Bội chi gần 1 nghìn tỷ đồng, khám chữa bệnh BHYT bộc lộ nhiều bất cập

Thứ bảy, 28/04/2018 19:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo BHXH Việt Nam, các vấn đề liên quan đến BHYT vẫn còn nhiều bất cập, nợ đọng BHXH vẫn tiếp tục tăng. Đặc biệt, chỉ tính từ đầu năm tới nay, số tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) phải chi trả cho tiền giường bệnh nhân điều trị nội trú tăng gần 1 nghìn tỷ đồng.

Vấn đề đáng chú ý trong thanh toán BHYT 4 tháng đầu năm là tỷ lệ điều trị nội trú tăng cao. Tỷ lệ chung toàn quốc 8,6%. Các tỉnh có tỷ lệ bệnh nhân vào điều trị nội trú cao hơn tỷ lệ chung: Phú Thọ (17,72%); Hà Giang (17,46%); Thanh Hóa (16,5%); Sơn La (16,46%), Vĩnh Phúc (16.19%). Chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 4 tháng đầu năm 2018, tính đến 24/4/2018, các cơ sở y tế đã gửi 49,9 triệu hồ sơ lượt khám chữa bệnh; chi phí đề nghị thanh toán: 26.120 tỷ đồng. 

So với cùng kỳ 2017 số lượt khám bệnh, chữa bệnh tăng 12,08%; chi khám chữa bệnh BHYT tăng 19,21%, bằng 28,93% dự toán được giao. Ông Vũ Xuân Bằng, Phó ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXHVN) cho rằng, tiền giường cho ngày điều trị tăng gần 1.000 tỷ là vấn đề cần phải được quan tâm. Ông Bằng lý giải, vì số lượng người vào điều trị nội trú tăng cao nên đã đẩy tiền giường tăng bất thường. Từ đầu năm đến nay, một bệnh nhân được BHYT chi trả hơn 1,3 tỷ đồng. Đây là bệnh nhân N.M.H mã thẻ BHYT GT422 quê ở Vân Đồn, Quảng Ninh khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ 2/3 đến 10/4/2018. 

Ngoài bệnh nhân nói trên, trong 4 tháng đầu năm có 359 bệnh nhân được BHYT thanh toán mỗi người trên 300 triệu đồng. Ngoài ra còn hơn 1.231 bệnh nhân được BHYT thanh toán với số tiền từ 100 đến 200 triệu đồng/người. Chi phí khám chữa bệnh (KCB) bằng bảo hiểm y tế (BHYT) trong năm 2017 cũng như 3 tháng đầu năm 2018 tăng đột biến, trong đó có nguyên nhân do lạm dụng kỹ thuật cao cũng như chỉ định bệnh nhân nhập viện ở cả những bệnh hắt hơi, sổ mũi. Trong 3 tháng đầu năm 2018, chi phí KCB BHYT là 3.275 tỷ đồng, tăng cao hơn so với cùng kỳ. 

Báo Công luận
Chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 4 tháng đầu năm 2018, tính đến 24-4-2018, các cơ sở y tế đã gửi 49,9 triệu hồ sơ lượt khám chữa bệnh; chi phí đề nghị thanh toán: 26.120 tỷ đồng.  

Nguyên nhân được ông Thuật chỉ ra, đó là do tăng giá dịch vụ y tế bao gồm cả tiền lương và tiền phụ cấp của cán bộ y tế, do thông tuyến khám chữa bệnh, mở rộng quyền lợi khám chữa bệnh BHYT… Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác, đó là các cơ sở chỉ định bệnh nhân vào nội trú rộng rãi và kéo dài ngày nằm viện, kể cả các bệnh thông thường như cúm, viêm họng cũng được chỉ định nhập viện, thậm chí chỉ định nằm ở phòng Hồi sức tích cực, Hồi sức cấp cứu. Bên cạnh đó, nhiều dịch vụ y tế có giá bất hợp lý, một số dịch vụ kỹ thuật có quy trình thực hiện giống nhau nhưng giá khác nhau và chênh lệch nhiều, các bệnh viện thường lựa chọn dịch vụ kỹ thuật có giá cao hơn để thanh toán. 

Theo đó, số lượt khám, chữa bệnh gia tăng cao nhất tại tuyến huyện với 12,8 triệu lượt, tăng 17,9%; tuyến tỉnh tăng 15,7%; tuyến T.Ư tăng 5%. 84 bệnh viện có tỷ lệ vào điều trị nội trú bất thường trên 40%, 17 trung tâm y tế có tỷ lệ chi bình quân ngoại trú tăng cao... Riêng chi phí đặt Stent động mạch vành hai tháng đầu năm lên đến 124 tỷ đồng. Hiện nay, theo dữ liệu trên Hệ thống giám sát của BHXH Việt Nam đã có 63/63 tỉnh, TP sử dụng vượt quỹ KCB được sử dụng. Trong đó, 9 tỉnh, TP có tỷ lệ sử dụng vượt quỹ KCB khoảng 30% (gồm: Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Kiên Giang, Quảng Nam, Quảng Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Long). 

Ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban, phụ trách Ban Thực hiện Chính sách Bảo hiểm Y tế (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) cho rằng với con số chi KCB BHYT tăng như trong quý I/2018, nếu không có giải pháp chặt chẽ ngay từ đầu năm sẽ khó đảm bảo được dự toán Chính phủ giao. Theo BHXH Việt Nam, ước hết tháng 3 số chi KCB BHYT chiếm 23% trên tổng dự toán chi KCB BHYT do Thủ tướng Chính phủ giao. 

Cân đối thu chi 2 tháng đầu năm, quỹ BHYT đã chi trả cho 24,775 triệu lượt KCB trong đó số lượt ngoại trú chiếm 91%, nội trú chiếm 9%, với tổng số tiền là 12.577 tỷ đồng vượt khoảng 18% quỹ KCB BHYT được sử dụng, trong đó số chi ngoại trú chiếm khoảng 40,3%, số chi nội trú chiếm khoảng 59,7%. Quy định hiện hành về giá dịch vụ y tế thuộc diện thanh toán bảo hiểm y tế đang có một số bất cập. Ví dụ có một số dịch vụ y tế được định giá quá cao, điển hình là chi phí tiền giường bệnh. Hiện chi phí tiền giường bệnh được xây dựng trên cơ sở 1 giường có từ 1-1,3 nhân viên y tế, nhưng thực tế nhiều bệnh viện chỉ đạt 1 giường có từ 0,4-0,7 nhân viên y tế; một số loại trang bị tính vào chi phí tiền giường nhưng giờ không còn dùng nữa, hoặc không được trang bị như tiền màn, tiền nước, máy hút ẩm... 

Theo đó, cần điều chỉnh giá dịch vụ y tế về mức sát nhất, trên cơ sở khảo sát thực tế tại các bệnh viện. Dự kiến, thông tư về giá dịch vụ y tế mới sẽ có trong tháng 5 tới. BHXH Việt Nam cũng đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, TP thực hiện công khai các dịch vụ, danh mục thuốc, vật tư được thanh toán BHYT, tích cực giải thích để người dân hiểu đúng quyền lợi của mình. Bộ Y tế cũng đã có chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, chấn chỉnh việc thu thêm các chi phí bất hợp lý, bảo đảm quyền lợi BHYT của người dân. 

Ngành BHXH tiếp tục cần có những giải pháp nhằm bảo đảm việc sử dụng hiệu quả quỹ BHYT. Để quỹ BHYT được sử dụng hiệu quả, từ nay đến cuối năm, BHXH cần phối hợp với Sở Y tế các địa phương làm việc với các cơ sở KCB BHYT gia tăng bất thường trong việc chỉ định thuốc, dịch vụ kỹ thuật, chỉ định bệnh nhân rộng rãi, chưa hợp lý yêu cầu rà soát lại việc chỉ định thuốc cũng như những dịch vụ bất hợp lý./.

Huyền Thu

 

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe