Bộ trưởng phải giải trình nếu để chậm tiến độ văn bản thi hành các luật

Thứ sáu, 14/02/2020 22:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng các Bộ chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo tiến độ xây dựng, trình ban hành và ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, chịu trách nhiệm giải trình trước Quốc hội, trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu để chậm tiến độ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ không để tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản. Ảnh: VGP

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ không để tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản. Ảnh: VGP

Đưa vào tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực và các luật, pháp lệnh sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo tiến độ xây dựng, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết, chịu trách nhiệm giải trình trước Quốc hội, trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu để chậm tiến độ.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Tiến độ và chất lượng các dự án luật, pháp lệnh trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội và văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là tiêu chuẩn xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng đối với Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và các cá nhân, tổ chức liên quan năm 2020. Từng Bộ, cơ quan quán triệt nghiêm túc để thực hiện.

Các Phó Thủ tướng trực tiếp đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là các vấn đề các Bộ, cơ quan còn ý kiến khác nhau thuộc lĩnh vực được giao phụ trách; chỉ đạo việc ban hành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng các văn bản.

Trình Chính phủ các nghị định trước ngày 1/3/2020

Đối với 20 văn bản quy định chi tiết đang nợ thuộc trách nhiệm soạn thảo của các Bộ: Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tư pháp, Y tế, Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ các nghị định chậm nhất trước ngày 1/3/2020 để hoàn thiện thủ tục ban hành trước ngày 15/4/2020. Riêng Bộ Công an (đối với một số văn bản phức tạp) trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chậm nhất trước ngày 15/3/2020; ban hành thông tư trước ngày 15/3/2020.

Đối với 59 văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ 32 nghị định chậm nhất trước ngày 15/4/2020 để hoàn thiện thủ tục ban hành trước ngày 15/5/2020; các Bộ chịu trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền đối với 27 thông tư trước ngày 15/5/2020.

Thủ tướng lưu ý, Bộ chủ trì khi xin ý kiến các Bộ, cơ quan khác phải nêu rõ nội dung cần xin ý kiến và hạn trả lời. Trường hợp còn ý kiến khác nhau phải tích cực chủ động trao đổi, làm việc để thống nhất trước khi trình Chính phủ. Bộ phối hợp phải trả lời đúng hạn những vấn đề được lấy ý kiến, đặc biệt là vấn đề liên quan đến ngành, lĩnh vực phụ trách.

Giảm tình trạng nhiều văn bản hướng dẫn một luật

Thủ tướng giao Bộ Tư pháp chủ động tăng cường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc soạn thảo, trình các văn bản quy định chi tiết của các Bộ, cơ quan; ưu tiên thẩm định nhanh hồ sơ các văn bản quy định chi tiết, đặc biệt là các văn bản đang nợ đọng.

Bộ Tư pháp rà soát, đề xuất Thủ tướng phân công các Bộ chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết ngay khi các luật, pháp lệnh được thông qua. Trong đó, cần lồng ghép nhiều nội dung trong một văn bản, giảm thiểu tối đa việc ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết thi hành một luật.

Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ tập trung xử lý nhanh hồ sơ khi các Bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo đúng Quy chế làm việc của Chính phủ; chủ trì tổ chức họp để Bộ chủ trì soạn thảo cùng các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, rút ngắn thời gian ban hành văn bản.

Thế Vũ

Tin khác

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

(CLO) Để triển khai tốt các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, quyết liệt, chia sẻ với nhân dân thì mới làm được công tác giải phóng mặt bằng.

Tin tức
Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

(CLO) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội với đa số đại biểu nhất trí tán thành đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023 - 2024.

Tin tức
Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

(CLO) Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.   

Tin tức
Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức
Cần 'vừa làm, vừa hoàn thiện' các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

Cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

(CLO) Tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cùng với quá trình triển khai dự án, các bên liên quan cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, xác định giá điện, giải pháp xây dựng lưới điện truyền tải...

Tin tức