Bữa cơm tất niên - bữa cơm đoàn viên của người Việt

Thứ hai, 08/02/2021 10:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bữa cơm tất niên là bữa cơm cuối cùng của năm cũ để bắt đầu bước vào một năm mới. Với nhiều người Việt Nam, bữa cơm Tất niên có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, không chỉ là một bữa ăn thường ngày, mà là bữa cơm đoàn viên, là thời khắc thiêng liêng nhất trong 1 năm qua đi.

Ý nghĩa của tất niên và việc cúng tất niên

Bữa cơm tất niên là bữa ăn cuối cùng của năm cũ nên thường được thực hiện vào chiều 30 tết. Lúc đó, mọi công việc chuẩn bị Tết cơ bản được hoàn thành; nhà cửa trang hoàng lộng lẫy, bàn thờ đã ngay ngắn đủ đầy để mời tổ tiên về ăn Tết với con cháu.

Nếu như ở các nước phương Tây tất niên là ngày cuối cùng của năm dương lịch - ngày 31/12 hàng năm. Thì tại các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, tất niên là ngày cuối cùng của năm âm lịch - tức ngày 30 tháng Chạp (vào năm đủ ngày) và ngày 29 tháng Chạp (năm thiếu).

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ở Việt Nam mỗi vùng miền lại có những tập tục về tất niên và việc cúng tất niên khác nhau. Nói về việc lễ tất niên, gia chủ có thể mời bạn bè hay người thân đến chung vui trong bữa ăn này.

Nhưng hơn hết, bữa cơm tất niên đều có ý nghĩa thiêng liêng mà trọng đại, là bữa cơm đoàn viên, sợi dây vô hình kết nối các thành viên, các thế hệ cứ mỗi độ xuân về. Gia đình nào bữa cơm ấy đầy đủ con cháu, thành viên càng chứng tỏ gia đình đó hạnh phúc viên mãn, là niềm tự hào của mỗi thành viên trong gia đình.

Chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên

Tùy theo điều kiện gia đình cũng như phong tục tập quán mỗi vùng mà mâm lễ cúng Tất niên thịnh soạn hay bình thường. Tuy nhiên, một số thành phần bắt buộc phải có khi cúng theo phong tục của người Việt Nam như hương hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng… thì phải có và đều được bầy biện trang nghiêm. Sau lễ cúng, đợi tàn hương là cả gia đình quây quần bên mâm cơm Tất niên.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Có thể nói, bữa cơm Tất niên là nét văn hoá, in đậm trong tâm trí người Việt. Từ lâu đã trở thành một nét đẹp truyền thống, đạo lý sâu xa của dân tộc về việc giáo dục chữ hiếu, nguồn cội cho cháu con, nhắc nhở họ nhớ về những kỷ niệm, công đức của ông bà, tổ tiên.

Khánh Ngọc

Tin khác

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Chuẩn bị cho năm du lịch 2024, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang khẩn trương chỉnh trang đô thị, chuẩn bị cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt nhất cho du khách khi tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Đời sống văn hóa
Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) và ký Hiệp định Gienève (21/7/1954-21/7/2024), sáng nay 25/4, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt".

Đời sống văn hóa
Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

(CLO) Nghề thủ công truyền thống làm Nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày ở đây.

Đời sống văn hóa
Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 sử dụng nghệ thuật nhạc kịch, kết hợp hài hòa với các yếu tố lịch sử, văn hóa để làm nổi lên các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 24/4, lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và trình chiếu phim truyện "Đào phở và Piano".

Đời sống văn hóa