cần thiết Hội đồng ra đề thi sẽ có thông tin thêm.

PV

Tin khác

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục
Thanh Hóa: Hàng trăm phụ huynh tập trung phản đối sáp nhập trường học

Thanh Hóa: Hàng trăm phụ huynh tập trung phản đối sáp nhập trường học

(CLO) Chiều 27/3, hàng trăm phụ huynh Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đã không cho con em mình đi học, đồng thời kéo tới trường để phản đối khi hay tin huyện có thông báo việc sáp nhập trường.

Giáo dục
Hưng Yên: Hơn 1 nghìn học sinh tham gia ngày hội tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm

Hưng Yên: Hơn 1 nghìn học sinh tham gia ngày hội tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm

(CLO) Ngày 27/3, tại Trường THPT Phù Cừ (Phù Cừ), Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hưng Yên, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh, thiếu niên. Ngày hội thu hút hơn 1 nghìn học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh tham gia.

Giáo dục
Hà Nội đề xuất giảm 50% học phí trường công

Hà Nội đề xuất giảm 50% học phí trường công

(CLO) Theo đề xuất mới của Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội, mức học phí trường công sẽ giảm còn 50% so với hiện nay.

Giáo dục