Buôn lậu thuốc lá tại các tỉnh phía Nam gia tăng: Vì sao xử phạt mạnh tay, vẫn không triệt để?

Thứ năm, 10/06/2021 09:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo tin từ Tổng Cục Quản lý thị trường (QLTT) ngày 10/6, lực lượng QLTT địa phương vừa bắt quả tang 2 vụ vận chuyển thuốc lá nhập lậu với số lượng “khủng” tại Gia Lai và Vĩnh Long.

Sáng 8/6, trên Quốc lộ 14, tại khu vực xã Ia Khươl, huyện Chư păh, tỉnh Gia Lai, Cục Quản lý thị trường Gia Lai đã tiến hành kiểm tra đột xuất 4 kiệm hàng của một đối tượng đang đứng chờ xe buýt để về Kon Tum.

Qua quá trình làm việc, đối tượng này khai nhận là Nguyễn Thị Vân, thường trú tại Kon Tum. Bên trong 4 kiệm hàng, cơ quan chức năng phát hiện có chứa 1.480 bao thuốc lá điếu  hiệu JET do nước ngoài sản xuất, không có tem thuốc lá nhập khẩu, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Lực lượng quản lý thị trường tạm giữ số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu.

Lực lượng quản lý thị trường tạm giữ số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu.

Đoàn kiểm tra lập biên bản, tạm giữ tang vật, hoàn chỉnh hồ sơ tham mưu đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 80 triệu đồng.

Cùng ngày, Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long cũng phát hiện bên trong một ô tô tải mang biển kiểm soát 50H.00065, có chứa 1.400 bao thuốc lá điếu nhập lậu nhãn hiệu Hero, Jet, Scott và một số kiện hàng hóa chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, gồm: hàng phụ gia thức ăn chăn nuôi, ống thủy lực, ống nhựa và đồ nhựa.

Chủ xe là ông Trần Văn Tuấn, thường trú tại thị xã Giá Rai, Bạc Liêu khai nhận, số hàng hóa nêu trên được vận chuyển từ TP.HCM về Cà Mau tiêu thụ.

Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ phương tiện vận chuyển và toàn bộ số hàng hóa nêu trên. Mời chủ phương tiện và chủ hàng hóa đến giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, từ đầu tháng 6/2021 tới nay, Tây Ninh liên tục phát hiện các vụ buôn lậu thuốc lá, vận chuyển từ khu vực biên giới về Việt Nam tiêu thụ. Cục Quản lý thị trường Tây Ninh cho biết, trong 2 ngày từ 2/6 - 4/6 đã phát hiện, bắt giữ 3.780 gói thuốc lá điếu ngoại nhập lậu. 

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, thuốc lá nhập lậu vẫn là một trong những mặt hàng trọng điểm kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng trên cả nước.

Để tăng cường chế tài với hoạt động buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá lậu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo đó, người có hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao, sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu - 3 triệu đồng. Ngay cả khi buôn bán 1 bao thuốc lá điếu nhập lậu, người bán đã có khả năng bị xử phạt tới 3 triệu đồng.

Thậm chí, người mua bán, vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu trên 1.500 bao trở lên có thể bị phạt tiền từ 90 triệu - 100 triệu đồng, thậm chí có thể bị xử lý hình sự.

Mặc dù có mức xử phạt khá nặng tay, thế nhưng, tình trạng buôn lậu thuốc lá điếu tại khu vực biên giới Tây Nam vẫn đang có chiều hướng gia tăng.

Theo lý giải của Tổng Cục Hải quan, sở dĩ tình trạng buôn lậu thuốc lá điếu ngày càng gia tăng là do hành động này đem lại lợi nhuận “khủng” cho người buôn.

Một bao thuốc lá nhập lậu do nước ngoài sản xuất, có mức chênh từ 800 đồng - 1.200 đồng/bao so với thuốc lá trong nước sản xuất. Đơn cử, như thuốc lá nhãn hiệu Hero chênh từ 800 - 1.000 đồng/bao, Jet chênh từ 1.000 - 1.200 đồng/bao.

Trong khi đó, thuốc lá điếu hợp pháp trong nước đang bị áp thuế cao (thuế tiêu thụ đặc biệt 75%, thuế GTGT 10%, thuế nhập khẩu 135%, thuế thu nhập doanh nghiệp 22%, Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá 1,5%...).

Ngoài ra, ngành sản xuất thuốc lá trong nước đang kinh doanh trong điều kiện môi trường pháp lý nghiêm ngặt như in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh chiếm 50% diện tích mặt ngoài bao thuốc; đóng góp vào Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá; cấm quảng cáo, khuyến mại dưới mọi hình thức… nên giá thành sản phẩm thuốc lá trong nước cao hơn so với giá thuốc lá các nước trong khu vực.

Việt Vũ

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp