(CLO) Theo Bộ Y tế, lập luận nếu toàn dân sử dụng muối i-ốt dẫn đến nguy cơ cường giáp là thiếu cơ sở khoa học, bằng chứng của một số cá nhân, doanh nghiệp trong thời gian qua đưa ra gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng không tốt đến các nỗ lực của ngành y tế trong phòng, chống các các rối loạn thiếu i-ốt, đi ngược lại với đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Theo Bộ Y tế, hiện thực trạng thiếu hụt i-ốt đang xảy ra đối với toàn bộ người dân ở 6 vùng sinh thái trên toàn quốc tại Việt Nam, bao gồm cả các tỉnh ven biển Duyên hải miền Trung.
Tính theo các vùng sinh thái thì chỉ có khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ đạt mức trung vị i ốt niệu trên 100 mcg/l. Các khu vực khác, kể cả Duyên hải miền Trung (vùng ven biển) vẫn còn tình trạng thiếu i ốt. Kết quả cụ thể mức trung vị i ốt niệu: Tây Nguyên: 118,5 mcg/l; Đồng bằng sông Hồng: 89 mcg/l; Khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền trung: 95 mcg/l; Khu vực Đông Nam bộ: 107 mcg/l; Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long: 93 mcg/l;
Hiện nay, theo Báo cáo 2021 của Mạng Lưới Toàn cầu về Phòng Chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt.
Theo Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 tại Việt Nam, trung vị i-ốt niệu của đối tượng trẻ em toàn quốc (trên 6 tuổi) là 113,3 mcg/l, trẻ em miền núi là 90,0 mcg/l, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ là 98,9 mcg/l, (trong khi mức khuyến cáo của WHO cho các đối tượng này là 100-199mgc/l); phụ nữ có thai là 85,3 mcg/l (mức khuyến cáo của WHO cho các đối tượng này là 150-249mgc/l).
Hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn chỉ chiếm 27%, trong khi khuyến cáo của WHO là phải trên 90%. Như vậy chỉ số trung vị i-ốt niệu và chỉ số hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh đều đạt ở mức nguy cơ cận dưới và không đạt so với khuyến cáo của WHO.
Thiếu VCDD là “nạn đói tiềm ẩn” do khẩu phần của người dân Việt Nam hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu các vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Tình trạng thiếu hụt i- ốt tại Việt Nam nghiêm trọng tới mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.
Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt, bao gồm muối i-ốt dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm, tại Việt Nam chưa bao giờ có trường hợp người dân thừa i-ốt
Theo báo cáo của Bệnh viện Nội tiết trung ương và Viện Dinh dưỡng, hiện nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân thừa i-ốt.
Theo WHO, sau 5-10 năm bổ sung i-ốt thường xuyên, thì tỷ lệ mắc cường giáp sẽ suy giảm, tương ứng với những vùng không bị thiếu i-ốt. Cường giáp là bệnh tự miễn, điều trị nội khoa bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp là chủ yếu. Nếu điều trị nội khoa thất bại hoặc yếu tố miễn dịch vẫn còn cao sau thời gian dài điều trị nội khoa thì nên lựa chọn phẫu thuật hoặc điều trị xạ.
Ung thư tuyến giáp là bệnh ác tính thường gặp nhất của hệ nội tiết, đang có xu hướng gia tăng trên toàn cầu.
Trước ý kiến, kiến nghị liên quan đến việc sử dụng muối tăng cường i-ốt bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người tiêu dùng của Hiệp hội, hội về thực phẩm trong thực hiện Nghị định số 09/2016/NĐ-CP, ngày 14/3/2017, Bộ Y tế đã có Công văn số 1216/BYT-PC trả lời ý kiến của doanh nghiệp trong triển khai Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 09/2016/NĐ-CP gửi các cơ sở sản xuất, kinh doanh muối, thực phẩm, hiệp hội về thực phẩm tại Việt Nam.
Tại Khoản 4 Công văn nêu rõ: “Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm và Vụ Pháp chế) chủ động tiếp nhận, hoan nghênh mọi thông tin, phản ánh của doanh nghiệp kèm theo các bằng chứng khoa học để có phương giải quyết kịp thời theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết nếu sản phẩm thực phẩm có sử dụng muối tăng cường i-ốt bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng”.
Tuy nhiên 08 năm nay, Bộ Y tế chưa nhận được bất kỳ bằng chứng khoa học nào của doanh nghiệp liên quan đến việc sử dụng muối tăng cường i-ốt bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Như vậy, các kiến nghị không chính xác, không có cơ sở khoa học của doanh nghiệp trước đó là cản trở, đã dẫn đến chậm thực thi Nghị định số 09/2016/NĐ-CP 08 năm.
Và cũng chính vì kiến nghị của doanh nghiệp mà ngày 15 tháng 5 năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo, trong đó có giao nhiệm vụ cho Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09/2016/NĐ-CP theo hướng chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng sử dụng muối i-ốt.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu và kết quả 02 lần đều cho thấy thực trạng thiếu hụt i-ốt của người dẫn vẫn ở ngưỡng cộng đồng. Do đó, WHO, UNICEF, Mạng lưới i-ốt toàn cầu, HealthBridge Canada, Bộ Y tế và một số chuyên gia bảo vệ sức khoẻ khuyến cáo mạnh mẽ Chính phủ giữ nguyên các quy định bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm tại Nghị định 09/2016-NĐ-CP.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, thế giới đang bước vào kỷ nguyên của đổi mới sáng tạo, mở ra vận hội mới có ý nghĩa then chốt cho sự phát triển của từng quốc gia cũng như cả tiểu vùng. Đây chính là thời điểm mà ACMECS cần xác định cho mình sứ mệnh mới là cùng nhau xây dựng một cộng đồng các nước Mekong đoàn kết, vững mạnh và phát triển bền vững.
(CLO) Elon Musk, CEO của Tesla chứng kiến tài sản cá nhân tăng khoảng 20 tỷ USD sau khi Cựu Tổng Thống Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ.
(CLO) Bão Yinxing đổ bộ vào mũi đông bắc Philippines vào ngày 7/11, làm bật gốc cây và thổi bay vật liệu xây dựng, vài tuần sau khi một cơn bão khác khiến ít nhất 150 người thiệt mạng.
(CLO) Chiều 7/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tổ chức buổi gặp gỡ báo chí thông tin tổ chức sự kiện Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Dự kiến, sự kiện sẽ bắt đầu diễn ra từ 15 đến ngày 24/11/2024.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Lê Trung Hồ, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thuận.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Dùng AI kiểm soát mua bán, doanh thu sàn TMĐT: Hết đường trốn thuế, lách thuế!; Bão YINXING sát cấp siêu bão, ngày mai vào Biển Đông; Bộ Công an chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng tụ tập đua xe, lạng lách tại Hà Nội…
(CLO) Ngày 7/11, theo thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, sau 10 năm lẩn trốn, đối tượng Nguyễn Văn Gia vừa đến cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh để đầu thú về hành vi “Giết người”.
(CLO) Thời gian qua, từ những tin báo của người dân gửi đến Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP.Hà Nội thông qua Zalo, nhiều trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn đã được xử lý.
(CLO) Theo Công an tỉnh Thái Bình, trong thời gian gần đây, trên cả nước xuất hiện nhiều vụ lừa đảo liên quan đến việc mua bán xe máy, ô tô thanh lý, phát mại từ các cơ quan nhà nước đã khiến không ít người dân rơi vào cảnh tiền mất tật mang.
(CLO) Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, các đại biểu Quốc hội nhất trí về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cấp thiết cần sửa đổi ngay trong lĩnh vực tài chính, ngân sách.
(CLO) Theo Bộ Y tế, lập luận nếu toàn dân sử dụng muối i-ốt dẫn đến nguy cơ cường giáp là thiếu cơ sở khoa học, bằng chứng của một số cá nhân, doanh nghiệp trong thời gian qua đưa ra gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng không tốt đến các nỗ lực của ngành y tế trong phòng, chống các các rối loạn thiếu i-ốt, đi ngược lại với đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
(CLO) Về xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu, Quyết định phải bổ sung quy định về kiểm tra, giám sát và chế tài xử lý đối với doanh nghiệp không thực hiện đúng lộ trình.
(CLO) Tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) không chỉ giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước mà còn là một giải pháp quan trọng nhằm kiểm soát tỷ lệ sử dụng thuốc lá, giảm số người mắc bệnh hiểm nghèo và tử vong do thuốc lá.
(NB&CL) Nhiều cử tri của ngành y tế đang quan tâm đến việc xây dựng chính sách y tế nhằm khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế kém chất lượng và tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận dịch vụ y tế nhưng không để xảy ra vỡ trận, quá tải bệnh viện tuyến trên.
(CLO) Mới đây, Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP HCM. Quyết định này được đưa ra trong công văn số 6881/BYT-DP của Bộ Y tế nhằm tăng cường biện pháp phòng dịch trong giai đoạn cao điểm hiện tại.
(CLO) Đề xuất bán thuốc qua hình thức thương mại điện tử tạo điều kiện cho người dân mua thuốc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng điều quan trọng là làm sao để kiểm soát, đảm bảo tính pháp lý và chuyên môn của toa thuốc.
(CLO) Trước tình hình ca mắc bệnh sởi gia tăng trong tuần 44, UBND TP HCM đã ban hành văn bản số 6639/UBND-VX ngày 30/10/2024 về việc mở rộng đối tượng tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm đối với hộ kinh doanh Phạm Thị Thuyết (kinh doanh tại căn tin Trường Cao đẳng Lào Cai) do gây ngộ độc thực phẩm.
(CLO) Ngày 1/11, cô bé người làng Nủ - Mông Hoàng Thảo Ngọc (11 tuổi) đã được ra viện để tiếp tục học tập và đoàn tụ với gia đình sau 50 ngày cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Câu chuyện, sự hồi sinh kỳ diệu của em Hoàng Thảo Ngọc cho thấy sức sống mãnh liệt của con người, sự hồi sinh kỳ diệu sau thảm họa thiên nhiên do bão Yagi gây ra.