Buôn lậu phá hoại nền kinh tế của mọi quốc gia

Thứ hai, 19/08/2024 10:31 AM - 0 Trả lời

Vấn nạn buôn lậu thuốc lá từ lâu đã lây lan khắp các quốc gia trên toàn cầu. Ngoài việc tàn phá nền kinh tế thế giới, buôn lậu còn đe dọa hàng rào phòng chống tác hại thuốc lá của Chính phủ các nước. Do vậy, việc ngăn chặn buôn lậu cần những cái bắt tay hợp tác liên quốc gia nhằm tăng cường hiệu quả hơn so với những nỗ lực nhỏ lẻ.

Việt Nam: Thất thu gần 6.000 tỷ đồng/năm do thuốc lá lậu

Theo thống kê từ Tổng cục Quản lý thị trường, giai đoạn 2019-2020, Việt Nam bị thất thu đến 5.000 – 6.000 tỷ đồng/năm do thuốc lá lậu. Từ năm 2020 đến quý I/2024, có đến 9.069 vụ thanh tra, kiểm tra thuốc lá điếu nhập lậu; trong đó có 7.215 vụ vi phạm về thuốc lá điếu nhập lậu, với tổng giá trị hàng hóa vi phạm vượt 14 tỷ đồng; 707 vụ vi phạm về thuốc lá mới, với tổng giá trị hơn 92 tỷ đồng.

Đánh giá về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, thuốc lá buôn lậu có lợi nhuận "siêu khủng", chỉ đứng sau buôn bán ma túy. Bất chấp những nỗ lực của các bộ ngành, nạn buôn lậu thuốc lá vẫn diễn biến phức tạp, gây thất thu ngân sách và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

buon lau pha hoai nen kinh te cua moi quoc gia hinh 1

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra một điểm kinh doanh thuốc lá điện tử lậu trên địa bàn quận Tây Hồ. Nguồn: Tạp chí Công Thương

Báo cáo tại Hội nghị Tổng cục Trưởng Hải quan ASEAN (DGs) lần thứ 33 đã chỉ ra tình trạng đáng báo động của vấn nạn buôn lậu thuốc lá trong nước cũng như đối với các nước khác trong khu vực như Philippines, Thái Lan, Malaysia, khi Việt Nam là một trong những nguồn cung chính. Theo đó, con số thuế thất thu ở Singapore và Philippines cũng lên đến 139 triệu đô la (2012-2017) và 25,5 tỷ PHP (2023) từ tình trạng thuốc lá nhập lậu.

Tại Thái Lan, tỷ lệ buôn lậu trực tuyến thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN) - còn gọi chung là thuốc lá mới - ngày càng leo thang, tăng đến 97% chỉ từ tháng 7 - 9/2022, bất chấp lệnh cấm thuốc lá mới, theo số liệu cập nhật từ Hiệp hội Thương mại Thuốc lá nước này. Đáng nói, một số trường hợp du khách quốc tế mang TLĐT nhập cảnh cũng mù mờ, khó hiểu đối với lệnh cấm này. Do đó, họ dễ dàng vô tình trở thành “tội phạm”. Đồng thời, báo cáo từ Thái Lan cũng cho thấy buôn lậu thuốc lá mới còn để lại vấn nạn gia tăng tỷ lệ vi phạm ở các quan chức chính phủ, trong đó nổi bật là hành vi tham nhũng, nhận hối lộ khi xử lý các hành vi phạm tội liên quan đến các sản phẩm thuốc lá mới.

Tại Malaysia, sau khi nước này tăng thuế thuốc lá điếu đột ngột năm 2015, thị phần thuốc lá lậu năm 2016 tăng đến 40%. Đến năm 2020, thị phần thuốc lá lậu Malaysia đã chiếm 64%, biến nước này thành một trong những quốc gia có tình trạng thuốc lá lậu cao nhất thế giới.

Chống buôn lậu thuốc lá: Cuộc chiến cần sự đoàn kết của các quốc gia

Chính phủ các nước đánh giá, cuộc chiến chống nạn buôn lậu thuốc lá không còn là của riêng một quốc gia nào, mà cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các nước cũng như hài hòa về chính sách.

Từ năm 2018, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi thành viên ký Nghị định thư Xóa bỏ Buôn bán Bất hợp pháp các sản phẩm Thuốc lá.

Tại khu vực ASEAN, năm 2024, Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan các nước ASEAN lần thứ 33 khuyến khích các nước thành viên tiếp tục các hoạt động kiểm soát chung nhằm đấu tranh với tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại trong khu vực. Cuộc họp diễn ra với 100 đại biểu bao gồm Tổng cục trưởng từ 10 quốc gia thành viên ASEAN (AMS), cùng với các đối tác của ASEAN như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc nhằm tăng cường hợp tác hải quan, đối phó với các hoạt động buôn lậu bất hợp pháp và thúc đẩy thương mại khu vực.

buon lau pha hoai nen kinh te cua moi quoc gia hinh 2

Đại biểu đại diện các nước tham dự Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33 (Ảnh: Báo Đảng Cộng sản)

Các kết quả từ báo cáo của Liên minh xuyên Quốc gia chống buôn bán bất hợp pháp (TRACIT) cho thấy khả năng xây dựng các cơ chế để ngăn chặn buôn lậu và các hoạt động tội phạm liên quan của các lãnh đạo ASEAN sẽ đóng vai trò mật thiết trong việc hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc đạt được các mục tiêu đã đề ra trong Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.

Tại Việt Nam, Nhà nước đã thực hiện nhiều nỗ lực ngăn chặn nạn buôn lậu thuốc lá, tiêu biểu là việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) năm 2014.

Theo các chuyên gia quốc tế trên toàn cầu, bên cạnh việc các chính phủ cần hiệp lực đưa ra giải pháp liên biên giới, trong nước khung pháp lý cho mọi sản phẩm thuốc lá là điều kiện tiên quyết để có biện pháp chế tài đối với tội phạm buôn lậu. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay chỉ có rất ít quốc gia còn thiếu hành lang pháp lý kiểm soát các sản phẩm này, trong đó có Việt Nam.

Kết quả ghi nhận từ 10 quốc gia thành viên ASEAN, Việt Nam là nước duy nhất đi sau trên đường đua pháp lý dành cho TLNN, TLĐT. Các nước Malaysia, Indonesia, Philippines đã điều chỉnh sản phẩm thuốc lá mới theo luật hiện hành từ rất sớm, hoặc thiết lập khung pháp lý mới để quản lý phù hợp hơn.

Trong các nước còn cấm thuốc lá mới, Thái Lan hiện đang có những chuyển động theo hướng có khả năng chuyển từ cấm sang quản lý thuốc lá mới sau khi nhận thấy lệnh cấm trong 10 năm qua vẫn không hiệu quả. Bên cạnh việc lao vào cuộc chiến chống buôn lậu, quốc gia này không đạt được gì từ mục tiêu tối thượng là “dẹp sạch” sự hiện diện của TLĐT cho đến ngăn chặn giới trẻ.

Từ kinh nghiệm thực tiễn đó, đại diện các bộ ngành trong nước nhận định Việt Nam cần sớm có giải pháp quản lý thuốc lá mới dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn kinh nghiệm từ các nước, hài hòa lợi ích của các bên hơn là chỉ tập trung vào khía cạnh sức khỏe. Bởi mục tiêu này sẽ có thể bị phá hủy như Thái Lan và các quốc gia đi trước, khi phòng chống buôn lậu vẫn đang là thách thức lớn đối với Việt Nam.

PV

Tin khác

Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

(CLO) Trong số gần 1.200 ha UBND tỉnh Gia Lai cho Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thuê để trồng cao su, có nhiều diện tích đất bỏ hoang, cây cao su kém phát triển. Doanh nghiệp thì bỏ hoang đất, trong khi hàng trăm hộ dân vùng lân cận thuộc xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) lại không có đất sản xuất.

Thị trường - Doanh nghiệp
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

(CLO) Giá trị xuất khẩu dầu thô của Nga đã giảm mạnh gần 30% kể từ cuối tháng 6 do giá chuẩn quốc tế giảm kéo theo giá trị của các loại dầu thô của nước này, Bloomberg ước tính.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

(CLO) Từ 15h chiều nay (19/9), giá xăng trong nước tăng nhẹ không đáng kể. Sau điều chỉnh, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

(CLO) Hậu Trung thu là thời điểm vàng để người tiêu dùng săn lùng bánh trung thu đại hạ giá, nhưng thực tế cho thấy, ngay cả với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giảm giá sâu, nhiều quầy hàng di động vẫn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Thương mại và Sản xuất An Thịnh.

Thị trường - Doanh nghiệp