Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch: Lực lượng dự bị động viên không có vướng mắc gì về tên gọi

Thứ ba, 11/06/2019 15:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 11/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIV, dự án Luật Lực lượng dự bị động viên lần đầu tiên được đưa ra thảo luận tại hội trường.

Theo như dự thảo luật là phù hợp cho cơ quan quân sự các cấp

Đại biểu Nguyễn Văn Man (Đoàn Quảng Bình) tranh luận với các đại biểu, cụ thể:

Thứ nhất, khoản 1 Điều 15 quy định sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị dự bị động viên, đại biểu cho rằng trường hợp thiếu sắp xếp quân nhân dự bị chuyên nghiệp quân sự gần đúng với chức danh biên chế, gắn địa bàn tuyển quân và địa bàn động viên là chưa hợp, cho rằng cần phải tổ chức bồi dưỡng và đào tạo, chuyển ngạch, chuyển chuyên nghiệp quân sự. Nếu ta làm được nội dung này kịp thời thì là một điều tốt; nhưng hàng năm có hạ sỹ quan, sỹ quan, binh sỹ, quân nhân chuyên nghiệp đã sắp xếp vào các đơn vị phải đến tuổi giải ngạch vì sức khỏe, ốm đau, v.v. nên thiếu rất nhiều, chuyên nghiệp quân sự rất khó.

Rất nhiều quân binh chủng trong địa bàn một huyện hoặc một tỉnh sắp xếp quân không linh hoạt sẽ rất khó cho công tác sắp xếp theo kế hoạch đề ra. Cho nên, tôi nghĩ, chỉ ghi theo như dự thảo luật là phù hợp cho cơ quan quân sự các cấp tạo điều kiện, sau đó tiếp tục bồi dưỡng, huấn luyện, đào tạo chuyên nghiệp quân sự rồi chuyển hóa để sắp xếp sẽ phù hợp hơn.

Đại biểu Nguyễn Văn Man (Đoàn Quảng Bình) tranh luận với các đại biểu về dự án Luật Lực lượng dự bị động viên.

Đại biểu Nguyễn Văn Man (Đoàn Quảng Bình) tranh luận với các đại biểu về dự án Luật Lực lượng dự bị động viên.

Nội dung thứ hai, tại khoản 3 Điều 15, đại biểu đề nghị sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội chủ lực trước, bộ đội địa phương sau; bộ đội binh chủng trước, bộ binh sau. Theo tôi, điều này không hợp lý, thep dự thảo luật hợp lý hơn vì trong đơn vị bộ đội chủ lực gồm có cả binh chủng và bộ binh trong đó nên ta không cần tách riêng ra.

Nội dung thứ ba, về khoản 1 Điều 22 quy định Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức sinh hoạt cho các đơn vị từ đội trưởng, tiểu đội trưởng tương đương trở lên. Thực tế, chúng tôi đã làm rất nhiều, cơ quan quân sự cấp huyện, đơn vị dân quân các cấp thường tổ chức vào thời điểm hàng quý để cấp phát tiền hỗ trợ, tiền trách nhiệm, sau đó tổ chức sinh hoạt vài ba tiếng đồng hồ, tiếp theo mời lãnh đạo các cấp, nhất là cấp huyện, lãnh đạo chính quyền tham dự sinh hoạt rất tốt, đại biểu Nguyễn Văn Man cho biết.

Bộ Quốc phòng sẽ nghiên cứu, chỉnh lý, bổ sung dự thảo luật theo quy định trước khi trình Quốc hội.

Thay mặt Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch tiếp thu và giải trình làm rõ một số nội dung cơ bản sau.

Một, tên gọi Luật Lực lượng dự bị động viên, một số ý kiến đề nghị cân nhắc sửa tên Luật Lực lượng dự bị động viên thành Luật Dự bị động viên hoặc Luật Quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật vì lực lượng dự bị động viên là con người, chưa bao gồm về phương tiện kỹ thuật. Bộ Quốc phòng báo cáo như sau, Điều 66 Hiến pháp quy định nhà nước xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp làm nòng cốt cho nhiệm vụ quốc phòng.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đề nghị giữ nguyên tên gọi của Luật LLDBĐV.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đề nghị giữ nguyên tên gọi của Luật LLDBĐV.

Điều 1, khoản 1 Điều 25 Luật Quốc phòng quy định quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Điều 2, Pháp lệnh Lực lượng dự bị động viên quy định lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội. Trong thực tiễn hơn 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên, các đơn vị địa phương không có vướng mắc gì về tên gọi, vì vậy Bộ Quốc phòng đề nghị Quốc hội cho giữ nguyên tên gọi như dự thảo.

Hai, về vị trí, vai trò, chức năng quyền hạn của lực lượng dự bị động viên. Có ý kiến đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn của lực lượng dự bị động viên vào dự thảo luật. Bộ Quốc phòng báo cáo như sau, lực lượng dự bị động viên là 1 thành phần của quân đội, vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn của lực lượng này thống nhất với vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn của quân đội đã được quy định tại Điều 66 Hiến pháp năm 2013. Tại khoản 2 Điều 25 Luật Quốc phòng quy định quân đội nhân dân có nhiệm vụ, chức năng sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công tác vận động quần chúng, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, lao động sản suất kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước, thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Vì vậy Bộ Quốc phòng đề nghị Quốc hội cho giữ nguyên như dự thảo.

Ba, về tỷ lệ dự phòng từ 10% đến 15%, quy định tại khoản 2 Điều 14 dự thảo luật, một số ý kiến đề nghị làm rõ lý do quy định tỷ lệ dự phòng từ 10-15% tại khoản 2 Điều 14 dự thảo luật. Bộ Quốc phòng báo cáo như sau:

Khoản 2 Điều 14 dự thảo luật kế thừa Điều 11 Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên và luật hóa Điều 10 Nghị định 39 ngày 28/4/1997 của Chính phủ quy định: quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên phải có tỷ lệ dự phòng thích hợp, dự thảo luật xác định tỷ lệ dự phòng từ 10-15% là cần thiết để đảm bảo tính chủ động cho các địa phương khi huy động theo chỉ tiêu được giao. Vì trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần quân nhân dự bị cơ bản là lao động chính trong gia đình có thể làm việc trong các cơ quan, tổ chức, các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác mà không thể có mặt trước khi huy động, quân nhân dự bị bị đau ốm, bệnh tật, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt hoặc tình huống bất khả kháng mà không thể thực hiện được lệnh huy động. Thực tiễn hơn 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên cho thấy việc quy định tỷ lệ dự phòng đối với đơn vị dự bị động viên từ 10-15% là phù hợp.

Bốn, về việc thăng quân hàm, bổ nhiệm chức vụ đối với sỹ quan dự bị. Một số ý kiến đề nghị làm rõ việc thăng quân hàm, bổ nhiệm chức vụ đối với sỹ quan dự bị, Bộ Quốc phòng báo cáo như sau:

Điều 41 Luật Sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam quy định thời hạn xét tăng quân hàm sỹ quan dự bị dài hơn 2 năm so với sỹ quan tại ngũ ở mỗi cấp bậc quân hàm, ví dụ thượng úy lên đại úy sỹ quan tại ngũ là 3 năm, sỹ quan dự bị là 5 năm. Bộ Quốc phòng chỉ tổ chức đơn vị dự bị động viên đến cấp trung đoàn, trong đó trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn là sỹ quan tại ngũ có cấp bậc quân hàm cao nhất là thượng tá, sỹ quan dự bị xác định xếp đến phó trung đoàn trưởng, quân hàm cao nhất là trung tá. Vì vậy, dự thảo Luật Lực lượng dự bị động viên quy định thống nhất với Luật Sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam.

Năm, về chế độ chính sách trong thực hiện luật, có ý kiến đề nghị làm rõ việc bảo đảm chế độ chính sách cho lực lượng dự bị động viên, Bộ Quốc phòng xin báo cáo:

Bảo đảm chế độ chính sách cho quân nhân dự bị và chủ phương tiện được huy động là nội dung quan trọng trong xây dựng huy động lực luợng dự bị đông viên. Quân nhân dự bị được biên chế về các đơn vị dự bị động viên, được xây dựng huấn luyện, diễn tập và kiểm tra sẵn sàng chiến đấu từ thời bình để bổ sung cho quân đội khi cần thiết. Việc quy định chế độ, chính sách cho xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên tương xứng, phù hợp với tính chất hoạt động của lực lượng này là thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, quy định bổ sung chế độ, chính sách nhất là điều chỉnh phụ cấp của quân nhân dự bị theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ, bù đắp sức khỏe cho quân nhân dự bị, bảo đảm thu nhập cho lao động lực lượng dự bị động viên là cần thiết, chế độ chính sách cụ thể cho lực lượng dự bị động viên đề nghị giao cho Chính phủ quy định chi tiết.

Sáu, quy định trung tâm huấn luyện dự bị động viên có ý kiến đề nghị đưa vào dự thảo luật quy định trung tâm huấn luyện dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương, Bộ Quốc phòng báo cáo như sau. Hiện nay cả nước có 24 trung tâm huấn luyện dự bị động viên ở cấp tỉnh, những địa phương có trung tâm này thì việc tổ chức huấn luyện lực lượng dự bị động viên đạt chất lượng tốt, những địa phương chưa có trung tâm khi huấn luyện, diễn tập lực lượng dự bị động viên thường phải tận dụng doanh trại, thao trường của trung đoàn bộ binh, trường quân sự tỉnh hoặc vận dụng một số cơ sở khác để tổ chức huấn luyện nên chất lượng huấn luyện còn hạn chế. Nếu trong dự thảo luật quy định trung tâm huấn luyện, việc huấn luyện lực lượng dự bị động viên sẽ thống nhất trong cả nước về quy mô, tổ chức thực hiện và nâng cao chất lượng lực lượng dự bị động viên. Vì vậy, Bộ Quốc phòng đề nghị Quốc hội cho tiếp thu và đưa vào dự thảo luật.

Ngoài những nội dung báo cáo, những ý kiến phát biểu tại hội trường như xây dựng cơ chế quản lý quân nhân dự bị và đăng ký quân nhân dự bị bằng công nghệ thông tin, xung quanh mức độ xử lý, xử phạt, huy động phương tiện kỹ thuật về tổ chức sinh hoạt, thẩm quyền huy động lực lượng dự bị động viên, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch dự bị động viên v.v.. Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp với các cơ quan xin được nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, bổ sung dự thảo luật theo quy định trước khi trình Quốc hội quyết định. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cho biết.

Đắc Nguyên

Tin khác

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Tin tức