Bộ Tư pháp không nợ văn bản quy định chi tiết

09/11/2019 09:42

(CLO) Chiều ngày 8/11, trong buổi tổ chức họp báo công tác tư pháp Quý III/2019, Bộ Tư pháp đã thông tin nhiều vấn đề quan trọng.

Theo ông Nguyễn Quốc Hoàn, trong Quý III và tháng 10, Bộ Tư pháp đã thẩm định 94 dự án, dự thảo VBQPPL, 16 đề nghị xây dựng VBQPPL. Trong quá trình thẩm định các văn bản QPPL, đặc biệt là các dự án luật được trình Quốc hội khóa XIV xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, Bộ Tư pháp đều có ý kiến rõ ràng, cụ thể, nhất là với các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính còn chung chung, chồng chéo, gây cản trở và khó khăn hoặc làm tăng chi phí tuân thủ pháp luật cho người dân, doanh nghiệp.

Toàn ảnh buổi họp báo (ảnh An Như)

Toàn ảnh buổi họp báo (ảnh An Như)

Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ thường xuyên đôn đốc việc ban hành văn bản quy định chi tiết. Trong Quý III và tháng 10, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ đã ban hành được 08 văn bản (07 nghị định, 01 thông tư) quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh. Riêng Bộ Tư pháp đến nay không nợ văn bản quy định chi tiết.

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, ông Hoàng Xuân Hoan, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho biết, trong Quý III, Bộ Tư pháp đã kiểm tra theo thẩm quyền hơn 801 văn bản và đã phát hiện ra 28 văn bản trái pháp luật về nội dung và thẩm quyền. Bộ Tư pháp đã kiến nghị xử lý đối với các văn bản này, đến nay, các văn  này đều đã được các cơ quan ban hành xử lý. Đã cấp số định danh cho 2.886.794 trường hợp trong 59 tỉnh/thành phố đã tham gia sử dụng Hệ thống thông tin về quản lý và đăng ký hộ tịch.

Liên quan đến việc đăng ký khai sinh và cấp số định danh cho công dân, đồng chí Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch và chứng thực cho biết, tính đến hết 31/10/2019, cả nước đã đăng ký khai sinh mới cho 4.805.513 trường hợp, cấp số định danh cho 2.886.794 trường hợp của 59 tỉnh/thành phố đã tham gia sử dụng Hệ thống thông tin về quản lý và đăng ký hộ tịch, hiện nay vẫn còn 4 địa phương chưa tham gia sử dụng Hệ thống thông tin này.

Trong Quý III và tháng 10, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ để trình Chủ tịch nước giải quyết 1.390 trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam, 645 trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam, 02 trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Trong đó, để giải quyết vấn đề di cư tự do, quốc tịch, hộ tịch của người dân vùng biên giới giữa Việt Nam và Lào, Bộ Tư pháp đã báo cáo Chính phủ trình Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với 640 trường hợp.Tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác thi hành án hành chính.

Công tác thi hành án hành chính là lĩnh vực được phóng viên quan tâm và đặt câu hỏi về giải pháp thực hiện tốt công tác này, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự cho biết, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Hệ thống THADS thường xuyên rà soát, theo dõi việc thi hành các bản án, quyết định của toà án về vụ án hành chính. Các cơ quan THADS đã thực hiện theo dõi 637 vụ việc; ban hành văn bản thông báo về trách nhiệm tự nguyện thi hành án đối với 605 vụ việc. Đồng chí nhấn mạnh đến một số giải pháp cơ bản để thực hiện tốt công tác thi hành án hành chính, trong đó đề cập đến việc tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thi hành án; tăng cường kiểm tra công tác thi hành án hành chính cũng như việc phối hợp với các cơ quan có liên quan để tháo gỡ vướng mắc trong việc thực hiện.

PV

    Nổi bật
        Mới nhất
        Bộ Tư pháp không nợ văn bản quy định chi tiết
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO