Bức tranh kinh doanh ảm đạm của doanh nghiệp thủy sản quý 1/2021

Chủ nhật, 16/05/2021 20:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Kết thúc quý đầu năm, các doanh nghiệp thủy sản như Vĩnh Hoàn, Minh Phú, Thủy sản MeKong,… ghi nhận kết quả kinh doanh ảm đạm. Thậm chí, có doanh nghiệp bị lỗ nặng liên tiếp 4 quý gần nhất.

Kết thúc quý đầu năm, nhiều doanh nghiệp thủy sản ghi nhận kết quả kinh doanh ảm đạm.

Kết thúc quý đầu năm, nhiều doanh nghiệp thủy sản ghi nhận kết quả kinh doanh ảm đạm.

Đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu năm 2020 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu năm 2020. Nhu cầu trên thế giới giảm đáng kể đối với các sản phẩm thủy sản, khiến giá rơi xuống các mức thấp mới.

Theo đánh giá của nhóm phân tích Công ty Chứng khoán SSI, ngành thủy sản có độ nhạy cao với đại dịch do: gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu tạo ra cả cơ hội và thách thức; và Giá bán bình quân giảm do nhu cầu giảm, đặc biệt là nhu cầu ở kênh nhà hàng.

Theo VASEP (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam), 2 tháng đầu năm 2021, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể bởi các chi phí sản xuất và tình trạng thiếu tàu, thiếu container và cước phí vận tải tăng cao, đặc biệt cước tàu đi Mỹ và EU.

Tất cả những khó khăn đã khiến phần lớn doanh nghiệp ngành thủy sản ghi nhận kết quả kinh doanh quý 1/2021 ảm đạm.

Với mặt hàng chủ lực là cá tra, "ông lớn" ngành thủy sản Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) ghi nhận doanh thu thuần trong kỳ đạt 1.788 tỷ đồng tăng 9% so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán chỉ tăng nhẹ nên sau khi trừ giá vốn lợi nhuận gộp đạt 272,6 tỷ đồng tăng gần 27% so với quý 1/2020. Lãi sau thuế đạt 131 tỷ đồng giảm 14% so với quý 1/2020.

Theo giải trình từ phía công ty nguyên nhân lãi giảm là do chi phí tăng cao trong đó chủ yếu là chi phí cước tàu.

Lợi nhuận sau thuế tại VHC giảm mạnh những năm gần đây.

Lợi nhuận sau thuế tại VHC giảm mạnh những năm gần đây.

Tương tự, với mặt hàng chủ lực là tôm, doanh thu giảm trong khi chi phí đồng loạt tăng mạnh đã khiến lợi nhuận quý 1 của Camimex Group (HOSE: CMX) giảm 46% so với cùng kỳ, xuống còn 8 tỷ đồng.

Trái ngược với kết quả kinh doanh kém khả quan trong quý đầu năm, CMX lại đặt kỳ vọng khá cao cho năm 2021 với doanh thu đạt 1,797 tỷ đồng và lãi sau thuế dự kiến đạt 106 tỷ đồng. Nếu như hoàn thành đúng kế hoạch đề ra, doanh nghiệp chuyên xuất khẩu tôm này sẽ thiết lập mức kỷ lục cả về doanh thu và lợi nhuận kể từ khi niêm yết (09/11/2010).

Quý 1/2021, doanh thu thuần của Thủy sản MeKong (HOSE: AAM) giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 30 tỷ đồng. Doanh thu xuất khẩu giảm 611,105 USD là nguyên nhân chính khiến AAM báo lỗ hơn 1 tỷ đồng trong quý 1/2021 (cùng kỳ lãi 665 triệu đồng). Đây cũng là quý thua lỗ thứ 4 liên tiếp của doanh nghiệp thủy sản này. Không kỳ vọng quá nhiều cho sự tăng trưởng đột phá, AAM chỉ đặt kế hoạch không bị lỗ trong năm 2021.

Trước đó, cổ phiếu AAM bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 18/03/2021 do lỗ sau thuế 2020 gần 12 tỷ đồng và lỗ lũy kế tính đến ngày 31/12/2020 là 2 tỷ đồng.

Cũng không khấm khá hơn, Vua tôm Minh Phú (UPCoM: MPC), doanh nghiệp đầu ngành xuất khẩu tôm ghi nhận doanh thu thuần giảm nhẹ so với cùng kỳ, xuống còn 2.810 tỷ đồng.

Kỳ này, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp đồng loạt giảm. Ngược lại, chi phí bán hàng tăng 35%, ghi nhận gần 175 tỷ đồng. Kết quả, lãi ròng quý 1 giảm 55% so với cùng kỳ, xuống còn 26 tỷ đồng. Đây cũng là quý báo lãi tệ nhất trong 4 năm trở lại đây của MPC.

Tại Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC), nguyên liệu đầu vào và các chi phí đồng loạt tăng trong khi giá tiêu thụ không tăng kết hợp với Công ty Khang An tách ra chưa có nhiều hợp đồng là nguyên nhân chính khiến doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại đi lùi.

Cụ thể, quý 1/2021 doanh thu thuần tăng 36%, đạt gần 969 tỷ đồng. Lãi ròng của FMC giảm 26%, xuống còn 30 tỷ đồng.

Cùng cảnh ngộ, Công ty Cổ phần Thủy sản số 4 (mã TS4) báo doanh thu quý 1/2021 tăng hơn 38 tỷ đồng so với cùng kỳ đạt 67,3 tỷ đồng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lỗ gần 1,4 tỷ đồng - giảm so với số lỗ gần 3,5 tỷ đồng hồi cùng kỳ.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế quý 1/2021 lỗ gần 1,4 tỷ đồng- cùng kỳ lỗ 2,9 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lỗ 95,5 tỷ đồng.

Trong năm 2021, VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản có thể tăng trưởng 10% so với cùng kỳ và đạt 9,4 tỉ USD, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân (CAGR) giai đoạn 2016-2019 là 6,8%. Trong đó xuất khẩu tôm vẫn là động lực tăng trưởng 15% so với cùng kỳ đạt 4,4 tỉ USD, tiếp theo là cá tra tăng trưởng 5% so với cùng kỳ đạt 1,6 tỷ USD và các sản phẩm thủy sản khác tăng trưởng 6% so với cùng kỳ đạt 3,4 tỉ USD.

Thanh Thư

Tin khác

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đại hội đồng cổ đông năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(CLO) Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường bất động sản sôi sục đón chờ Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục đón chờ Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

(CLO) Ngày 2/4 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 500 chiến binh toàn quốc, mở khóa chiến dịch bùng nổ thị trường của những dòng sản phẩm đắt giá tại đô thị biển đáng sống hàng đầu đảo ngọc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều nhà sản xuất “đứng ngồi không yên” sau vụ sập cầu ở Mỹ

Nhiều nhà sản xuất “đứng ngồi không yên” sau vụ sập cầu ở Mỹ

(CLO) Cú đâm của tàu container khổng lồ làm cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore (Mỹ) sập xuống lòng sông, cảng của thành phố này đã phải đóng cửa, khiến hàng triệu tấn than, hàng trăm ô tô và việc vận chuyển gỗ, thạch cao bị mắc kẹt.

Thị trường - Doanh nghiệp