Các doanh nghiệp Anh kêu gọi ổn định kinh tế sau khi Thủ tướng từ chức
(CLO) Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã tỏ ra bất bình và tụt tinh thần trước sự hỗn loạn chính trị của Anh, kêu gọi nhanh chóng tìm kiếm người kế vị Thủ tướng để ổn định nền kinh tế.
Chỉ sau 45 ngày làm việc, nữ Thủ tướng nước Anh Liz Truss đã tuyên bố từ chức vào chiều thứ Năm (20/10) khiến các doanh nghiệp càng thêm hoang mang về kế hoạch của Chính phủ nước này đối với các vấn đề chính sách như thuế và mức trợ cấp năng lượng trong tương lai.
Phát biểu trước Văn phòng Thủ tướng ở số 10 Phố Downing, London lúc 13h30 (giờ địa phương), bà chia sẻ: Tôi nhậm chức vào thời điểm kinh tế và tình hình quốc tế rất bất ổn. Các gia đình và doanh nghiệp đều lo lắng về những khoản thanh toán hóa đơn. Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã và đang đe dọa an ninh cả lục địa. Đất nước chúng ta bị tình trạng tăng trưởng kinh tế thấp kìm hãm quá lâu”.

Một nhà điều hành cho biết, bất ổn chính trị gần đây đã làm tổn hại sâu sắc đến uy tín quốc tế của Vương quốc Anh. Ảnh: Hannah McKay/Reuters.
Theo tờ Guardian đưa tin, các ông chủ trong ngành gần như nhất trí trong việc lên án những bất ổn chính trị gần đây, theo họ nguyên nhân khiến các khoản đầu tư vào Anh bị đình trệ khi các nhà kinh tế dự đoán về một cuộc suy thoái kéo dài.
Tony Danker, Tổng giám đốc của Liên đoàn Công nghiệp Anh, nhóm vận động hành lang kinh doanh lớn nhất của Vương quốc Anh cho biết ông tin rằng một nửa số công ty đang cân nhắc đầu tư, sẽ đợi cho đến khi tình hình ổn định.
Khủng hoảng địa chính trị trong những tuần gần đây đã làm suy yếu niềm tin của người dân, doanh nghiệp, thị trường và các nhà đầu tư toàn cầu vào Anh. “Điều đó bây giờ phải chấm dứt nếu chúng ta muốn tránh thêm những tổn hại cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, ông chia sẻ.
Trước đó, vị Tổng giám đốc đã ca ngợi một “bước ngoặt cho nền kinh tế của chúng ta” khi Thủ tướng Liz Truss đắc cử và công bố “kế hoạch tăng trưởng” vào ngày 23/9. Tuy nhiên, khoản ngân sách nhỏ đó nhanh chóng gây ra bất ổn thị trường, cuối cùng dẫn đến việc từ chức của bà Truss.
Trong khi đó, một nhà phân tích nhận định ưu tiên của tân Thủ tướng nước Anh bây giờ phải là “một kế hoạch tài khóa đáng tin cậy cho trung hạn càng sớm càng tốt và một kế hoạch cho sự tăng trưởng dài hạn cho nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới.
Một nguồn thạo tin cho rằng Vương quốc Anh đang rơi vào tình trạng "khủng hoảng kinh tế và chính trị không thể cứu vãn" và Chính phủ nước này sẽ cần một nội các "vững chắc" cũng như một nhà lãnh đạo mới. Tuy nhiên, phần lớn giới phân tích đã phản đối một cuộc tổng tuyển cử ngay lập tức, điều này có thể khiến Chính phủ tê liệt trong vài tuần, đồng thời nhận định cuộc hỗn loạn gần đây đã làm tổn hại sâu sắc đến uy tín quốc tế của Vương quốc Anh.
Người đồng cấp của Đảng Bảo thủ, người trước đây đã ủng hộ cựu Thủ tướng Rishi Sunak cho vị trí lãnh đạo, cho biết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ muốn một "Thủ tướng ổn định, người hiểu thị trường". Bà nói: “Ai trúng cử cần phải lùi lại một bước và có kế hoạch đúng đắn, được suy nghĩ thấu đáo để dần dần tạo dựng lại niềm tin”.
Tình hình chính trị dự kiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính của các doanh nghiệp, việc lãi suất tăng cao hơn sẽ làm tăng chi phí trả nợ cho các công ty vẫn đang cố gắng phục hồi sau các đợt đóng cửa đại dịch Covid-19.
Kể từ cuối tháng 9, chi phí đi vay của Anh đã tăng mạnh sau khi Thủ tướng Liz Truss thông báo cắt giảm thuế hàng tỷ bảng Anh mà không nêu chi tiết về kế hoạch tài khóa dài hạn hơn. Các nguồn tài chính cho biết Chính phủ sẽ thúc đẩy các kế hoạch dự kiến tổ chức thông báo cắt giảm nợ vào ngày 31/10, mặc dù bất kỳ quyết định cuối cùng nào để tiến hành sẽ thuộc trách nhiệm của Thủ tướng mới.
Thị trường đã rất “nhạy cảm” khi sau sự việc từ chức của bà Truss. Đồng bảng Anh đã tăng một thời gian ngắn so với đô la Mỹ lên trên 1,13 USD vào chiều 20/10, trước khi giảm trở lại mức tăng 0,3% trong ngày. Chỉ số chứng khoán FTSE 100 kết phiên với mức tăng 0,3%, quanh 6.943,91 điểm. Thị trường trái phiếu Chính phủ gần như đi ngang.
Trong những tuần gần đây, chi phí năng lượng bán buôn đã giảm đáng kể, tuy nhiên, nhiều ngành công nghiệp vẫn lo ngại sâu sắc về việc họ sẽ đối phó như thế nào khi hỗ trợ của Nhà nước đối với hóa đơn năng lượng kết thúc. Chính phủ đã hứa sẽ xem xét những ngành nào sẽ nhận được hỗ trợ sau thời điểm đó.
Tina McKenzie, Chủ tịch Chính sách và Vận động tại Liên đoàn các doanh nghiệp nhỏ cho hay: các công ty cần biết liệu họ có phải đối mặt với "bờ vực" về chi phí năng lượng vào thời gian tới hay không. Đồng thời bà nhấn mạnh: “Bất ổn chính trị kéo theo bất ổn kinh tế khiến các doanh nghiệp nhỏ hoạt động khó khăn hơn, với các quyết định chính sách thay đổi nhanh chóng, việc lập kế hoạch khó hơn nhiều so với mức cần thiết”.
Viễn cảnh lãi suất ngày càng tăng đang khiến các chủ doanh nghiệp nhỏ “mất ngủ nhiều đêm” khi phải đối mặt với chi phí vay vốn cao hơn, cũng như giá tất cả mọi thứ từ điện đến trứng tiếp tục leo thang.
Theo một nguồn tin trích dẫn: “Niềm tin vào nền kinh tế Vương quốc Anh - vốn đã ở mức rất thấp, giờ đây đang bị ảnh hưởng nhiều hơn do hậu quả trực tiếp của bất ổn chính trị và “xáo trộn” trong Chính phủ Vương quốc Anh. Điều này làm giảm đầu tư và hạn chế tăng trưởng. Nếu không có sự ổn định và tự tin thì không thể bật lên được.
Lê Na (Theo Guardian)