(CLO) Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội về biên chế của giáo dục, đặc biệt đối với mầm non cho đến phổ thông; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng, đây là vấn đề nan giải của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và bày tỏ thông cảm với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ.
Trong chương trình kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn (6/11), đại biểu Cao Thị Giang (đoàn Quảng Bình) đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ liên quan đến việc thực hiện chủ trương tinh giản biên chế trong ngành giáo dục. Đây là nội dung được các cán bộ, công nhân viên, giáo viên của ngành giáo dục hết sức quan tâm.
Đại biểu cho biết, việc tinh giản biên chế trong bộ máy hành chính sự nghiệp thời gian qua đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương tinh giản biên chế chưa tính kỹ đến đặc thù của ngành giáo dục, dẫn đến có nơi thừa, nơi thiếu giáo viên. Về tổng thể là thiếu giáo viên.
“Xin Bộ trưởng cho biết Bộ sẽ có những giải pháp gì để khắc phục trong thời gian tới”, đại biểu đặt câu hỏi.
Trả lời chất vấn của đại biểu Cao Thị Giang, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân bày tỏ: “Nói về biên chế của giáo dục, đặc biệt đối với mầm non cho đến phổ thông. Đây là vấn đề nan giải của Bộ GD&ĐT, tôi rất cảm thông với đồng chí Bộ trưởng”.
Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, trong nhiều lần trả lời chất vấn trước Quốc hội, ông cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phải có phương án tổ chức, sắp xếp lại ngay hệ thống giáo dục, xây dựng lại định mức học sinh trên lớp ở từng vùng miền cho phù hợp bởi nếu không tình trạng biên chế thế này sẽ khó giải quyết được.
Ông Lê Vĩnh Tân cho biết, để giải quyết những bất cập, trong năm 2019 và năm 2020, Bộ Nội vụ đã 2 lần trình Chính phủ bổ sung cho 14 tỉnh có dân cư tập trung ở các khu công nghiệp và 5 tỉnh Tây Nguyên, với tổng số là 20.300 biên chế cho giáo dục và y tế.
Riêng năm 2020, Bộ Nội vụ tiếp tục cho thực hiện chủ trương chuyển những người hợp đồng làm việc trong các cơ sở mầm non bán công chưa chuyển thành viên chức và đối với những người hợp đồng làm ở các cơ sở y tế của xã, thành viên chức y tế. Cùng với đó, tiếp tục cho các địa phương chuyển 20.893 người.
Như vậy, tổng biên chế trong 2 năm vừa qua đối với ngành giáo dục, y tế tăng thêm hơn 41.000 người.
“Điều này đã được Bộ Chính trị đồng ý cho cộng vào biên chế năm 2015 để tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế theo cải cách hành chính và để thực hiện chủ trương là có học sinh là phải có giáo viên đứng lớp và có người bệnh là có người chăm sóc. Bộ Nội vụ đã gửi và yêu cầu đề nghị 63 tỉnh, thành gửi báo cáo thực sự về nhu cầu cần thiết đối với ngành giáo dục”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết.
Đại biểu Cao Thị Giang (đoàn Quảng Bình) chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Ông Lê Vĩnh Tân cũng cho biết, đến ngày 30/6/2020, theo báo cáo của các tỉnh đã có 1.066.228 giáo viên trên tổng biên chế đã được Bộ Nội vụ thẩm định là 1.115.222 người. Số biên chế hiện nay Bộ Nội vụ thẩm định thì các địa phương chưa sử dụng hết, số còn lại là 48.993.
“Tuy nhiên, vẫn có tình trạng thừa thiếu”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói.
Thông tin chi tiết, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết: Theo báo cáo của các địa phương thì nhu cầu của năm học 2020-2021 là 1.199.598 người, cần phải bổ sung thêm là 84.377 người. Bây giờ, bổ sung thêm 84.377 là do hiện tượng thừa thiếu.
Tuy vậy, biên chế của giáo viên nếu so với định mức thì ở nông thôn và miền núi thì thừa 95.366 giáo viên. Nhưng đối với những đơn vị tập trung các khu công nghiệp thì lại thiếu 71.441 giáo viên. “Tức là ở nông thôn thì số học sinh lên lớp quá ít, nhưng ở thành phố thì quá nhiều. Do vậy, thừa thiếu như thế”, ông Lê Vĩnh Tân nói.
Nguyên nhân được Bộ trưởng Bộ Nội vụ đưa ra là, do quá trình lập kế hoạch chưa chính xác của các địa phương, cứ lấy kế hoạch năm trước đề nghị cho năm sau mà không khảo sát thực tế về nhu cầu.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Trên cơ sở này, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết đã xin ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tiếp tục trình Chính phủ.
Bộ Nội vụ đã đưa ra 2 phương án. Phương án 1 là nơi nào thừa thì cắt, nơi nào thiếu thì bổ sung. Nếu tính theo phương án này thì ưu điểm là chúng ta giải quyết được tình trạng thừa, thiếu và không tăng biên chế. Nhược điểm của phương án này thì rất khó, trong khi thực hiện tinh giản biên chế 23.892 người ngay trong năm học 2020-2021, không làm được vấn đề này, rất khó.
Về phương án 2 là, chỉ bổ sung biên chế nơi thiếu so với định mức biên chế bổ sung bằng cách giải quyết sự chênh lệch giữa biên chế được duyệt và số biên chế còn lại.
“Như vậy năm 2021 này cần bổ sung 34.207 biên chế. Xin báo cáo Quốc hội, đây là con số quá lớn. Nếu giải quyết theo nhu cầu của địa phương thì như thế”, Bộ trưởng phát biểu.
Theo ông Lê Vĩnh Tân, ưu điểm của phương án 2 này là không xáo trộn lớn, nhưng biên chế tăng hơn 34.000 và nhược điểm là không thực hiện được tinh thần Nghị quyết 19 và Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, đây là một vấn đề hết sức quan trọng, ông mong sớm nhận được ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo để sớm trình Chính phủ giải quyết về vấn đề biên chế cho giáo viên trong thời gian tới.
“Theo tôi, giải pháp sắp tới là chúng ta phải tổ chức sắp xếp hệ thống giáo dục, phải xây dựng lại định mức và đẩy mạnh xã hội hóa, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập thì mới giảm được những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và giảm áp lực biên chế, chúng ta dành biên chế đó cho y tế cơ sở và mầm non cho đến phổ thông ở các địa phương”, Bộ trưởng nêu ý kiến.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Sau 2 ngày công chiếu sớm, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thu về hơn 23 tỷ đồng doanh thu phòng vé, theo dữ liệu từ Box Office Vietnam.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 - 6/4/2025. Ngày 4/4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
(CLO) Ghi sổ tang khi đến viếng đồng chí Khamtay Siphandone tại Đại sứ quán Lào ở Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính viết: "Tôi đánh giá cao những đóng góp to lớn của đồng chí Khamtay Siphandone cho mối quan hệ vĩ đại hai nước Việt - Lào". Thật vậy, lúc sinh thời, một trong những dấu ấn sâu đậm trong sự nghiệp của đồng chí Khamtay Siphandone- Cố Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, cố Chủ tịch nước Công hòa dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone- là những đóng góp to lớn của đồng chí trong việc xây dựng, củng cố và phát triển tình hữu nghị Việt Nam – Lào. Đất nước hình chữ S dường như luôn hiện diện trên những chặng đường hoạt động cách mạng của Đại tướng.