Bộ Tài chính: Giao kế hoạch thu từ cổ phần hóa, thoái vốn theo thực tế triển khai

Thứ ba, 28/09/2021 08:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Để đảm bảo nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn tại các DNNN nộp về NSNN giai đoạn 2021 – 2025 đạt kế hoạch là 248.000 tỷ đồng, Cục Tài chính doanh nghiệp đã báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp cụ thể.

Trong đó, về công tác thoái vốn, Cục Tài chính doanh nghiệp (TCDN) đã đề nghị giao cho Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN chỉ đạo SCIC xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai thoái vốn nhà nước tại các DN đã được bàn giao, tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước từ các cơ quan, đơn vị theo Quyết định số 908/QĐ-TTg ngày 29/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Việc này cũng để nhằm tập trung triển khai thực hiện thoái vốn nhà nước tại 6 DN trong năm 2022 nhằm đáp ứng nhiệm vụ cân đối tiền thu từ bán vốn nhà nước nộp về NSNN. Giao các Bộ Công thương, Bộ Xây dựng thực hiện bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các DN đã cổ phần hóa về SCIC.

Đối với địa phương, Cục TCDN đã trình Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố còn DN thuộc diện cổ phần hóa, thoái vốn theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ giao, trong năm 2022 xây dựng kế hoạch, lộ trình cổ phần hóa, thoái vốn, trong đó nêu rõ kế hoạch cân đối nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn vào ngân sách địa phương tương ứng thuộc giai đoạn 2022 - 2025. Trong giai đoạn 2022 - 2024, tập trung triển khai thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn theo kế hoạch đã đề ra.

bo tai chinh giao ke hoach thu tu co phan hoa thoai von theo thuc te trien khai hinh 1

Ngoài ra, việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn còn phụ thuộc vào thị trường, lựa chọn thời điểm bán cổ phần hợp lý để đem lại hiệu quả. Theo đó, Cục TCDN kiến nghị việc giao kế hoạch thu NSNN từ nguồn cổ phần hóa, thoái vốn cần căn cứ thực tế triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các DN theo nguyên tắc chỉ tính vào kế hoạch thu vào NSNN đối với các DN đã cơ bản hoàn thành đến giai đoạn phê duyệt phương án cổ phần hóa, các DN đã được chuyển về SCIC để thực hiện thoái vốn để xác định số thu về NSNN từ công tác cổ phần hóa, thoái vốn và kết quả công tác này cần được đánh giá theo cả giai đoạn (2021 - 2025).

Báo cáo về tình hình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tình hình thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước 8 tháng năm 2021, Cục TCDN - Bộ Tài chính cho biết nhìn chung, việc triển khai công tác cổ phần hóa các DN trong năm 2021 là khó khả thi do nhiều đơn vị vẫn chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý về thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trước khi cổ phần hóa theo quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công; còn nhiều vướng mắc, tồn tại về tài chính phải xử lý.

Đồng thời, do tác động của dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến tình hình thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực, ảnh hưởng đến công tác xác định giá trị DN, lập phương án sử dụng đất để thực hiện cổ phần hóa, triển khai đấu giá phần vốn nhà nước theo quy định.

Các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh - nơi có số lượng DN thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn theo kế hoạch chiếm tới 60% kế hoạch cổ phần hóa còn lại của giai đoạn 2016 - 2020 - phải thực hiện giãn cách nghiêm ngặt trong thời gian dài. Nhiều DN trung ương thuộc danh mục thoái vốn cũng nằm tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Các đơn vị cung cấp dịch vụ định giá, tư vấn cũng bị ảnh hưởng của dịch bệnh, giãn cách xã hội nên chưa thể triển khai thực hiện công tác thẩm định giá, xác định giá trị DN, phần vốn nhà nước theo quy định.

Do vậy 8 tháng đầu năm 2021, số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN mới đạt 366 tỷ đồng. Với diễn biến của tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, Cục TCDN cho rằng kế hoạch thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các DN Trung ương nộp về ngân sách nhà nước (NSNN) trong năm 2021 không đạt 40.000 tỷ đồng.

Như vậy với năm 2022, do công tác cổ phần hóa cần có thời gian để tiến hành theo quy trình, từ lúc xác định giá trị DN đến lúc triển khai bán cổ phần lần đầu, thu tiền về NSNN cần một thời gian nhất định nên nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn các DN trung ương trong năm 2022 (với kịch bản dịch bệnh kéo dài đến hết năm 2021) sẽ phụ thuộc vào công tác thoái vốn tại các DN do SCIC quản lý.

Thủy Tiên

Tin khác

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm
Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

(CLO) CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN) ghi nhận lợi nhuận Quý 1/2024 sụt giảm tới gần 70%. Công ty đang mang tới 30% tổng tài sản đi đầu tư chứng khoán.

Tài chính - Bảo hiểm
Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

(CLO) Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.

Tài chính - Bảo hiểm