(CLO) Chỉ trong một thời gian rất ngắn vừa phát triển, vừa triển khai, nền tảng tiêm chủng COVID-19 “Make in Vietnam”, do người Việt Nam phát triển và làm chủ đã định hình và đi vào vận hành ổn định.
Tại hội nghị trực tuyến với các địa phương quán triệt một số nội dung về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 chiều 16/10, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã có bài phát biểu về nền tảng tiêm chủng COVID-19 “Make in Vietnam”, do người Việt Nam phát triển và làm chủ.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, cách đây 4 tháng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có nói với ông, đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông “chia lửa” về các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) phòng chống COVID-19. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ “đặt bài toán, còn lại là anh làm”, nhưng mà “không có đồng nào đâu nhé”.
Nhận lời rồi, lúc đầu Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng chỉ nghĩ là làm cái phần mềm rồi đưa cho ngành Y tế dùng là xong. Nhưng sau đó ông mới biết rằng, “còn lại là anh làm” tức là làm tất cả, từ khâu đầu tư hạ tầng, phát triển phần mềm, đào tạo, triển khai, vận hành và chịu mọi trách nhiệm về các tồn tại không chỉ của phần mềm mà là của cả việc cán bộ y tế nhập liệu sai và sót, rồi vấn đề phần mềm trung ương và địa phương, vấn đề kết nối liên thông dữ liệu, vấn đề bảo mật thông tin...
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, với chừng ấy công việc, nếu Bộ Y tế đứng ra triển khai và chịu thêm những áp lực này thì “chắc không tải nổi”.
“Và cũng qua đây mới thấm thía, viết một phần mềm chạy được nếu công sức là 1 thì để làm cho nó tiện lợi, người dùng, người dân có thể chấp nhận thì công sức phải bỏ ra 10 lần nữa, nhưng để triển khai nó trên toàn quốc, để nền tảng số trở thành công cụ thân thuộc hàng ngày của các cơ sở y tế thì công sức bỏ ra là 100 lần”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, nền tảng tiêm chủng COVID-19 với phần cứng hàng chục ngàn CPU, phần mềm hàng trăm người phát triển trong nhiều tháng, với hàng ngàn người tham gia triển khai trên toàn quốc, trên 10.000 cơ sở tiêm chủng toàn quốc sử dụng hàng ngày có khả năng quản lý 5 triệu mũi tiêm mỗi ngày và dữ liệu liên quan đến hàng trăm triệu người dân, thì có thể nói, đây là nền tảng công nghệ số lớn nhất ngành Y tế từ trước đến nay và có lẽ cũng là của Việt Nam. Điều này càng đặc biệt hơn, nếu hệ thống này vừa phát triển, vừa triển khai trong một thời gian rất ngắn để phục vụ các yêu cầu phòng chống dịch.
Tuy nhiên, sau tất cả những khó khăn, nền tảng tiêm chủng COVID-19 “Make in Vietnam”, do người Việt Nam phát triển và làm chủ đã được định hình và dần đi vào vận hành ổn định.
“Có nhiều thứ lộ ra và được điều chỉnh kịp thời, vì nền tảng này được Make in Vietnam, do người Việt Nam phát triển và làm chủ. Đến hôm nay, Bộ Y tế, Bộ TT&TT, Bộ Công an tổ chức quán triệt, hướng dẫn triển khai trên toàn quốc. Sẽ còn phải tiếp tục hoàn thiện, cũng giống như cuộc sống không bao giờ dừng lại, nhưng phần cơ bản đã sẵn sàng, các vấn đề phát sinh đã được xử lý”, Bộ trưởng Bộ TT&TT phát biểu.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, dùng phần mềm là thay đổi một thói quen, mà thay đổi thói quen thì không dễ. Điều này phải bắt đầu từ quy định của Bộ Y tế về việc phải dùng phần mềm để quản lý tiêm chủng. “200 triệu, rồi 300 triệu mũi tiêm, có thể còn hơn nữa thì không còn cách nào khác là phải quản lý bằng công nghệ”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, người sử dụng là các cán bộ y tế tại các cơ sở tiêm chủng chắc chắn sẽ bỡ ngỡ, sẽ muốn làm bằng giấy như cũ, nhưng chỉ sau một vài ngày là sẽ quen, sẽ thấy tiện lợi. Cái khó là vượt qua những ngày đầu này. Bởi vậy, hỗ trợ triển khai của Bộ Y tế, Bộ TT&TT, Bộ Công an các Sở Y tế, Sở TT&TT, Công an các tỉnh, thành phố và của Công ty phát triển phần mềm là rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định.
Nhắc lại việc Thủ tướng ngày 14/10/2021 đã họp với lãnh đạo 3 Bộ Y tế, Bộ TT&TT, Bộ Công an, giao nhiệm vụ cho 3 Bộ và Viettel là Công ty phát triển phần mềm, phải hợp tác chặt chẽ, đúng vai, mục tiêu cuối cùng là phục vụ người dân…, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, tất cả những việc các bộ, ngành đã làm đều nhằm mục tiêu để người dân sẽ có được tiện ích lớn nhất, từ đăng ký tiêm, đến trả kết quả, đến dùng kết quả tiêm để đi lại...
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý thành công của một nền tảng số vẫn phải là ở cả hai, người phát triển và người sử dụng, trong đó người sử dụng quyết định đến 70-80% sự thành công này. Trong sử dụng nền tảng số toàn quốc thì điều tối kỵ là lúc dùng trong hệ thống lúc dùng ngoài hệ thống.
Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: “Nếu vẫn giữ thói quen hoàn toàn không hợp với thời công nghệ số khi mà các hệ thống CNTT rời rạc được thay bằng một nền tảng số duy nhất, thì tốt hơn vẫn là dùng giấy như cũ. Đây là điều tôi rất và rất muốn nhấn mạnh với anh Long- Bộ trưởng và với ngành Y tế, nếu muốn hiệu quả thì phải dùng bắt buộc, 100% phải được dùng trong hệ thống, không cập nhật lên hệ thống thì kết quả không được chấp nhận, không được sử dụng cho các mục đích khác. Không thể nửa vời được!”.
Lưu ý các cơ sở y tế từ ngày 20/10 sẽ không được tiêm trước rồi sau đó mới nhập vào hệ thống, Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng khẳng định, ngành Y tế sẽ phải dùng bắt buộc 100%, in 100% chứng nhận tiêm chủng từ nền tảng này, 100% sử dụng số liệu của nền tảng thay cho số liệu thống kê thủ công theo cách truyền thống. Chỉ có như vậy mới không gặp phải sai sót, thiếu dữ liệu.
Cho rằng, ngành Y tế mà thành công ở Nền tảng tiêm chủng COVID-19 thì sẽ là tiền đề thành công ở những nền tảng khác, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ tin tưởng, hiện có 2 ngành chuyển đổi số khó khăn nhất là ngành Y tế và Giáo dục, nhưng nếu thành công thì đây sẽ là cảm hứng cho đất nước chuyển đổi số thành công.
(CLO) Ngày 2/4, tại xã Ngư Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Quân khu 4, các đơn vị đồng hành và chính quyền địa phương tổ chức chương trình tri ân 72 cựu dân quân Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Những ngày qua, người dân tại Quảng Bình liên tục phát hiện nhiều xác cá voi trôi dạt vào bờ biển Bảo Ninh và Nhật Lệ, thuộc thành phố Đồng Hới. Sự việc này gây xôn xao trong dư luận khi cá voi là loài cá linh thiêng đối với tín ngưỡng của ngư dân ven biển.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy tại xóm Củi, Quận 8 và xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
(CLO) Giải Leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II chinh phục Tà Xùa 2025 quy tụ 100 nhà báo, hứa hẹn hành trình thử thách và trải nghiệm thiên nhiên hùng vĩ.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu TP Hà Nội đưa kết quả giải ngân thành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ để kiểm điểm, khen thưởng, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.
(CLO) Các giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI đang từng bước đổi mới cách thức vận hành của các khu công nghiệp và nhà máy thông minh, đồng thời đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với trách nhiệm môi trường. Do đó, AI được đánh giá là yếu tố thiết yếu trong tương lai của thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp.
(CLO) Từng được kỳ vọng là “Disneyland của Trung Đông” với vốn đầu tư 64 tỷ USD, Dubailand sau 22 năm vẫn dang dở, phản chiếu tham vọng và thách thức của Dubai.
(CLO) Dịp đầu tháng 4 hàng năm, cây gạo đỏ ở chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại đua nhau bung nở khoe sắc đỏ sáng rực cả một vùng trời, thu hút nhiều người dân và du khách tới tham quan, chụp hình.
(CLO) Ngày 2/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa chủ trì, phối hợp các lực lượng nghiệp vụ triệt phá thành công Chuyên án, thu giữ gần 30.000 viên ma tuý tổng hợp, bắt giữ 03 đối tượng cùng nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Công an thành phố Hà Nội cùng Cục Cảnh sát giao thông phát hiện, bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng đoan qua xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
(CLO) Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố Nga không thể chấp nhận đề xuất ngừng bắn của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc chiến tại Ukraine.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy tại xóm Củi, Quận 8 và xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
(CLO) Giải Leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II chinh phục Tà Xùa 2025 quy tụ 100 nhà báo, hứa hẹn hành trình thử thách và trải nghiệm thiên nhiên hùng vĩ.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu TP Hà Nội đưa kết quả giải ngân thành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ để kiểm điểm, khen thưởng, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.
Vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND thành phố Hà Nội xây dựng lộ trình giảm dần xe máy trong nội đô, thu phí ô tô vào khu vực trung tâm trong giờ cao điểm để hạn chế số lượng xe cá nhân trên một số tuyến đường.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 1/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2025 đến hết ngày 31/3/2030.
(CLO) Chính phủ yêu cầu trong việc xây dựng Luật cần tập trung nguồn lực, tận dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số, các công cụ trợ lý ảo, cơ sở dữ liệu hỗ trợ...
(CLO) Chính phủ quyết định rút ngắn thời gian thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP. Trong đó, đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thì thời gian thẩm định rút ngắn xuống còn không quá 30 ngày.