Chưa thống nhất các loại vi chất trong Thông tư về Sữa học đường:

Bộ Y tế đi ngược với tinh thần cuộc họp ngày 18/6 (?)

Thứ sáu, 16/08/2019 08:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cuộc họp ngày 18/6/2019 với đầy đủ các thành phần Cục, Vụ, Viện có liên quan của Bộ Y tế cùng các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ngành sữa dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã thống nhất bổ sung 21 vi chất vào sữa học đường.

Tuy nhiên, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí ngày 15/8 mới đây, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em lại khẳng định, chưa chốt bổ sung số lượng vi chất vào sữa học đường?

Bài liên quan
1358_68331345_1003069789863480_8514426867913064448_n

Cụ thể, vào ngày 18/6/2019, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã chủ trì cuộc họp góp ý Dự thảo Thông tư với các thành phần tham dự gồm Cục, Vụ, Viện có liên quan của Bộ Y tế cùng với các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh sữa khác như TH Truemilk, Vinamilk, Nuti, Cô Gái Hà Lan, Ba Vì, Đà Lạt milk, đã thống nhất và có sự đồng thuận cao về các loại sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường và hai mươi mốt (21) vi chất dinh dưỡng bắt buộc bổ sung. Trên cơ sở đó, ngày 27/6/2019, Bộ Y tế đã ban hành Thông báo số 690/TB-BYT thông báo Kết luận của Thứ trưởng Trương Quốc Cường với các nội dung chính cho biết:

Về các loại sữa tươi tham gia Chương trình Sữa học đường: Gồm hai loại là Sữa tươi nguyên chất tiệt trùng và Sữa tươi tiệt trùng.

Về các vi chất dinh dưỡng: Để đảm bảo thực hiện bốn (04) chỉ tiêu của Quyết định 1340/QĐ-TTg, bắt buộc đưa nhiều vi chất dinh dưỡng vào các sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường (Theo Dự thảo điều chỉnh bắt buộc bổ sung 21 vi chất dinh dưỡng).

Giao Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em làm đầu mối phối hợp Cục An toàn Thực phẩm, Viện Dinh dưỡng và Vụ Pháp chế tiếp tục hoàn chỉnh Dự thảo Thông tư.

Quán triệt Kết luận của Thứ trưởng Trương Quốc Cường, đến ngày 10/7/2019, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em đã gửi Công văn số 3963/BYT-BMTE v/v góp ý Dự thảo Thông tư (đề Hỏa tốc) gửi cho các các đơn vị đề nghị các đơn vị cho ý kiến đóng góp Dự thảo Thông tư nêu trên trước ngày 12/7/2019. Hầu hết các thành viên Hiệp hội Sữa được xin ý kiến đã đóng góp đúng thời gian quy định tại công văn số 3963/BYT – BMTE. Các công ty sữa tham dự cuộc họp đều thống nhất về việc bổ sung 21 vi chất vào sữa học đường.

Ngoài ra, thực hiện nhiệm vụ được Bộ Y tế giao theo Điều 2, Quyết định 5450/QĐ-BYT, Viện Dinh dưỡng quốc gia đã đề xuất bổ sung 21 loại vi chất dinh dưỡng và hàm lượng cụ thể theo Văn bản số 363/VCDD-VDD ngày 03/7/2019 về việc đề xuất các loại vi chất dinh dưỡng và hàm lượng trong các sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường, đã được thống nhất theo tinh thần cuộc họp do Thứ trưởng Trương Quốc Cường chủ trì vào ngày 18/6/2019.

Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em trong buổi trả lời phỏng vấn báo chí ngày 15/8

Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em trong buổi trả lời phỏng vấn báo chí ngày 15/8

Tuy nhiên, trả lời báo chí sáng 15/8 về vấn đề chậm trễ ban hành Quy chuẩn sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình Sữa học đường, ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em lại cho biết: Bổ sung 3 vi chất hay bổ sung thêm 18 vi chất theo khuyến nghị thành 21 vi chất, phải có cơ sở nghiên cứu khoa học. Bộ Y tế sẽ làm một cách công khai, minh bạch, lấy ý kiến các doanh nghiệp và ý kiến của các nhà khoa học tạo một sự đồng thuận cao nhất. Đến nay vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau trong việc bổ sung vi chất vào sữa học đường, như tranh cãi nên bổ sung 3, 18 hay 21 vi chất nên Bộ Y tế chưa có quyết định cuối cùng. Việc bổ sung vi chất vào sữa cần phải có căn cứ khoa học, có tính khả thi và phải phù hợp với quốc tế. Khi còn những ý kiến khác nhau, lúc đó vai trò quyết định cuối cùng sẽ là của cơ quan nhà nước.

Cũng theo ông Vinh, đến hiện tại, qua công tác giám sát của Bộ Y tế và báo cáo của các địa phương có 15 tỉnh đã và đang triển khai chương trình. Đặc biệt có tỉnh rất khó khăn như Sơn La vẫn dành kinh phí của địa phương ưu tiên triển khai chương trình. Như vậy, có thể khẳng định với việc ban hành Quyết định 5450/QĐ-BYT và các hướng dẫn Bộ Y tế gửi địa phương triển khai cùng với sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các tỉnh/thành phố, sự vào cuộc và ủng hộ của các doanh nghiệp cũng như người dân, nhiều địa phương đã và đang và sẽ tiếp tục triển khai chương trình hiệu quả. Do đó, trong khi Bộ Y tế chưa ban hành các quy định mới, ông Vinh cho biết, các địa phương vẫn tiếp tục triển khai thực hiện theo đúng các quy định hiện hành như trong thời gian vừa qua.

