Các con đường Đông Nam Á nguy hiểm hơn cả Covid-19: Những điều đáng suy ngẫm

Thứ năm, 27/01/2022 21:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với tỷ lệ và số lượng người tử vong vì tai nạn giao thông cao hơn cả đại dịch Covid-19, Đông Nam Á quả đang sở hữu những cung đường nguy hiểm nhất thế giới. Nhưng còn một vấn đề khác: Một khi ĐNÁ đã kiểm soát tốt đại dịch Covid-19, thì sao không thể ngăn được “đại dịch giao thông”?

“Đại dịch thầm lặng”

"Nếu tôi vượt qua một lối ra, tôi có thể lùi xe trên đường cao tốc không?" là một câu hỏi được đặt ra trên Twitter về đường cao tốc mới Phnom Penh-Sihanoukville. Đây là con đường cao tốc đạt tiêu chuẩn đầu tiên của Campuchia dự kiến sẽ mở vào năm tới.

cac con duong dong nam a nguy hiem hon ca covid 19 nhung dieu dang suy ngam hinh 1

Tỷ lệ tử vong cao do tai nạn giao thông phổ biến ở hầu hết các nước Đông Nam Á, ngoại trừ Singapore.

Tất nhiên, câu trả lời là: “Hoàn toàn không. Bạn phải chú ý đến các biển báo trên đường cao tốc". Nhưng vẫn có một người khác hỏi: "Nếu tôi cần đi vệ sinh, tôi có thể dừng xe trên đường cao tốc không?" Câu trả lời tất nhiên cũng là: “Không!”

Vì vậy, thật chính đáng khi các nhà chức trách Campuchia đang chuẩn bị các chiến dịch an toàn ngay từ bây giờ. Năm ngoái, có hơn 1.500 ca tử vong do tai nạn giao thông đường bộ ở Campuchia, trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nước này.

Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng, công bố những thống kê vào ngày 1 tháng Giêng vừa rồi, đồng thời còn chỉ ra những nét… tích cực! Ông tuyên bố, số người chết trên các tuyến đường của Campuchia năm ngoái đã giảm so với 1600 người vào năm 2020 và 2000 người vào năm 2019. Tuy nhiên, chỉ có hơn 3000 trường hợp tử vong ở Campuchia do Covid-19 kể từ khi bắt đầu đại dịch. Rõ ràng, đi lại trên các con đường tại Campuchia còn nguy hiểm hơn cả sống trong đại dịch!

Vào tháng 11 năm 2020, Jitlakha Sukruay, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan, lập luận rằng “nếu chúng ta tính theo số người chết, thì Covid-19 không phải là vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn nhất của đất nước, mà đó chính là tai nạn giao thông”.

Trở lại năm 2011, một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gọi tai nạn giao thông đường bộ là “Đại dịch thầm lặng” ở Đông Nam Á. Thậm chí, nó có thể được đặt thêm một cái tên nữa là “Đại dịch dai dẳng” của Đông Nam Á.

Nguyên nhân tử vong hàng đầu

Ở hầu hết các nước Đông Nam Á, tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bị thương. Theo cơ sở dữ liệu năm 2019 của WHO, Thái Lan và Việt Nam là những quốc gia có nguy cơ tử vong cao nhất trong khu vực về tai nạn giao thông, với tỷ lệ tử vong lần lượt là 32,2 và 30,5 người trên 100.000 người.

Tiếp theo trong danh sách là Malaysia (22,4 trên 100.000), Myanmar (20,3), Campuchia (19,5) và Lào (17,8). Chỉ Singapore thực sự an toàn trong “đại dịch” này, khi trung bình cứ 100.000 người nước này thì chỉ có 2 người chết vì tai nạn giao thông hàng năm.

cac con duong dong nam a nguy hiem hon ca covid 19 nhung dieu dang suy ngam hinh 2

Thủ đô Bangkok của Thái Lan nổi tiếng với tình trạng tắc đường và tai nạn giao thông.

Tình hình giao thông tại Đông Nam Á có vẻ đã được cải thiện gần đây. Tuy nhiên, cũng rất khó để chắc chắn tỷ lệ tử vong trên các con đường trong khu vực giảm vào năm 2020 và một lần nữa vào năm 2021 là do các biện pháp an toàn tốt hơn, hay đơn giản chỉ vì do số người đi lại ít hơn trong đại dịch Covid-19.

Tại Việt Nam, năm ngoái, hơn 5.800 người chết vì tai nạn giao thông, giảm 15,5% so với năm 2020, theo số liệu của Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia.

Theo một báo cáo được công bố vào tháng 6 năm ngoái của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc và Ủy ban An toàn Đường bộ Quốc gia Campuchia, “số người chết do tai nạn giao thông Campuchia đã tăng gần 25% trong 11 năm qua (2009-2019), cao hơn cả sự tăng trưởng dân số trong cùng kỳ là 17%”!

Tổ chức này cũng ước tính chi phí kinh tế của những trường hợp tử vong do giao thông là khoảng 466 triệu USD mỗi năm, tương đương 1,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Campuchia.

Đối với Việt Nam, con số được thống kê mới nhất là 2,9% GDP, được thực hiện vào năm 2012. Một nghiên cứu năm 2017 của Ngân hàng Thế giới cho rằng nếu Thái Lan có thể cắt giảm 50% tỷ lệ tử vong do giao thông trong khoảng 24 năm qua, nó có thể tạo ra thu nhập tương đương 22,2% GDP. Tương tự, Philippines có thể tăng thu nhập tương đương 7,2% GDP.

Các chuyên gia cho rằng phương tiện giao thông cá nhân của Đông Nam Á là nguyên nhân hàng đầu trong đại dịch này. Hầu hết các trường hợp tử vong là những người đi xe máy. Sau đó là kiến thức về an toàn giao thông đường bộ.

Sau Covid-19 sẽ giải quyết “đại dịch giao thông”?

Sar Kheng, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia, cho biết trong tháng này rằng 38% số ca tử vong trên đường vào năm 2021 là do chạy quá tốc độ và 24% do không tôn trọng quyền ưu tiên của các phương tiện khác. Tình trạng tồi tàn của các con đường trong khu vực cũng là một yếu tố khác, cũng như việc thiếu cảnh sát thực thi các vi phạm về đường bộ.

cac con duong dong nam a nguy hiem hon ca covid 19 nhung dieu dang suy ngam hinh 3

Lái xe ở Việt Nam là một thách thức không dành cho người yếu tim

Tuy nhiên, khi người dân Đông Nam Á trở nên giàu có hơn, số lượng người sử dụng ô tô sẽ tăng lên, một phương thức giao thông an toàn hơn nhiều. Nghiên cứu toàn cầu về người tiêu dùng tại Đông Nam Á vào năm ngoái của Deloitte cho thấy, trung bình 37% người tiêu dùng Đông Nam Á thích đi lại bằng phương tiện cá nhân trước Covid-19.

Sau khi đại dịch bùng phát, con số này đã tăng lên 52%. Điều thú vị là khoảng 87% người Đông Nam Á được hỏi cho biết tính năng tiên tiến mà họ mong muốn nhất trên một chiếc ô tô mới là cảnh báo điểm mù, không nghi ngờ gì nữa để phát hiện ra hàng đoàn xe máy lướt trên đường.

Thiếu kỹ năng lái xe cũng đóng một phần lớn dẫn đến tỷ lệ tai nạn giao thông cao trong khu vực. Nhiều người không học kỹ năng lái xe an toàn - hoặc thậm chí không học bất kỳ kỹ năng lái xe nào - khi chỉ cần hối lộ để có được bằng lái.

Sau đó, họ mua một chiếc ô tô và đến những con phố thường đông đúc xe máy len lỏi qua đường. Lái xe trong những điều kiện này không dành cho những người yếu tim hoặc chưa qua đào tạo.

Nhưng rất có thể, đại dịch Covid-19 sẽ là động lực để các nhà chức trách ĐNÁ giải quyết được vấn nạn dai dẳng trên các con đường trong khu vực. Vào tháng 10 năm 2020, tạp chí Economist bình luận rằng có lẽ quá sớm để nói đại dịch Covid-19 đã “phơi bày sự quản trị kém cỏi của Đông Nam Á”.

Điều đó có thể đúng ở một số quốc gia, như Thái Lan hoặc Philippines, song những quốc gia khác đã chứng minh rằng bộ máy hành chính của họ có thể đối phó tốt trong thời kỳ khủng hoảng.

Campuchia đã là một ngôi sao trong việc ngăn chặn sự bùng phát và đặc biệt là với chiến dịch tiêm chủng. Việt Nam cũng giành được sự khen ngợi của quốc tế trong việc xử lý đại dịch Covid-19. Malaysia cũng đã xuất sắc trong việc tiêm chủng cho người dân của mình.

Như vậy, đại dịch Covid-19 rất có thể lại là một chất xúc tác thúc đẩy Đông Nam Á quyết liệt và tự tin hơn trong việc giải quyết các vấn đề quan trọng khác trong xã hội, trên hết là đại dịch “thầm lặng”, “dai dẳng” và đầy “chết chóc” trên các cung đường giao thông!

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế