(CLO) Tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 thể hiện quyết tâm và cam kết chính trị của Đảng, Nhà nước ta trong việc góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu.
Để thực hiện các cam kết tại COP 26, Bộ TN&MT đã và đang đề xuất với CP sớm ban hành một loạt các văn bản pháp lý quan trọng.
Là một trong 6 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang tiên phong trong việc thực hiện các cam kết “xanh”, được cộng đồng quốc tế đánh giá như là hình mẫu về một nước đang phát triển còn nhiều khó khăn nhưng đã có những đóng góp đi đầu cho “ngôi nhà chung” an toàn của nhân loại.
Việt Nam có nhiều cơ hội để thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26.
Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam xác định đoàn kết ứng phó biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên là ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách. Đây cũng là bước đi dài để bảo đảm cuộc sống ngày càng tốt hơn cho mọi người dân và đóng góp trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế phát triển bền vững trong thời gian tới.
Đặc biệt, tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 thể hiện quyết tâm và cam kết chính trị của Đảng, Nhà nước trong việc đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế nhằm góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu.
Theo đó, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của chính mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thoả thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Đồng thời, Việt Nam cam kết giảm phát thải khí mê-tan 30% vào năm 2030... Các cam kết mạnh mẽ và những ý kiến đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam tại Hội nghị được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, mở ra nhiều cơ hội hợp tác về tăng trưởng ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với BĐKH.
Tại phiên họp lần thứ 3, Ban chỉ đạo Quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu - COP26 (ngày 14/7), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao nhiều nhiệm vụ cho Bộ TN&MT.
Trước mắt, trong tháng 7/2022, Thủ tướng yêu cầu Bộ TN&MT hoàn thiện, trình lãnh đạo Chính phủ ký ban hành Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26. Đó là cơ sở để Văn phòng Chính phủ rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; Kế hoạch hành động giảm phát thải khí metan đến năm 2030.
Ngoài ra, Bộ TN&MT phối hợp với đơn vị chủ trì là Bộ Tài chính khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam theo quy định Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, đề xuất các loại thuế, khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, xanh.
Về Đề án tổ chức Hội nghị đối thoại hợp tác với các đối tác phát triển về triển khai thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng "0" và chuyển đổi năng lượng, Thủ tướng yêu cầu làm rõ nhu cầu cần hỗ trợ cụ thể của mỗi bộ, ngành, lĩnh vực để thực hiện mục tiêu Việt Nam cam kết tại COP26. Thủ tướng giao Bộ TN&MT và Bộ Ngoại giao khẩn trương dự thảo, đàm phán với đối tác, đảm bảo tính công bằng, công lý, khả thi, phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước và xu hướng phát triển của nhân loại.
Để thực hiện kế hoạch đàm phán, Thủ tướng yêu cầu, trước cuối tháng 8/2022, các bộ phối hợp với Bộ TN&MT khẩn trương xây dựng hoàn thành các báo cáo nền về chuyển đổi công bằng trong khai thác, chế biến nhiên liệu hóa thạch; chuyển đổi công bằng trong sản xuất điện (Bộ Công Thương); chuyển đổi công bằng trong lĩnh vực giao thông vận tải (Bộ Giao thông Vận tải); chuyển đổi công bằng trong lĩnh vực xây dựng và quản lý tòa nhà (Bộ Xây dựng); chuyển đổi công bằng trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); tác động của quá trình chuyển đổi năng lượng tới an sinh, xã hội và việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
“Thay đổi” để hiện thực hóa cam kết của Chính phủ tại Hội nghị COP 26
Ngoài ra, thời gian tới, các Bộ: Công Thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TN&MT, Xây dựng ban hành các hướng dẫn về kiểm kê khí nhà kính, đo đạc - báo cáo - thẩm định đảm bảo nội dung, tiến độ theo đúng quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu tại Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.
Thực hiện các cam kết khác của Việt Nam tại COP26, Thủ tướng giao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành cập nhật đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam; trên cơ sở NDC đã gửi Liên hợp quốc năm 2020, bổ sung những điểm mới, nỗ lực của Việt Nam thực hiện cam kết đã đưa ra tại Hội nghị COP26, hoàn thành trong tháng 9/2022. Trên cơ sở kiến nghị của Bộ TN&MT, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ tổng hợp báo cáo Chính phủ về những bất cập để sửa đổi các quy định hiện hành tạo thông thoáng cho các hoạt động phát triển năng lượng tái tạo; nghiên cứu việc ban hành Nghị quyết của Chính phủ chấp thuận hoạt động đo gió, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tác động môi trường trên biển phục vụ lập các dự án điện gió có tính cấp bách. Bộ TN&MT khảo sát, đánh giá tổng thể về tiềm năng điện gió trên cả nước.
Bộ TN&MT phối hợp với Bộ Nội vụ (đơn vị chủ trì) và các bộ, ngành liên quan đề xuất phương án tăng cường cán bộ cho lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu tại tất cả các cấp, các ngành, theo hướng cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Về phần Bộ TN&MT, để thực hiện các cam kết tại COP 26, Bộ TN&MT đã và đang đề xuất với Chính phủ sớm ban hành một loạt các văn bản pháp lý quan trọng, làm cơ sở triển khai như: Nghị định quy định giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zôn; Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; Hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia để triển khai thực hiện; Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam… Đây là những văn bản pháp lý, công cụ để thực hiện các cam kết về ứng phó với BĐKH của Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong thời gian tới, Bộ TN&MT sẽ xây dựng đề án về nhiệm vụ, giải pháp đột phá triển khai kết quả Hội nghị COP26 về BĐKH; thành lập Ban chỉ đạo để đề xuất cơ chế, chính sách, pháp luật, quy hoạch, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi và tận dụng các cơ hội huy động nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển hạ tầng BĐKH và phát triển năng lượng tái tạo; Hoàn thiện cập nhật Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050… Cùng với đó, Bộ TN&MT đề nghị các Bộ, ngành, địa phương rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có liên quan phù hợp với mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và các cam kết được Thủ tướng Chính phủ tuyên bố tại Hội nghị COP26.
(CLO) Các nhà kinh tế cảnh báo rằng kế hoạch thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể tạo ra "cơn sóng thần" đối với nền kinh tế toàn cầu và dẫn đến những hậu quả khó lường.
(CLO) Ngày 3/4, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có thư gửi các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đề xuất xây dựng mô hình trung tâm tài chính quốc tế phù hợp với tình hình và điều kiện phát triển Việt Nam; xây dựng các cơ chế chính sách độc lập, đặc thù, đặc biệt, vượt trội, hiện đại, có sức cạnh tranh, còn địa giới hành chính của trung tâm thì mang tính chất tương đối, bảo đảm thuận lợi, triển khai tốt nhất, hiệu quả nhất.
(CLO) Hôm 2/4, Brazil đã công bố việc bổ nhiệm ông Dan Ioschpe, một lãnh đạo trong ngành công nghiệp ô tô, làm "nhà vô địch khí hậu" cho Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu Liên Hợp Quốc năm 2025 (COP30), dự kiến diễn ra vào tháng 11 tại Belém.
(CLO) Một ngày trước khi công bố danh sách thuế đối ứng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm chấm dứt việc cho phép các gói hàng giá trị thấp từ Trung Quốc và Hồng Kông (TQ) vào Mỹ mà không phải chịu thuế.
(CLO) Ngày 3/4, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cho biết, vừa bắt giữ Phan Thanh Hoài (trú tại TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
(CLO) Thủ tướng chỉ đạo giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương nghiên cứu, có phương án khai thác Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, bảo đảm khai thác hiệu quả, tránh lãng phí, xuống cấp.
(CLO) Trong buổi họp báo thường kỳ quý I/2025, Bộ Tài chính nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách thuế đối ứng của Mỹ với hàng hóa Việt Nam.
(CLO) Ngày 3/4, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt cho biết, đơn vị sẽ tổ chức chạy thêm nhiều đoàn tàu nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 và 1/5.
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận 11 đã đăng tải thông tin mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án "Xây dựng hạ tầng và đường giao thông khu trường đua Phú Thọ".
(CLO) Là công ty mẹ của Gotec Việt Nam – chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản nổi bật tại TP HCM và miền Nam, Công ty TNHH Nam Land hiện đang lâm vào tình cảnh tài chính khó khăn với khoản trái phiếu 980 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán từ giữa tháng 7/2024 và lỗ sau thuế kéo dài nhiều năm.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025 đang diễn ra nhiều hoạt động, thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. Công an tỉnh Phú Thọ đã triển khai các phương án, bảo đảm tuyệt đối an toàn các hoạt động văn hoá, lễ hội.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất tỉnh Ninh Thuận vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 20, thuộc Dự án thành phần 2: Đoạn từ Quốc lộ 1 đến Cảng biển tổng hợp Cà Ná.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025 đang diễn ra nhiều hoạt động, thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. Công an tỉnh Phú Thọ đã triển khai các phương án, bảo đảm tuyệt đối an toàn các hoạt động văn hoá, lễ hội.
(CLO) Hàng loạt trụ điện nằm án ngữ trên tuyến đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP HCM đang được khẩn trương di dời để đảm bảo đúng tiến độ dự án nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Những vi phạm về đất đai, xây dựng tại khu vực cánh đồng Thường của thôn Nội Xá (huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội) nhưng không được chính quyền xử lý dứt điểm đã khiến người dân vô cùng bức xúc.
(CLO) Nếu như vụ thu hoạch khoai năm 2024, nông dân huyện Phú Thiện (Gia Lai) phải chịu cảnh “mất mùa, mất giá” thì năm 2025 bà con rất phấn khởi vì vụ mùa năm nay thắng lớn. Không những được mùa, giá khoai năm nay liên tục tăng giúp người dân có lãi cao.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Ngày 2/4, tại Hội sở chính, Quân chủng Hải quan đã phối hợp với Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) phát động chương trình “HiGreen Trường Sa” với mục tiêu trong một triệu cây xanh tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam
(CLO) Khởi công xây dựng từ năm 2014 với kinh phí khoảng 10.000 tỷ đồng nhưng sau thời gian dài không được sử dụng, bỏ hoang lãng phí; nhiều hạng mục tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 đã có dấu hiệu xuống cấp.
(CLO) Công an thành phố Hà Nội cùng Cục Cảnh sát giao thông phát hiện, bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng đoan qua xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
(CLO) Ngày 2/4, cơ quan chức năng đang phong toả nghiêm ngặt hiện trường vụ cháy khiến 3 người tử vong trên đường Mạc Vân, phường Xóm Củi, quận 8, TP HCM. Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Được cũng trực tiếp đến hiện trường kiểm tra, đồng thời thăm hỏi gia đình người bị nạn.