Phản ứng về cách trả lời "tiền hậu bất nhất" của Bộ Y tế, một số ý kiến cho rằng, trong khi tất cả các doanh nghiệp sữa đã đồng thuận về số lượng vi chất, Thứ trưởng Trương Quốc Cường cũng đã đưa ra kết luận cuộc họp ngày 18/6, vậy tại sao vẫn có cuộc "đảo chiều" như vậy, phải chăng việc trì hoãn đưa ra tiêu chí cụ thể sẽ làm lợi cho một đơn vị nào đó khi tham gia đấu thầu? 

Theo PGS. TS Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam: Với quy trình sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp sữa hiện nay, họ sẽ “không kịp trở tay” nếu như Thông tư ban hành sát nút năm học mới.

“Các nhà máy sản xuất phải căn cứ vào quy chuẩn Sữa học đường mà Thông tư ban hành gồm cả về bổ sung bao nhiêu vi chất, mẫu mã, bao bì, thiết kế nhãn như thế nào để bảo đảm sản xuất theo đúng quy chuẩn về nguyên liệu, công thức. Sữa học đường cũng cần phải được nghiên cứu và thử nhiều lần trước khi đưa vào chương trình, mất thời gian cả tháng.

Việc bổ sung vi chất vào Sữa học đường là rất cần thiết, phù hợp với mức khuyến nghị dinh dưỡng dành cho người Việt Nam và rất cần thiết để cải thiện tình trạng thiếu vi chất ở trẻ em. Hàm lượng các vi chất bổ sung trong sữa cũng nằm trong hàm lượng mà Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị, phù hợp với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới dành cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi. Theo đó, bổ sung 21 vi chất là hết sức cần thiết”, ông Trung khẳng định.

Chương trình Sữa học đường là một chủ trương đúng đắn để góp phần nâng cao thể chất cho trẻ em. Việc thực hiện đấu thầu là hình thức cạnh tranh để tìm ra nhà cung cấp sản phẩm sữa hiệu quả nhất cho các trường học. Do đó, nếu không đưa ra tiêu chí cụ thể thì khó có sự cạnh tranh để tổ chức đấu thầu và khiến dư luận băn khoăn, nghi ngờ về tính công khai, minh bạch của một chương trình mang ý nghĩa xã hội lớn như Sữa học đường.

Báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, mặc dù, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân, như tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm khá nhanh và bền vững, song vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm vẫn còn ở mức cao (24,3%) và có sự chênh lệch giữa các vùng, nhất là vùng núi, vùng khó khăn và nông thôn với thành phố, đồng bằng. Tỷ lệ này ở miền núi phía Bắc là 30,3% và Tây Nguyên là 34,2%. Suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng là những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao còn thấp ở thanh niên Việt Nam.

Trước thực trạng này, trong văn bản gửi Vụ Sức khỏe Bà mẹ- Trẻ em (Bộ Y tế), Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã chính thức đề xuất 21 loại vi chất dinh dưỡng và hàm lượng trong các sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình Sữa học đường.

Theo bà Trần Khánh Vân, Phó trưởng Khoa Vi chất, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, các vi chất được bổ sung trong Sữa học đường hoàn toàn phù hợp với mức khuyến nghị dinh dưỡng dành cho người Việt Nam và rất cần thiết để cải thiện tình trạng thiếu vi chất ở trẻ em. Hàm lượng các vi chất bổ sung trong sữa cũng nằm trong hàm lượng mà Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị, phù hợp với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới dành cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi. Theo nhiều nguyên cứu, bữa ăn của người Việt đang thiếu vi chất nên cần thiết bổ sung 21 vi chất.

Trong cuộc họp mới đây tại Bộ Y tế, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Lê Văn Giang cũng cho biết, hiện tại có hơn 30 loại vi chất khác nhau được bổ sung vào sữa những vẫn còn thiếu, do vậy trong sữa học đường nên bổ sung đa vi chất. “Tôi đề xuất bổ sung bắt buộc 21 loại vi chất vào sữa học đường theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia”, ông Giang nói.

Trâm Anh (t/h)

Thành Vinh

Tin khác

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

(CLO) Bé trai kháu khỉnh được chào đời trong trường hợp hết sức đặc biệt và rất may mắn khi đang trên thuyền di chuyển từ đảo Quan Lạn về đất liền.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

(CLO) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

(CLO) Sau khi kiểm tra, Sở Y tế TP HCM phát hiện cơ sở treo biển phòng khám chuyên khoa Da liễu An Nhi đang hoạt động trái phép. Đáng nói phòng khám này có chung chủ với các đơn vị kinh doanh đã bị xử phạt trước đó tại cùng địa chỉ.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

(CLO) Sở Y tế TP HCM vừa phát hiện và xử lý cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép, núp bóng một phòng khám đa khoa.

Sức khỏe
Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe