Bóng ma tiền ảo và cái bẫy đa cấp

Thứ hai, 09/04/2018 13:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hoạt động lừa đảo có mô hình đa cấp này tuy không mới mẻ, nhưng rất nhiều người vẫn "sập bẫy".

Các đối tượng lợi dụng sơ hở của luật pháp Việt Nam trong quản lý tiền ảo để phát hành ICO (giống như IPO đối với loại hình cổ phiếu) và tránh sự giám sát từ Ủy ban Chứng khoán nhà nước, đã lập ra các sàn giao dịch "ảo", sau đó dùng mọi "chiêu thức" dụ dỗ người chơi tham gia với số lượng rất lớn.

32 nghìn người và 15 nghìn tỷ

Sáng hôm qua 8/4, rất đông người dân đã kéo đến trụ sở Công ty Cổ phần Modern Tech để biểu tình kèm theo băng rôn, khẩu ngữ và hình ảnh nhằm tố cáo bị công ty chiếm đoạt lừa đảo "hơn 15 nghìn tỷ đồng" từ tiền ảo. Nhóm biểu tình khẩn cầu các cơ quan chức năng vào cuộc chỉ đạo điều tra vụ việc mà theo họ là "vụ lừa đảo đa cấp lớn nhất lịch sử Việt Nam". Đây cũng là diễn biến mới nhất của vụ 'lừa đảo tiền ảo hơn 15 nghìn tỷ đồng' được ghi nhận trong thời gian qua. 

Theo lời tố cáo từ người dân, Modern Tech, Ifan, Pincoin là dự án huy động vốn được sáng lập bởi 7 người mang quốc tịch Việt Nam, nhưng lại "mang danh" nước ngoài (Singapore đối với Ifan và Ấn Độ đối với Pincoin), và đã lừa đảo rất nhiều tiền từ các nhà đầu tư đa số là người Việt Nam.

 ICO (viết tắt của “Initial Coin Offering”) về cơ bản là một phương tiện không được kiểm soát bằng cách huy động vốn cho một liên doanh đồng tiền ảo mới. 

Trong đợt mở bán ICO, nhà đầu tư sẽ dùng tiền của mình để mua các xu tiền ảo tương tự như mua cổ phiếu của một công ty được bán cho các nhà đầu tư trong giao dịch đấu thầu công khai lần đầu (IPO). Lúc này giá bán ICO rất rẻ. 

Sau đó, các xu tiền ảo sẽ được quy đổi tùy vào số tiền nhà đầu tư bỏ ra mua. Đa số những người tham gia thì đều hi vọng mình đã mua với giá tốt nhất và chờ đợi để bán với mức x5, thậm chí x10. Tuy nhiên khi nhà đầu tư đã rót hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng vào những hình thức như thế này, thì sau đó kết quả không phải lúc nào cũng như mong đợi. 

Báo Công luận
 Những "lỗ hổng" trong quan lý quá lớn, khiến hậu quả của những vụ lừa đảo đa cấp ngày càng tinh vi và gây thiệt hại nghiêm trọng.

Bẫy đa cấp

Ghi nhận sơ bộ cho thấy đây là hoạt động lừa đảo có mô hình đa cấp, lợi dụng sơ hở của luật pháp Việt Nam trong quản lý tiền ảo để phát hành ICO (giống như IPO đối với loại hình cổ phiếu) và tránh sự giám sát từ Ủy ban Chứng khoán nhà nước. 

Theo công ty bảo mật CyRadar, ngay tại Việt Nam vào cuối tháng 2 vừa qua đã có một trường hợp đầu tư vào tiền kỹ thuật số ở Việt Nam bị lừa mất số tiền lên đến 350.000 USD, tương đương 8 tỷ đồng. 

Cụ thể, nạn nhân trên ban đầu nhận được một email giả mạo sàn CoinDesk, khi click đọc thêm thông tin, nạn nhân bị chuyển sang một liên kết lừa đảo mang tên coindẹsk.com (chữ e có dấu nặng), là một tên miền dạng Unicode để đăng ký cho địa chỉ thật xn --coindek-873c.com.

 Tại đây, trang này đưa ra lời đề nghị đầu tư hấp dẫn, sinh lời cao. Sau đó, nạn nhân tiếp tục bị dụ dỗ truy cập vào một địa chỉ giả mạo trang MyEtherWallet, cung cấp các thông tin bảo mật, khiến kẻ gian nắm được toàn quyền sử dụng ví chứa tiền mã hóa của người này. Khi nạn nhân chuyển tiền để mua coin và chứa vào ví này, kẻ gian chỉ chờ thời điểm hợp lý để "kéo lưới". 

Đây là những minh nữa cho thấy rủi ro vô cùng lớn đối với hoạt động gọi vốn ICO nói riêng và thị trường tiền kỹ thuật số nói chung. 

Tại Việt Nam, ngay từ đầu năm 2014 cho đến nay, NHNN đã có nhiều lần cảnh báo về những rủi ro, nguy cơ đối với các đồng tiền điện tử, trong đó nêu rõ quan điểm không chấp nhận Bitcoin hay các đồng tiền thuật toán khác là tiền hợp pháp và phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. 

Theo các quy định hiện nay, việc phát hành, cung ứng và sử dụng các đồng tiền điện tử để thanh toán là bất hợp pháp và có thể bị phạt hành chính cho đến xử lý hình sự. 

Tuy nhiên, tiền ảo vẫn đang được nhiều người quan tâm, đổ rất nhiều tiền vào để đầu tư. Một thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường tiền ảo Cryptocompare cho thấy Việt Nam là một trong 4 nước châu Á có giao dịch Bitcoin nhiều nhất.

 Lượng máy đào tiền ảo nhập về Việt Nam trong thời gian qua cũng tăng lên rất nhanh. Trong khi đó, giá Bitcoin và các đồng tiền thuật toán liên tục biến động mạnh và hoạt động huy động vốn qua phát hành tiền ảo ngày càng biến tướng thành lừa đảo đã khiến cho nhiều người mất trắng tiền chỉ trong thời gian ngắn. 

Hơn nữa, tiền điện tử có bản chất mang tính ẩn danh cao nên dễ gây ra nhiều hệ lụy khó lường như lừa đảo, gian lận, rửa tiền, tài trợ khủng bố, trốn thuế, chuyển tiền bất hợp pháp,... Vụ việc hàng ngàn nhà đầu tư bị chiếm đoạt tài sản bởi Ifan đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho cộng đồng trước những mô hình mạo danh là góp vốn, chia sẻ lợi nhuận, nhưng trên thực tế là lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam để trục lợi.

 Các nền kinh tế lớn siết chặt tiền ảo Trước iFan, Pincoin,... giới đầu tư từng chứng kiến sự sụp đổ của Bitconnect - được biết tới như vụ lừa đảo lớn nhất trong thị trường tiền ảo khiến hàng trăm ngàn chủ tài khoản "mất trắng", trong đó có nhiều nạn nhân là người Việt Nam.

 Bitconnect bị Ủy ban chứng khoán Mỹ điều tra và phát hiện thấy tổ chức này đã phạm tội gian lận trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các chương trình cho vay và lấy lãi. Theo trang CNBC, một vụ lừa đảo gây kinh hoàng trên thị trường tiền kỹ thuật số vừa xảy ra. 

Và khoản tiền trị giá khoảng hơn 2,4 triệu USD của hơn 2.100 đồng Ethereum (ETH) đã bị đối tượng lừa đảo đánh cắp sau khi huy động vốn ICO thành công dưới vỏ bọc một công ty có tên là Giza. Giza được quảng cáo là một starup về công cụ lưu trữ tiền kỹ thuật số bảo mật cao gọi vốn dưới hình thức phát hành tiền số (ICO). Tính đến đầu tháng 2, Giza gọi vốn và giữ hơn 2.100 ethereum, có giá khoảng 2,4 triệu USD ở thời điểm đó. 

Tuy nhiên hầu hết trong khoảng 2100 đồng ETH thu được đã bị lấy đi ngay sau việc gọi vốn kết thúc. Ngày làm việc đầu tiên của năm Mậu Tuất (21/2), Thủ tướng Chính phủ đã có công điện số 240/CĐ-TTg đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Đối với NHNN, Thủ tướng yêu cầu phải có giải pháp đồng bộ ổn định tỷ giá, thị trường ngoại tệ và quản lý chặt chẽ giao dịch tiền điện tử. 

Đồng thời, tiếp tục điều hành phấn đấu giảm lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng ngay từ đầu năm; tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt, giảm tiền mặt trong lưu thông. 

Không chỉ chịu rủi ro vì tính an toàn bảo mật mà thị trường tiền số thời gian qua còn đối mặt với hàng loạt cú sốc khi "thiên đường tiền ảo" như Mỹ và Nhật cũng đang tính đến siết chặt quản lý thị trường này. 

Mới đây, cơ quan quản lý ngành tài chính Nhật đã chính thức yêu cầu hai sàn kinh doanh tiền ảo bao gồm Bitstation và FSHO ngừng hoạt động trong vòng một tháng và yêu cầu 5 sàn khác tăng cường kiểm soát nội bộ.

 Động thái được đưa ra sau khi một cuộc điều tra cho thấy nhiều sàn giao dịch tiền điện tử không đáp ứng được yêu cầu về chống rửa tiền và công tác đào tạo nhân viên yếu kém. Đây đồng thời là nỗ lực nhằm bảo vệ người tiêu dùng sau vụ trộm trị giá hơn 500 USD tại sàn Coincheck. Sau đó, Coincheck hứa sẽ hoàn trả lại số tiền bị đánh cắp cho khách hàng tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ chi tiết kế hoạch này. 

Nhật Bản là một trong những quốc gia trên thế giới bắt đầu thặt chặt hoạt động giao dịch tiền điện tử. Năm 2017, quốc gia này được coi là "trung tâm" của bitcoin- đồng tiền dẫn đầu thị trường tiền điện tử. Quyết định này được coi như cú hích loại bỏ các sàn giao dịch tiền điện tử kém chất lượng hoặc các sàn phải liên kết với nhau để tạo ra một sàn vững mạnh hơn. 

Ủy ban Chứng khoán và ngoại hối Mỹ (SEC) khẳng định có thể sẽ siết chặt quản lý các sàn kinh doanh tiền ảo và thậm chí có thể đóng cửa một số sàn nếu họ không tuân thủ được các quy định hiện hành. 

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) cũng vừa ra thông báo ngày hôm qua 8-4 nghiêm cấm các ngân hàng giao dịch với bất kỳ cá nhân và công ty nào tham gia hoạt động mua bán tiền ảo. Thông báo yêu cầu trong vòng ba tháng, kể từ ngày 6-4, các ngân hàng phải ngưng cung cấp dịch vụ cho các cá nhân và các công ty như vậy. 

Ngay sau đó, giá bitcoin tại thị trường Ấn Độ giảm xuống còn 5.392 đô la Mỹ/bitcoin so với mức 6.617 đô la Mỹ/bitcoin trên thị trường quốc tế. Trước thông báo trên, giá bitcoin tại Ấn Độ giao dịch với mức chênh lệch cao hơn 5% so với giá trên thị trường quốc tế. 

Cuối ngày 6-4, Ngân hàng nhà nước Pakistan (SBP) cũng yêu cầu các ngân hàng, các tổ chức tài chính ngưng các dịch vụ đối với các khách hàng muốn giao dịch tiền ảo. SBP xem giao dịch tiền ảo là hành vi bất hợp pháp vì ngân hàng này chưa cấp phép phát hành hay mua bán tiền ảo cho bất kỳ tổ chức và cá nhân nào ở Pakistan.

SBP cảnh báo đầu tư tiền ảo rất rủi ro vì giá của chúng biến động mạnh và dựa trên những hoạt động đầu cơ thay vì giá trị nội tại. SBP lưu ý những người sử dụng tiền ảo để chuyển tiền ra nước ngoài sẽ bị truy tố. 

Trước nhiều rủi ro, nguy cơ và hệ lụy trên, việc Chính phủ Việt Nam liên tục chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xây dựng khuôn khổ pháp lý để quản lý tiền điện tử là hết sức quan trọng và cấp thiết nhằm sớm ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật liên quan tới thị trường này./.

Hoàng Phi

Tin khác

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm
Ngành thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ các sàn thương mại điện tử

Ngành thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ các sàn thương mại điện tử

(CLO) Trong 2 năm cơ quan thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ hoạt động thương mại điện tử.

Tài chính - Bảo hiểm
FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

(CLO) Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với doanh thu đạt 9.042 tỷ đồng, lãi sau thuế đã dương trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

(CLO) Ngày 25/4/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

(CLO) Báo cáo kết quả kinh doanh Quý 1 cho thấy doanh thu Sabeco (SAB) tăng trưởng 15,6% lên mức 7.184 tỷ đồng. Lãi gộp tăng 10% đạt 2.100 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm