Các cơ quan chức năng huyện Sóc Sơn chậm trễ trong vụ việc chôn trộm chất thải nguy hại?

Thứ tư, 18/12/2019 16:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vụ việc giám đốc một doanh nghiệp về môi trường chôn trộm gần chục tấn rác thải nguy hại tại núi Sú xã Băc Sơn (Sóc Sơn – Hà Nội) đã khiến dư luận bàng hoàng, người dân hoang mang, trong khi đó chính quyền sở tại đã biết từ lâu mà im lặng đến khó hiểu.

Các cơ quan chức năng Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành lấy mẫu chất thải mang đi giám định. Ảnh Hà Long.

Các cơ quan chức năng Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành lấy mẫu chất thải mang đi giám định. Ảnh Hà Long.

Cơ quan chức năng huyện Sóc Sơn có chậm trễ, né tránh?

Vụ việc đổ trộm dầu thải vào đầu nguồn nước dẫn tới nhà máy sản xuất nước sạch sông Đà vừa lắng xuống, thì mới đây dư luận lại dấy lên vụ việc Nguyễn Văn Cường (32 tuổi, ở xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc HTX Môi trường xanh Bắc Sơn), là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường mang gần chục tấn hóa chất nguy hại đem chôn trộm tại núi Sú, xã Bắc Sơn gây ô nhiễm môi trường, đã khiến người dân hoang mang, lo lắng. Chỉ tới khi các cơ quan báo chí phản ánh mạnh mẽ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng TP. Hà Nội vào cuộc, phía chính quyền huyện Sóc Sơn mới nháo nhác đi tìm hiểu nguyên nhân.

Tại cơ quan Công an đối tượng Cường khai nhận đã mua 7 tấn chất thải nguy hại trên địa bà huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh về bán kiếm lời. Tuy nhiên, do không tìm được người mua số lượng chất thải nói trên, Cường đem chôn số lượng hóa chất đó tại núi Sú, đối diện trụ sở công ty của Cường. Sau đó, Cường đã nhờ Nguyễn Văn Long (lái máy xúc) múc 2 hố đất sâu khoảng 3m, Cường là người trực tiếp điều khiển ôtô của mình chở số bụi mịn nhôm đổ xuống 2 hố, rồi Long múc đất san bằng để tránh phát hiện.

Đến đầu tháng 7-2019, do mưa xói mòn, 2 hố có hiện tượng sụt lún, gia đình anh Đặng Văn Đại là chủ đất đã phát hiện có hiện tượng bốc khói, mùi hôi nghi có chất thải chôn ở đó nên đã trình báo cơ quan chức năng. Khi bị phát hiện, Cường đã gọi điện thoại nhờ Long mang máy xúc ra khu vực mà Cường đã đổ chất thải trước đây để múc toàn bộ số chất thải đó về khu vực sân vườn sau nhà Cường để tập kết.

Được biết, ngay sau khi phát hiện sự việc gia đình anh Đặng Văn đại đã tới đồn Công an xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn) để trình báo vào ngày 6/7/2019. Tới ngày 14/8, đồn Công an Trung Giã đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cho Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế (ĐTTP về TT-QLKT) và chức vụ công an huyện Sóc Sơn để tiếp tục thụ lý và giải quyết theo đúng thẩm quyền. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Đội cảnh sát ĐTTP về TT-QLKT và chức vụ công an huyện Sóc Sơn đã tiến hành xác minh đơn theo trình tự giải quyết tố cáo về tội phạm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, nhưng quá trình xác minh chưa xác định được đối tượng đổ trộm chất thải. đến ngày 14/10, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Sóc Sơn quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và có thông báo cho chủ đơn với lý do hết thời hạn 2 tháng và được Viện kiểm sát nhân dân huyện Sóc Sơn phê chuẩn.

Sau khi có quyết định tạm đình chỉ, Công an huyện Sóc Sơn tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện xác minh, tính đến ngày 15/12 vẫn chưa xác minh được đối tượng đổ chất thải tại núi Sú, thôn Lai Sơn, xã Bắc Sơn.

Cần có chế tài xử lý nghiêm khắc

Trao đổi với báo chí xung quang những vấn đề nêu trên Tiến sỹ Hoàng Dương Tùng Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, những tấn hóa chất nguy hại mà đối tượng Cường chôn lấp trái phép được xác định là Axit hữu cơ và kim loại nặng thì đó là những chất thải nguy hại, rất độc và cực độc. Tất cả những chất đó khi không được xử lý đúng quy định sẽ cực kỳ gây ô nhiễm đối với môi trường, nước ngầm, đất và đặc biệt nguy hại đến sức khỏe của người dân.

Theo Tiến sỹ Tùng, kinh phí để xử lý chất thải nguy hại (CTNH) không hề rẻ mà rất tốn kém, thay vì người ta xử lý theo quy định thì lại đem đi chôn lấp, cách làm ít tốn tiền nhất. Vì mục đích kinh tế, lợi nhuận, các cá nhân, tổ chức này đã hủy hoại môi trường làm ảnh hưởng sức khỏe của người dân sống trên địa bàn. Theo quy định, tất cả đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH đều do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép, quy trình quản lý CTNH cũng rất chặt chẽ. Tuy nhiên, các đơn vị vận chuyển xử lý chất thải phải có GPS (hệ thống định vị) theo dõi hành trình, xem quá trình vận chuyển của họ đi tới đâu, xử lý như thế nào?.

Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn xuất hiện hai vụ việc đổ trộm chất thải nguy hại ra môi trường ở hai tỉnh thành phía bắc là Hà Nội và Hòa Bình, trong khi các cá nhân này đều thừa biết những hành vi mình thực hiện là trái quy định của pháp luật, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của nhân dân thế nhưng bất chấp tất cả các cá nhân, tổ chức này vẫn cố tình thực hiện hành vi nhằm trục lợi chi phí cho hoạt động xử lý CTNH.

Luật sư Hoàng Tùng đoàn luật sư TP. Hà Nội

Luật sư Hoàng Tùng đoàn luật sư TP. Hà Nội

Trên phương diện pháp luật, Luật sư Hoàng Tùng đoàn luật sư TP. Hà Nội cho rằng, đối với hành vi chôn số lượng chất thải lớn của Cường là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại nghiêm trọng đến môi trường, gây nguy hiểm cho người dân khu vực này. Luật sư Tùng cho biết, theo quy định tại Điều 31. Điều kiện cấp phép xử lý chất thải nguy hại của Nghị định số 60/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường Và tại Điều 9 điều kiện để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu đã xác định các tổ chức muốn được kinh doanh hoạt động xử lý chất thải nguy hại phải được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép với nhưng điều kiện chặt chẽ, ngặt nghèo đảm bảo đơn vị đó có đủ trang thiết bị, con người, trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu quản lý, vận chuyển, xử lý các chất thải nguy hại đảm bảo an toàn. 

Cá nhân, tổ chức không được cấp giấy phép thì không được vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại. Hành động đốt các chất thải nguy hại lộ thiên, tùy tiện không tuân theo quy trình xử lý chất thải nguy hại của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là hành vi đặc biệt nguy hiểm cho cộng đồng. Hành động đó có thể bị xử lý hành chính thậm chí có thể xem xét xử lý hình sự.

Theo luật sư Tùng về xử lý vi phạm hành chính, tại nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định xử phạt:  Điều 22. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại.

h) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 2.500 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại.

Điều 23. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại

7. Hành vi chôn, lấp, đổ, thải chất thải nguy hại trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau: h ) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 2.500 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại.

Trường hợp các chất thải nêu trên là chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật dưới 3.000 kg thì sẽ bị xử phạt 500.000.000 đến 1.000.000.000 đồng. Ngoài ra thì sẽ bị áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm; Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm;  Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm”.

Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Gây ô nhiễm môi trường tại Điều 235 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Hành vi Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật… chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy… chất thải nguy hại khác. Tùy thuộc vào khối lượng và trọng lượng chất thải mà sẽ có hình phạt tương ứng. Hình phạt cao nhất khi phạm tội này là phạt tù đến 07 năm kèm theo hình phạt bổ sung khác. Nếu là pháp nhân thương mại phạm tội thì sẽ là phạt tiền kèm theo đình chỉ hoạt động (có thời hạn hoặc vĩnh viễn).

Để xử lý hành vi vi phạm nêu trên một cách triệt để, đúng pháp luật thì cơ quan điều tra cần phải nhanh chóng điều tra làm rõ một số vấn đề như: Khối lượng, trọng lượng chất thải trôn ở huyện Sóc Sơn là bao nhiêu? Chất thải nguy hiểm đó cụ thể là chất gì? Tác động như thế nào đến môi trường và cuộc sống của con người? Có ai cùng thực hiện hoặc biết về hành vi của đối tượng Cường hay không? Việc chôn chất thải trên là cá nhân đối tượng thực hiện hay có tổ chức nào liên quan hay không?.. để xử lý đúng người, đúng hành vi.

Hiện nay vấn đề kiểm soát và xử lý các vi phạm liên quan đến bảo vệ môi trường nói chung và đặc biệt là xử lý chất thải nói riêng  vẫn còn nhiều hạn chế. Vì thế, các cơ quan, sở ban ngành cần phải chú trọng hơn nữa và tiến hành xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực này.

Hà Long 

Tin khác

Thanh Hóa: Khoảng 3.000 đại biểu tham dự cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thanh Hóa: Khoảng 3.000 đại biểu tham dự cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai kế hoạch chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống
Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

(CLO) Để chủ động phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024, Công an tỉnh Thanh Hoá bố trí lực lượng, triển khai phương án phòng, chống tội phạm tại các tuyến đường chính và khu vực Quảng trường biển - nơi sẽ diễn ra Lễ khai trương vào tối 27/4.

Đời sống
Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Báo Nhà báo và Công Luận nhận được phản ánh của người dân tại thôn Lập Thành, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai về việc hàng nghìn m2 đất đồi Sò bị san gạt không rõ mục đích gây nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường.

Đời sống
Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

(CLO) Tới 10h ngày 25/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy chiếc thuyền nan bị lật ở vị trí giữa sông Chanh, tuy nhiên vẫn chưa tìm thấy 4 nạn nhân bị mất tích.

Đời sống
Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống