Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "gỡ khó" cho nông sản

Thứ bảy, 15/05/2021 08:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ NN-PTNT vừa phối hợp với các Bộ, ban ngành Trung ương và các địa phương, hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp tổ chức "Hội nghị trực tuyến thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19".

Hiện nay, đang chuẩn bị vào mua thu hoạch rộ một số nông sản như vải, nhãn ở miền Bắc hay thanh long ở Nam Trung Bộ. Trong khi đó, dịch Covid-19 vẫn có những diễn biến mới khiến cho hoạt động giao thương chưa thể trở lại bình thường như trước đây.

Đánh giá về các khó khăn hiện nay, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho rằng, có 6 vướng mắc cần giải quyết để nông sản có thể lưu thông thuận lợi trong bối cảnh Covid-19 hiện nay.

Cụ thể thứ nhất là cần hỗ trợ về tài chính, các gói hỗ trợ cần làm sao cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận dễ hơn. Thứ hai là áp lực về thuế và phí, do thương mại gián đoạn nên nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong xuất khẩu, dẫn đến chi phí lưu kho, nhất là kho lạnh tăng cao tạo áp lực về tài chính.

Các xe chở hàng hóa nông sản ở khu vực cửa khẩu sẽ được tạo điều kiện để thông quan. Ảnh: Hoàng Dương

Các xe chở hàng hóa nông sản ở khu vực cửa khẩu sẽ được tạo điều kiện để thông quan. Ảnh: Hoàng Dương

Thứ ba, hệ thống logictics và kho lạnh chưa đáp ứng đủ nhu cầu về khối lượng của các địa phương, đặc biệt là khu vực ĐBSCL. Vướng mắc tiếp theo là tìm cách điều tiết, phân luồng nông sản ở các cửa khẩu, nhất là ở các tỉnh biên giới, đặc biệt là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai.

Vướng mắc thứ 5 là thiếu hụt nguyên liệu sản xuất đầu vào và cuối cùng là cơ chế vận hành, kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ cần được kết nối chặt chẽ hơn.

Về phía Bộ Công Thương, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu đánh giá việc tiêu thụ nông sản ở thị trường quốc tế hiện nay vẫn còn một số khó khăn.

Phát biểu tại điểm cầu Bắc Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn cho biết năm 2021, thời tiết thuận lợi cùng với kỹ thuật canh tác của bà con nông dân tỉnh Bắc Giang ngày càng nâng lên, vải thiều Bắc Giang mùa vụ năm 2021 có chất lượng tốt nhất từ trước đến nay. Diện tích vải thiều năm 2021 là 28.100 ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn, tăng khoảng 15.000 tấn so với năm 2020. Dự kiến thời gian thu hoạch vải thiều của Bắc Giang bắt đầu từ khoảng 20/5/2021 đến 20/7/2021. Trong đó, vải chín sớm bắt đầu thu hoạch từ 20/5, vải thiều chính vụ từ 10/6.

Tỉnh Bắc Giang cũng đang lên phương án các kịch bản tiêu thụ vải thiều trong mùa dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Ảnh: Thủy Tiên

Tỉnh Bắc Giang cũng đang lên phương án các kịch bản tiêu thụ vải thiều trong mùa dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Ảnh: Thủy Tiên

Tỉnh Bắc Giang đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch vải thiều. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và trong nước đang có nhiều diễn biến phức tạp. Trong sáng ngày 14/5, tỉnh đã ghi nhận 101 ca F0; nhiều thôn, xã của tỉnh đã phải thực hiện cách ly y tế, giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Với sự vào cuộc tích cực của chính quyền các cấp, tỉnh đã cơ bản khoanh vùng, số ca bệnh mới được phát hiện chủ yếu đã được quản lý tại khu cách ly hoặc khu vực đã được phong tỏa.

Với những vướng mắc trên, đồng thời các nông sản đang sắp vào mua thu hoạch rộ, Bộ NN-PTNT và các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã đưa ra nhiều phương án, giải pháp để tránh ứ đọng nông sản trong thời gian tới.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, trước hết ngành nông nghiệp sẽ vừa tập trung sản xuất, vừa đảm bảo phòng chống dịch Covid-19. Về vấn đề tiêu thụ nông sản, Bộ NN-PTNT sẽ phối hợp với Bộ Công thương và các địa phương để xây dựng các phương án, kế hoạch phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Đại diện Bộ NN - PTNT cũng cho biết sẽ thành lập các tổ liên Bộ với Bộ Công thương, Bộ Tài chính để giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến sản xuất cũng như cửa khẩu. Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT sẽ liên hệ với Bộ Ngoại giao để kết nối thông tin nhu cầu nông sản của mỗi nước thông qua các Đại sứ quán.

Đặc biệt, Bộ sẽ có văn bản gửi đến các địa phương của Trung Quốc có cửa khẩu với Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản trong thời gian tới.

Liên quan vấn đề xuất khẩu nông sản bằng đường bộ, ông Phan Văn Chinh cho rằng, cần xây dựng thêm các khu trung chuyển ở khu vực cửa khẩu. Điều này không chỉ giúp tăng khả năng lưu trữ mà còn là nơi phân loại, cho đối tác sang xem hàng hoặc thực hiện các thủ tục kiểm dịch.

Hoàng Dương

Tin khác

Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

(CLO) Dù làm việc dưới thời tiết nắng nóng cùng cường độ công việc cao nhưng thợ lắp điều hòa phấn khởi bởi có thể “cá kiếm” hàng triệu đồng mỗi ngày.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

(CLO) Dữ liệu giao dịch do dịch vụ tài chính toàn cầu tổng hợp cho thấy tỷ trọng của đồng euro trong các hoạt động thanh toán xuyên biên giới toàn cầu thông qua hệ thống SWIFT vào tháng trước đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Chiều 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo về việc đấu thầu vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

(CLO) Nhà Trắng đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Venezuela. Động thái này diễn ra khi Venezuela đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

(CLO) Tuần này, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tháng, do nhu cầu yếu, trong khi kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài khiến hoạt động ở Thái Lan bị đình trệ.

Thị trường - Doanh nghiệp