Buộc các trang công nghệ trả tiền cho báo chí: Bước đi tiên phong từ nước Úc

Thứ năm, 10/12/2020 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nếu dự luật tin tức mới, trong đó buộc các công ty công nghệ trả tiền cho các tòa báo khi sử dụng các nội dung tin tức được Quốc hội Úc thông qua, thì có thể nói Úc đã trở thành quốc gia tiên phong trong việc buộc các “đại gia” như Facebook và Google móc hầu bao trả phí cho báo chí.

Cuộc cải cách lớn, lần đầu tiên trên thế giới

Đây là một cuộc cải cách lớn, lần đầu tiên trên thế giới và thế giới đang theo dõi những gì diễn ra ở Úc” - Bộ trưởng Tài chính Úc Josh Frydenberg đã nói như vậy khi dự luật buộc Facebook, Google trả tiền cho các hãng truyền thông được trình lên Quốc hội Úc. Theo bộ trưởng Tài chính Úc, Luật truyền thông mới sẽ được áp dụng đối với các nội dung được đăng trên Facebook và các kết quả tìm kiếm trên Google (chính phủ Úc quyết định miễn áp dụng quy định mới đối với các nền tảng phổ biến khác như YouTube và Instagram). Cụ thể, Facebook và Google sẽ phải trả tiền cho các công ty truyền thông báo chí của Úc khi sử dụng các nội dung tin tức của họ. Nếu không, các tập đoàn này sẽ buộc phải bồi thường cho các công ty truyền thông, báo chí đó, thậm chí sẽ đứng trước án phạt hàng triệu USD tùy theo “mức độ vi phạm”.

google-news-t

Với động thái này, Úc được xem là quốc gia đầu tiên trên thế giới đi tiên phong trong việc “luật hóa” chuyện sử dụng tin tức, bảo vệ giới báo chí truyền thống vốn đã, đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi các gã khổng lồ công nghệ toàn cầu. Về phần mình, Giám đốc quản lý Facebook Australia Will Easton cho biết Facebook sẽ xem xét cụ thể các điều khoản của dự luật và “tham gia vào quá trình bàn thảo tại quốc hội sắp tới với mục tiêu đạt được một khuôn khổ khả thi để hỗ trợ hệ sinh thái tin tức của Úc”. Một tuyên bố được xem là mềm mỏng, “hạ nhiệt” khi trước đó, Facebook đe dọa sẽ cấm người dùng Úc chia sẻ tin tức nếu dự luật được thông qua. Còn Google thì từ chối bình luận vì rằng, chưa được xem bản cuối cùng của dự luật.

Hành trình không dễ dàng vì một thị trường báo chí bền vững

Luật của chúng tôi sẽ giúp bảo đảm quy tắc của thế giới ảo phản ánh quy tắc của thế giới thực và cuối cùng giúp thị trường báo chí bền vững” - Bộ trưởng Tài chính Úc Josh Frydenberg đã chia sẻ đầy tự hào như vậy về “sứ mệnh” của dự luật mà họ đang nỗ lực đưa vào thực thi. Thực sự, trong bối cảnh hàng chục tờ báo tại Australia nói riêng, hàng trăm tờ báo trên khắp toàn cầu phải đối mặt với doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, dẫn tới sa thải và đóng cửa do lượng doanh thu quảng cáo ngày càng chảy sang các mạng xã hội và công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới, thì càng thấy rõ “sứ mệnh” ấy mang ý nghĩa lớn lao đến thế nào.

Tuy nhiên, chỉ cần nhìn vào thái độ dửng dưng đến mức coi thường của hai “Big Tech” đối với dự luật này cũng đủ thấy, hành trình vì một thị trường báo chí bền vững thực sự là không dễ dàng. Thực tế, nhiều nền quốc gia đều ở trạng thái “tức mà không làm gì được”, lặng lẽ đứng bên lề quan sát, chứng kiến trong nỗi ấm ức khôn nguôi. Cách đây hơn một năm, ngày 23/7/2019, Quốc hội Pháp đã thông qua dự luật về quyền tác giả dành cho báo chí và truyền thông. Theo đó, các tập đoàn lớn như Google hay Facebook sẽ phải chia sẻ một phần thu nhập có được từ người dùng internet cho các cơ quan báo chí và truyền thông, và các nhà báo, phóng viên, tác giả trực tiếp của các bài viết, video hay sản phẩm âm thanh cũng sẽ nhận được một phần thù lao, trong số thù lao mà Google hay Facebook trả cho cơ quan chủ quản. Tuy nhiên, sau một thời gian dài đàm phán với Google xoay quanh câu chuyện trả phí cho các hãng tin, Chủ tịch Cơ quan Cạnh tranh Pháp (FCA), bà Isabelle de Silva cho biết những nỗ lực này là một thất bại. Bỉ, Đức, Tây Ban Nha nhiều năm qua cũng đã có nhiều động thái khác nhau nhưng vẫn chỉ dừng lại ở mức độ lẻ tẻ, rời rạc.

diemanh

Về phần Úc, theo Reuters, để đưa ra dự luật trình lên Quốc hội, quốc gia này đã mất 3 năm để điều tra, khảo sát và tham vấn. Lấy Đạo luật Quyền riêng tư làm bệ đỡ, tháng 7/2019, Ủy ban Tiêu dùng và Cạnh tranh Australia (ACCC) công bố báo cáo dài tới 600 trang về các nền tảng số, trong đó khuyến nghị thành lập bộ quy tắc để giám sát quan hệ giữa Google, Facebook với những công ty truyền thông. Tháng 4/2020, Chính phủ Úc yêu cầu cơ quan quản lý cạnh tranh phát triển bộ quy tắc bắt buộc để giám sát thỏa thuận thương mại giữa Big Tech và các công ty truyền thông, trong đó đề cập tới nhiều vấn đề như chia sẻ dữ liệu, xếp hạng nội dung tin tức, chia sẻ doanh thu phát sinh từ tin tức… Tháng 7/2020, ACCC công bố dự thảo của bộ quy tắc bắt buộc và xin ý kiến công dân đến hết tháng 8. Bộ Tài chính sẽ quyết định nền tảng nào phải tuân thủ quy định, bắt đầu từ Facebook và Google.

Và tới thời điểm này, ngay khi dự luật được trình lên Quốc hội Úc thì mọi việc vẫn ở thế sẽ được hiệu chỉnh, đánh giá lại sau một thời gian đi vào thực thi. Sự đàm phán, thỏa thuận giữa các Big Tech và các cơ quan báo chí nếu có cũng sẽ không thể ngày một ngày hai… Tất cả để cho thấy hành trình mang lại sự công bằng cho báo chí là không hề đơn giản và một sớm một chiều. Nhưng, đó là hành trình buộc phải đi tới, nếu thực sự muốn cứu rỗi báo chí, mang lại sự công bằng cho báo chí, bởi “không có lý gì khi người sáng tạo nội dung lại không được trả tiền cho những sáng tạo của mình”.

Hà Trang

Tin khác

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Nghề báo
Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

(CLO) Ngày 19/4, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức phát động Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam mùa thứ 2 (VCA 2024). Giải thưởng năm nay có những điểm mới trong thể lệ dự thi, trong khâu tổ chức chấm giải và đặc biệt là có thêm hạng mục giải thưởng do cộng đồng bình chọn trực tuyến.

Nghề báo
Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

(CLO) Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Cần Thơ cho biết sẽ: "Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND TP để ban hành lại quy chế họp báo theo đúng trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp".

Nghề báo
Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo