Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm về lãng phí sách giáo khoa

Thứ năm, 01/11/2018 10:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng nay (1/11), trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã thừa nhận việc lãng phí sách giáo khoa là có thật.

Báo Công luận
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm về lãng phí sách giáo khoa. Ảnh: TL 

Trước đó, đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh (Bình Thuận) đã chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về trách nhiệm và giải pháp của tình trạng lãng phí sách giáo khoa.

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, với thực trạng sử dụng sách giáo khoa như vừa qua, việc lãng phí là có thật .

"Nguyên nhân có nhiều, song trước hết là việc do thiết kế sách giáo khoa hiện hành còn có nhiều các dạng bài tập khiến các học sinh viết vẽ trực tiếp vào, dẫn đến không sử dụng được nhiều lần gây lãng phí. Mặc dù việc thiết kế này mang tính chuyên môn và các tác giả đã tiếp thu kinh nghiệm quốc tế nhưng trong hoàn cảnh nước ta còn nghèo thực sự chưa phù hợp và gây ra sự lãng phí", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, với trách nhiệm của mình, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các giải pháp nhằm hạn chế sự lãng phí. Trong một số sách giáo khoa đã có nội dung hướng dẫn cho các thầy giáo và học sinh không viết vào sách giáo khoa, Bộ cũng đã tổ chức tập huấn giáo viên và hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa để tiết kiệm được bền lâu.

"Tuy nhiên, hiệu quả của những giải pháp này còn hạn chế. Với cương vị là Bộ trưởng, tôi xin nhận trách nhiệm về việc này", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Trước phản ánh của các đại biểu quốc hội và cử tri gần đây, Bộ GD&ĐT đã tiếp thu, ban hành chỉ thị chỉ đạo các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục tiếp tục hướng dẫn sử dụng tiết kiệm sách giáo khoa và hướng dẫn học sinh biết giữ gìn sách giáo khoa.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian tới đây khi biên soạn sách giáo khoa mới, Bộ GD&ĐT yêu cầu các nhà xuất bản thiết kế các dạng bài tập trong sách giáo khoa theo hướng hạn chế viết trực tiếp, vẽ vào sách giáo khoa.

Bộ cũng đề nghị các trường phát động phong trào giữ gìn sách giáo khoa, bên cạnh đó là quyên góp xây dựng thư viện sách giáo khoa để cho các sinh viên có thể sử dụng miễn phí.

 

Minh Châu

Tin khác

Bài 2: Chiếc áo không làm nên… thầy tu!

Bài 2: Chiếc áo không làm nên… thầy tu!

(CLO) Nhiều người sau khi được phong giáo sư, tiến sĩ của các tổ chức nước ngoài, khi quay về cuộc sống đời thường vẫn "chứng nào, tật nấy”, thậm chí vướng vào lao lý, bị pháp luật trừng phạt.

Giáo dục
Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục