(CLO) Với mục tiêu xây dựng Ninh Bình ngày càng phát triển văn minh, hiện đại nên ngay từ những ngày đầu xuân năm mới Giáp Thìn, nhiều dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn được tập trung triển khai, góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị, tạo “sức bật” thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Những công trình đầy sức sống
Năm 2024, là năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2020-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2020-2025; có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu phát triển tỉnh đã đề ra cho cả giai đoạn 2020-2025 và 2020-2030.
Trong đó, tỉnh Ninh Bình xác định, một trong 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2020- 2025 là tập trung phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng và liên vùng. Chú trọng đầu tư những công trình giao thông quan trọng, tạo sức bật trong thu hút đầu tư là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cơ cấu lại nền kinh tế, đưa Ninh Bình trở thành một cực tăng trưởng của khu vực đồng bằng sông Hồng.
Vì vậy, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình hành động về phát triển hạ tầng giao thông, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, công trình trọng điểm và các khu, cụm công nghiệp; tiến độ hoàn thành các quy hoạch; chủ động xúc tiến và thu hút đầu tư…
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Đông - Tây đi qua tỉnh Ninh Bình. Ảnh: nbtv.vn
Trong đó Nghị quyết số 10-NQ/ TU, ngày 14/12/2021 về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển đô thị văn minh, hiện đại giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định rõ mục tiêu tập trung đầu tư hạ tầng giao thông quan trọng, đảm bảo tính kết nối vùng, liên vùng, mở rộng không gian đô thị, tạo dư địa và động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục thực hiện quan điểm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo về đầu tư công, yêu cầu tập trung triển khai nhanh gọn, dứt điểm từng dự án, đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả, làm cơ sở và động lực thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, chỉ đạo bố trí nguồn vốn tập trung, ưu tiên cho các dự án trọng tâm và các dự án có khả năng hoàn thành sớm. UBND tỉnh tiếp tục quyết tâm cao trong triển khai thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công.
Đến hết năm 2023, Ninh Bình hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng nhiều công trình, dự án quan trọng, có vai trò chiến lược như: Tuyến đường kết nối QL.12B với QL.21B đoạn từ cầu Tu đến cầu Cọ; phối hợp tổ chức khánh thành đường cao tốc đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45; cơ bản hoàn thành thảm asphalt và kết nối đoạn đầu tuyến đường Đông-Tây liên thông với nút giao lên đường cao tốc Mai Sơn Quốc lộ 45;
Cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến và cầu qua sông Vạc của Dự án tuyến đường ĐT.482; hoàn thành thủ tục và khởi công cầu Chà Là; triển khai thi công kè 2 bờ sông Vân đoạn từ cầu Lim đến cầu Vân Sàng...
Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội của tỉnh trước mắt và có tầm chiến lược, dài hạn; giảm phần lớn phương tiện giao thông đi vào trung tâm các đô thị của tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng, thế mạnh các khu vực trước đây bị coi là "vùng trũng" do hạn chế về giao thông; mở ra không gian, dư địa mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của tỉnh Ninh Bình và các tỉnh.
Cũng trong giai đoạn 2021- 2025, Ninh Bình triển khai khảo sát, thực hiện thủ tục đầu tư hoặc nghiên cứu, đề xuất đầu tư xây dựng: Tuyến đường Đông-Tây (giai đoạn II); tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình đi Hải Phòng (đoạn qua tỉnh Ninh Bình); phương án kết nối tuyến đường ĐôngTây với tuyến đường Hồ Chí Minh để liên thông, đồng bộ kết nối với các tỉnh phía Tây Bắc, tạo sự kết nối liên vùng giữa đồng bằng Sông Hồng với vùng núi và trung du Bắc Bộ.
Những “mạch máu” tiếp tục được khơi thông
Những ngày đầu xuân năm mới Giáp Thìn 2024, các công trình giao thông trọng điểm, các kỹ sư, công nhân hối hả, khẩn trương dốc sức hoàn thành những mét đường, nhịp cầu. Các nhà thầu nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công chặng nước rút, để những công trình giao thông quan trọng sớm đưa vào khai thác, tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân, mở đường thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đó là khi những km đầu tiên của tuyến đường Đông -Tây cơ bản hoàn thành, kết nối liên thông với nút giao lên đường cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45, hình hài con đường lớn kết nối liên vùng, liên tỉnh đang dần hiện rõ.
Khẩn trương thi công tuyến đường Đông-Tây (giai đoạn 1). Ảnh: Anh Tuấn
Nhìn con đường mới rộng thênh thang sắp được đưa vào sử dụng, ông Nguyễn Văn Trường, cán bộ hưu trí trên địa bàn TP. Tam Điệp bày tỏ: “Chỉ một thời gian mà con đường đi qua thành phố đã mang một diện mạo khác. Sự thay đổi này không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thông mà còn đánh dấu sự phát triển của địa phương. Chứng kiến sự đổi thay của quê hương, chúng tôi ai nấy đều phấn khởi. Mong rằng khi con đường hoàn thành sẽ tiếp tục tạo đà để phát triển kinh tế-xã hội cho thành phố trẻ”.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Đông -Tây, tỉnh Ninh Bình (giai đoạn I) đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định là công trình trọng tâm, phải hoàn thành sớm nhất để tạo động lực, bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trước mắt và có tầm chiến lược, dài hạn.
Dự án (giai đoạn I) có chiều dài 23 km đoạn từ Tam Điệp đến Nho Quan. Đây là Dự án giao thông kết nối liên vùng lớn nhất từ trước đến nay của tỉnh Ninh Bình, tạo trục giao thông chiến lược, liên thông đồng bộ với hệ thống giao thông của tỉnh; kết nối các trung tâm kinh tế với Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, vùng rừng núi Cúc Phương và ven biển Kim Sơn đầy tiềm năng; mở ra không gian, tạo dư địa và động lực mới thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.
Theo Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Ninh Bình Phạm Quốc Chính, công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện cho 8 làn xe toàn bộ tuyến. Đến nay, các địa phương đã bàn giao mặt bằng được 20,2/22,9 km. Chủ đầu tư đang phối hợp với các đơn vị có liên quan quyết tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu đưa công trình vào khai thác năm 2025.
Tuyến đường hoàn thành sẽ kết nối đồng bộ với các trục giao thông quan trọng của Quốc gia như: Đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, QL1A, đường bộ ven biển, đường sắt BắcNam... mở ra hướng kết nối liên thông với tuyến đường Hồ Chí Minh và kết nối liên vùng giữa vùng Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La) với vùng đồng bằng sông Hồng.
Ông Lê Anh Tú, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thành Trung, đại diện liên doanh nhà thầu chia sẻ: Tranh thủ thời tiết những ngày nắng, nhà thầu tập trung hàng trăm kỹ sư, công nhân, huy động toàn bộ máy móc, vật tư để thi công. Ngoài ra, các bên nhà thầu tư vấn giám sát, chủ đầu tư đều thường trực có mặt trên công trường để giám sát chất lượng thi công, kỹ thuật cũng như đảm bảo tiến độ đề ra.
Hiện nay, các đơn vị đang triển khai thi công nền đường trên phạm vi mặt bằng đã bàn giao, cơ bản hoàn thành thảm asphalt và kết nối đoạn đầu tuyến đường Đông-Tây liên thông với nút giao lên đường cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45. Các nhà thầu đang tập trung thi công cống ngang đường. Các cầu Ma Chanh, Sòng Vặn, Xuân Viên... cơ bản hoàn thành, đang hoàn thiện mặt cầu và lan can. Giá trị thực hiện đạt gần 40% so với hợp đồng.
Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương, tỉnh Ninh Bình đã và đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, tạo lập cơ cấu vận tải hợp lý, hiệu quả và chuyên nghiệp hơn, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tếxã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, sớm đưa Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực đồng bằng sông Hồng.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(CLO) Thương vụ, Đại sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa có văn bản gửi Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Để có tiền tiều xài, Nguyễn Hoàng Kiều đã nhận bán ma túy thuê cho một đối tượng không rõ nhân thân, lai lịch với giá là 15 triệu đồng/tháng. Kiều bị bắt quả tang khi đem ma túy về dấu tại phòng trọ.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(CLO) Lợi nhuận sau kiểm toán năm 2024 của CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 45 tỷ đồng – mức thấp nhất kể từ khi hoạt động. Nguyên nhân đến từ doanh thu khám chữa bệnh bảo hiểm bị điều chỉnh giảm và chi phí hoạt động tăng cao.
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Năm đã kêu gọi các công ty châu Âu đình chỉ kế hoạch đầu tư vào Hoa Kỳ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế toàn cầu đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc phải đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng để phát triển nhanh và bền vững, có thể ứng phó kịp thời với tình hình khi một số ngành nào đó gặp khó khăn. Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp hiện đại của cả nước. Chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025 để mọi người dân và các phạm nhân hiểu rõ điều kiện, quy trình, thủ tục xét đặc xá... để họ có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tự đối chiếu, giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, tránh nhầm lẫn, sai sót...
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Phú Quốc vừa tiến hành mở thầu cho gói thầu số 5, thuộc dự án "Xử lý rác thải mới phát sinh hằng ngày".
(CLO) Công an TP HCM thống kê, hiện nay có hơn 119.000 học viên đang chờ sát hạch, trong đó có hơn 47.000 ô tô, hơn 71.000 mô tô. Công an TP HCM sẽ thực hiện công tác sát hạch ngay khi Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) triển khai.
(CLO) Ngày 3/4, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt cho biết, đơn vị sẽ tổ chức chạy thêm nhiều đoàn tàu nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 và 1/5.
(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.
(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.
(CLO) Để bảo đảm triển khai thực hiện dự án cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, Bộ Xây dựng đề nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu bàn giao 75% mặt bằng trong tháng 5 và 100% mặt bằng trong năm 2025.
(CLO) Nhằm tạo thuận lợi cho người dân, Công an TP Hà Nội vừa có thông báo các địa điểm tiếp nhận, giải quyết phạt nguội trên địa bàn đối với những trường hợp vi phạm giao thông.
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Hiện các đơn vị liên quan đang phối hợp thực hiện 21 trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông để đưa vào khai thác đồng bộ, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
(CLO) Số liệu từ Vụ Kế hoạch - Tài chính, tới ngày 31/3, Bộ Xây dựng ước giải ngân hơn 8.300 tỷ đồng (đạt gần 10% kế hoạch) cơ bản đạt mức tỷ lệ giải ngân bình quân chung cả nước.