Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng nông nghiệp là cấp bách

Thứ ba, 30/11/2021 21:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ NN&PTNT đang xây dựng dự thảo "Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” nhằm cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới, được thiết kế xoay quanh những trụ cột quan trọng.

Nông nghiệp tiếp tục là “trụ đỡ” của nền kinh tế 

Tại buổi Đối thoại chính sách cấp cao về Chuyển đổi sang hệ thống lương thực thực phẩm xanh, giảm phát thải ngày 30/11, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan khẳng định, nông nghiệp tiếp tục là “trụ đỡ” của nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 nhưng ngành lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, từ các vấn đề nội tại lẫn các yếu tố khách quan. Để đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững, việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng nông nghiệp mới trở thành một yêu cầu cấp bách. 

bo truong le minh hoan chuyen doi mo hinh tang truong nong nghiep la cap bach hinh 1

Quang cảnh buổi đối thoại. Ảnh: Đỗ Hương

Được biết, các vấn đề liên quan đến ngành Nông nghiệp sẽ xoay quanh 3 trụ cột: “Nông nghiệp sinh thái”, “Nông thôn hiện đại”, “Nông dân thông minh” phù hợp với các định hướng của “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050” vừa được Chính phủ ban hành.

Trên cơ sở này, tư duy phát triển nông nghiệp cần chuyển từ sản xuất sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, tư duy đặt năng suất và sản lượng lên hàng đầu trước đây cũng phải chuyển sang lấy giá trị làm trung tâm thông qua tích hợp các hệ giá trị khác nhau vào sản phẩm. Cách làm tận dụng, khai thác cũng phải chuyển thành bồi dưỡng và làm giàu tài nguyên phục vụ nhu cầu sản xuất bền vững. Cùng với đó, cũng xoá dần tư tưởng tự cung tự cấp để hướng tới tư tưởng hội nhập, hòa nhập với dòng chảy của chuỗi giá trị và các xu thế phát triển toàn cầu.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, để làm được những điều này cần thay đổi từ tư duy địa phương sang tư duy toàn cầu; từ tư duy khai thác sang tư duy nuôi dưỡng; từ tư duy ngắn hạn sang tư duy dài hạn và bền vững. Cần hướng tới những “giá trị xanh” được tạo nên từ “chuyển đổi xanh, tiêu dùng xanh, kinh tế xanh”.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ, với tư duy đổi mới và cùng hành động, khát vọng của ngành nông nghiệp sẽ trở thành hiện thực, để không chỉ là “trụ đỡ” của nền kinh tế khi đất nước ở vào thời điểm khó khăn mà ngành quyết tâm hướng đến khát vọng vươn tầm, đủ sức trở thành “thước đo mức độ bền vững của quốc gia”.

bo truong le minh hoan chuyen doi mo hinh tang truong nong nghiep la cap bach hinh 2

Chung tay xây dựng hệ thống lương thực thực phẩm xanh, giảm phát thải. Ảnh: D.L

“Để tạo nên sự chuyển đổi mới mẻ mang tính dài hạn và bền vững, chúng ta rất cần những tri thức mới, những quan điểm tiếp cận cấp tiến, những kinh nghiệm thực tiễn theo phương châm tư duy toàn cầu, hành động địa phương. Ý tưởng sáng kiến có thể xuất phát từ một người nhưng để triển khai vào thực tế cần sự chung sức đồng lòng của rất nhiều người. Trong quá trình chuyển mình, ngành nông nghiệp không thể chỉ có một mình mà cần đến sự chia sẻ, hỗ trợ, ủng hộ của những người bạn đồng hành, của các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, của các tổ chức, cá nhân các đối tác trong và ngoài nước”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh. 

WB mong muốn hỗ trợ nông nghiệp chuyển mình ở quy mô lớn

Theo bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, nông nghiệp là một trong những tác nhân chính gây nên biến đổi khí hậu khi phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực này chiếm 18% tổng lượng phát thải. Lượng phát thải dự kiến sẽ lên tới 120 triệu tấn CO2 vào năm 2030, trong đó một nửa xuất phát từ ngành lúa gạo. Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, mặn xâm nhập, mưa cực đoan, hạn hán… 

Ngoài thách thức về biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp còn đang đối mặt với những thách thức nội tại như giảm năng suất trong ngành, áp lực gia tăng sản lượng, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của sản phẩm nông nghiệp.

Bà Carolyn cho biết, với những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển trong chuyển đổi sang hệ thống lương thực, thực phẩm xanh, phát thải thấp, Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp tục hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật, mở rộng các hoạt động đầu tư trong nông nghiệp để hướng tới tương lai tươi sáng cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

"Chúng tôi sẵn sàng cung cấp cấp các nguồn lực đầu tư cho các dự án có thể mang lại sự chuyển đổi ở quy mô lớn, không chỉ dừng lại mức độ thí điểm. WB sẽ cùng Bộ NN-PTNT nghiên cứu các công cụ mà WB có thể sử dụng để tài trợ cho những thay đổi ở cấp độ tổng thể", bà Turk cho biết.

Hoàng Dương

Bình Luận

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp